Sau những khiếu nại của người dân ở Lower Manhattan, chính quyền News Amsterdam (tên cũ của New York trước năm 1667) đã tiến hành lát toàn bộ vỉa hè và phần đường của con phố này bằng đá cuội. Tới năm 1974, người dân New York bắt đầu gọi con phố này là Stone Street.
Vào năm 1835, một trận hỏa hoạn lớn đã làm hư hại hầu hết khu vực ở Lower Mahattan, bao gồm cả Stone Street. Sau sự kiện này, con phố được xây dựng lại để làm cơ sở cho các doanh nghiệp bán lẻ, thương gia và nhà nhập khẩu. Tới năm 1996, Ủy ban Bảo tồn Địa danh Thành phố New York đã công nhận Stone Street là "khu phố lịch sử.".
Sự phát triển và đặc điểm hiện nay của Stone Street
Vào thời kỳ năm 1970, khu dân cư lâu đời tại Stone Street đã được thay thế bằng các tòa nhà của Trung tâm Thương mại Thế giới, khiến cho khu vực này trở nên vắng vẻ vào buổi tối. Từ đây, con phố trở nên kém thu hút du khách và xuất hiện những nguy cơ về an ninh.
Tình trạng này kéo dài cho tới năm 1990, trước khi Ủy ban Bảo tồn Địa danh Thành phố New York chọn công ty Beyer Blinder Belle để quy hoạch tổng thể và tìm ra phương án phát triển mới cho Stone Street. Bằng một bản kế hoạch chi tiết nguồn tài chính dồn dào, công ty này đã tiến hành đại tu toàn diện cả về đường phố lẫn các tòa nhà, toàn bộ vỉa hè được lát đá xanh, đường chính được lát đá cuội mới.
Để thu du khách, rất nhiều nhà hàng và quán bar đã được mở ở Stone Street, điểm đặc biệt ở đây là con đường chính cấm ô tô qua lại, cho phép du khách ngồi ra đường trong những ngày thời tiết đẹp. Đây cũng là một trong số ít những khu vực tại New York mà người dân được phép uống rượu trên đường.
Phong cách thiết kế và những điều nổi bật về Stone Street
Hầu hết các tòa nhà tại Stone Street đều mang hơi hướng của kiến trúc Phục hưng Hà Lan, đây cũng là điều làm nên sự nổi bật của con phố này. Nhờ sự nỗ lực của Ủy ban lịch sử Stone Street, các khu nhà cổ kính, vỉa hè và con đường lát đá đều được bảo tồn sau hơn 360 năm.
Trên thực tế, phong cách lát đá mặt đường của Stone Street có tên là "Belgian block", được tạo thành từ các khối đá chạm khắc thủ công. Thực tế, bề mặt của con đường đá không bằng phẳng, và có thể trở nên rất trơn vào những ngày mưa, gây ra rất nhiều rắc rối cho người già và người tàn tật. Để đảm bảo an toàn nhưng vẫn giữ được đặc trưng vốn có, công nghệ cắt laser đã được sử dụng trong những đợt cải tạo gần nhất ở Stone Street.
Vào tháng 9 hoặc tháng 10 hàng năm, Stone Street sẽ tổ chức "Ngày hội hàu" như một cách ăn mừng "Tuần lễ hàu ở New York". Trong sự kiện này, các nhà hàng và quán bar của con phố sẽ phục vụ hàu tươi, cá chiên và khoai tây cùng với đồ uống có cồn cả ngày. Đây là một sự kiện thu hút được rất nhiều người sành ăn hay những người muốn có một trải nghiệm vui vẻ kéo dài.
Theo một thống kê của truyền thông địa phương, "Ngày hội hàu" ở Stone Street thu hút khoảng 10.000 khách mỗi năm, tiêu thụ khoảng 35.000 con hàu.
Việt Dũng
Phát biểu khai mạc diễn đàn, ông Srinivasan (Chủ tịch APKIC) cho biết quá trình chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, góp phần thúc đẩy xã hội số phát triển.
Đối với xã hội số, sự tin cậy và an toàn, khả năng tương tác ngày càng trở nên cần thiết. Đó là lý do khiến PKI đóng vai trò quan trọng bởi nó đảm bảo sự an toàn cho các giao dịch trực tuyến.
PKI rất cần thiết để cung cấp các giao dịch số an toàn, đảm bảo sự tin cậy trong các giao dịch trực tuyến và bảo vệ thông tin nhạy cảm.
Theo Chủ tịch APKIC, với sự xuất hiện của các công nghệ tiên tiến như chuỗi khối (blockchain), máy tính lượng tử, trí tuệ nhân tạo (AI), mọi thứ đang chuyển đổi.
Trong bối cảnh đó, PKI cũng phải được chuyển đổi để thích ứng với sự phát triển của các công nghệ mới và đảm bảo an toàn cho các giao dịch trong xã hội số.
Phát biểu tại diễn đàn, bà Tô Thị Thu Hương (Giám đốc NEAC) nhấn mạnh, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, PKI không chỉ đóng vai trò là hạ tầng cốt lõi mà còn là chìa khóa đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin trong môi trường số hóa".
"Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia - đơn vị trực thuộc Bộ TT&TT, với tư cách là thành viên mới của Hiệp hội Hạ tầng khóa công khai châu Á rất vinh dự được hiệp hội tin tưởng và mời đăng cai tổ chức diễn đàn lần này. Đây là dịp để chúng ta cùng nhau chia sẻ, khám phá những giải pháp tiên tiến, ứng dụng hiệu quả PKI vào hệ thống hạ tầng số, tạo nền tảng cho các giao dịch điện tử an toàn, minh bạch và bền vững",bà Tô Thị Thu Hương cho biết.
Theo bà Hương, diễn đàn cũng phản ánh rõ ràng tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển một hạ tầng khóa công khai mạnh mẽ và toàn diện.
Đây là yếu tố quyết định để thúc đẩy các giao dịch số hóa, mở ra cơ hội cho doanh nghiệp, người dân và cả chính phủ trong việc áp dụng những công nghệ mới một cách an toàn và hiệu quả.
Trong những năm qua, Việt Nam đã và đang nỗ lực không ngừng để xây dựng một môi trường pháp lý và kỹ thuật phù hợp, nhằm phát triển hạ tầng khóa công khai.
Một trong những ứng dụng quan trọng nhất của PKI đó chính là chữ ký số. Tại Việt Nam, chữ ký số được coi là thành phần quan trọng của hạ tầng số, là công cụ không thể thiếu nhằm ánh xạ các hoạt động trong thế giới thực lên môi trường điện tử.
Việt Nam đang nỗ lực phổ cập chữ ký số cho toàn dân nhằm phát triển kinh tế số, xã hội số. "Chúng tôi đặt ra mục tiêu đến hết năm 2025, 50% dân số trưởng thành sẽ sở hữu chữ ký số, nhằm đảm bảo tính an toàn, tiện lợi và minh bạch cho mọi giao dịch điện tử, từ hành chính công, thương mại điện tử, giao dịch tài chính đến các dịch vụ thiết yếu như y tế, giáo dục", bà Tô Thị Thu Hương cho biết.
Để đạt được những mục tiêu này, Việt Nam đang tích cực hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho các dịch vụ tin cậy, đặc biệt là chữ ký số, được triển khai rộng rãi.
Đến nay, chúng tôi đã đạt được những thành công đáng kể trong lĩnh vực thuế và hải quan, với 100% các doanh nghiệp đã sử dụng chữ ký số trong các thủ tục hành chính. Tuy nhiên, hành trình phổ cập chữ ký số đến người dân vẫn còn nhiều thách thức.
Chính vì vậy, Việt Nam đang không ngừng mở rộng ứng dụng chữ ký số sang các lĩnh vực dịch vụ công, y tế, giáo dục, và nhiều ngành khác, để đảm bảo mọi người dân đều được tiếp cận với công nghệ tiên tiến này.
" alt=""/>Các giao dịch điện tử sẽ được đảm bảo từ hạ tầng khóa công khaiCũng tại hội nghị, PGS.TS Đỗ Trung Quân, Chủ tịch Hội Nội tiết - Đái tháo đường Hà Nội, cập nhật thông tin thế giới hiện có hơn nửa tỉ người mắc bệnh đái tháo đường.
“Đây là bệnh lý có tốc độ phát triển nhanh nhất trong thế kỷ XXI”, Tiến sĩ Quân chia sẻ. Tại Việt Nam, ước tính có khoảng 6 triệu người mắc bệnh này. Điều đáng nói, 50% trong số đó chưa hề biết mình mang bệnh, chưa được chẩn đoán, quản lý hay điều trị. Đây là thách thức lớn với y tế Việt Nam nói chung và y tế Hà Nội nói riêng".
Cụ thể hơn, số 50% này gồm những người có nguy cơ mắc đái tháo đường như thừa cân, béo phì; tiền sử gia đình có người mắc bệnh; tiền sử đái tháo đường thai kỳ; tiền sử tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, gout, người sinh con trên 3,5 kg...
Theo PGS Quân, trong các hướng dẫn điều trị mới nhất, biến chứng tim - thận được coi là nguy hiểm, có nguy cơ tử vong, chiếm tỷ lệ cao nhất. Bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ bị suy tim gấp 5 lần so với người không mắc bệnh. Một nửa trong số đó có nguy cơ tử vong trong 5 năm. Bên cạnh các biến chứng tim - thận, mù mắt, bàn chân, tổn thương thần kinh…, một biến chứng cả nam và nữ mắc đái tháo đường có thể mắc phải là suy sinh dục, ảnh hưởng hạnh phúc gia đình.
Đặc biệt, hiện tượng trẻ hoá đái tháo đường rất nghiêm trọng. Nhiều trẻ mới 13-15 tuổi đã mắc đái tháo đường type 2. Trong khi đó, người bệnh đái tháo đường đang rất hoang mang vì những quảng cáo tràn ngập trên Internet, mạng xã hội như “chỉ một liệu trình chữa dứt điểm bệnh”. Điều này khiến không ít bệnh nhân bỏ thuốc, bỏ phác đồ điều trị, từ đó nguy cơ tăng nặng biến chứng, thậm chí tử vong.
“Đến nay, các hiệp hội đái tháo đường trên thế giới đều khẳng định chưa có khả năng chữa khỏi hẳn bệnhnày”, PGS Quân nói. Tuy nhiên, đái tháo đường không chữa khỏi được nhưng người dân có thể dự phòng, quản lý ngăn ngừa biến chứng, sống hoàn toàn khoẻ mạnh.