Theo thống kê, có hơn 1.500 kênh YouTube lớn nhỏ gồm Vân Sơn, Hồ Ngọc Hà, Issac, Miss Universal Vietnam, Minh Hằng, Phan Mạnh Quỳnh… Do vậy, việc Yeah1 bị Youtube thổi phạt đã như một đòn giáng mạnh vào giới Youtuber, một mảng nghề nghiệp mới đang rất nóng trong giới trẻ.
Trước thông tin trên, Yeah1 khẳng định sẽ đảm bảo quyền lợi như trong hợp đồng với các đối tác trước và sau ngày 31/3/2019. Tập đoàn này cũng cho biết kết quả làm việc cuối cùng với Youtube sẽ được cập nhật muộn nhất cho đối tác và khách hàng vào ngày 11/3.
Sau series hoạt hình nhảm nhí Elsa, Yeah1 lại bị phạt vì video bẩn?
Sở dĩ cả hệ thống của Yeah1 bị cắt hợp đồng bởi Youtube cho rằng, SpringMe (công ty con của Yeah1 tại Thái Lan) đã có hoạt động tuyển chọn kênh chưa phù hợp với quy định của Youtube.
Điều này là lý do khiến Youtube áp dụng chính sách tương tự với tất cả các công ty khác liên quan đến hoạt động Google Adsense của tập đoàn Yeah1, cụ thể là trường hợp của Yeah1 Network và ScaleLab.
![]() |
Yeah1 từng dung túng cho "Spiderman Frozen Marvel Superhero Real Life" - kênh Youtube với những nội dung bẩn nhắm đến đối tượng là trẻ em. |
Với vai trò là đối tác quản lý mạng lưới của Youtube, công việc của Yeah1 là giúp mạng chia sẻ video này kiểm định nội dung của các kênh có trong hệ thống. Nếu được tham gia vào mạng lưới, các kênh thành viên sẽ được bảo vệ bản quyền khỏi vấn nạn re-up (đăng tải lại nội dung), đồng thời có thể kiếm tiền từ quảng cáo.
Tuy nhiên, có vẻ như Yeah1 đã không làm tốt và có những vi phạm nghiêm trọng trong công việc của mình. Theo một số người làm Youtube tại Việt Nam, sở dĩ Yeah1 bị cho vào sổ đen bởi mạng lưới này đã nới lỏng khâu kiểm duyệt, từ đó để lọt vào nhiều kênh Youtube bẩn.
Cụ thể, Yeah1 đang cung cấp một dịch vụ giúp bật tính năng kiếm tiền trên Youtube. Thông thường, một kênh YouTube có nội dung sạch với đủ 1.000 người đăng ký và 4.000 giờ xem video mới được bật kiếm tiền từ quảng cáo Google Adsense. Tuy nhiên đang có những dấu hiệu cho thấy, Yeah1 đã chuyển việc đăng ký sang SpringMe (công ty con của Yeah1 tại Thái Lan) để hợp thức hoá hoạt động của các kênh có nội dung không phù hợp. Do vậy, điều này đã khiến cả hệ thống của tập đoàn này phải trả giá.
Đáng lưu ý khi đây không phải lần đầu tiên “dính chàm" của Yeah1. Hồi cuối năm 2017, công ty này từng bị Cục Phát thanh, truyền hình & thông tin điện tử (Bộ TT&TT) xử phạt 20 triệu đồng vì đã có hành vi vi phạm hành chính khi không thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn chặn việc truy nhập thông tin hoặc loại bỏ thông tin trái pháp luật.
Đó là vụ việc liên quan đến "Spiderman Frozen Marvel Superhero Real Life", một kênh Youtube thành viên trong hệ thống của Yeah1.
![]() |
Yeah1 và kênh "Spiderman Frozen Marvel Superhero Real Life" từng kiếm được nguồn thu khủng nhờ lượt xem khổng lồ trên các đoạn video nhảm nhí phát trên Youtube. |
Trong khoảng thời gian trên, kênh Youtube này đã liên tục đăng tải các đoạn video thuộc thể loại cosplay (tạo hình) các nhân vật nổi tiếng như Spiderman, Frozen hay công chúa Elsa. Điều đáng nói là kịch bản các đoạn video này chứa đựng nhiều cảnh kinh dị, máu me, đâm chém và có cả những chi tiết nhạy cảm với nội dung người lớn.
Những nội dung này đều vi phạm chính sách chung của Youtube. Thế nhưng, sở dĩ kênh Youtube trên có thể lộng hành như vậy là bởi sự bảo kê từ phía Yeah1, đối tác của Youtube tại Việt Nam.
Bất chấp việc đây là nguồn phát tán những nội dung độc hại, Yeah1 vẫn bảo trợ cho kênh Youtube này để được chia phần trăm từ số tiền quảng cáo khổng lồ. Nếu vụ việc như hồi năm 2017 lặp lại và bị phát hiện, dễ hiểu vì sao Yeah1 lại bị chấm dứt hợp đồng và loại khỏi mạng lưới đối tác của Youtube.
Vụ việc của Yeah1 cũng là lời cảnh tỉnh cho các đối tác còn lại của Youtube tại thị trường Việt Nam. Đây là khoảng thời gian Google cũng như Youtube đang thắt chặt việc quản lý nội dung trên mạng xã hội của mình. Nhất là trong bối cảnh, cộng đồng mạng trong nước đang hoang mang bởi trào lưu liên quan đến Thử thách Momo, dạng video dạy trẻ em tự tử bị nghi là đang lan truyền trên Youtube.
Trọng Đạt
" alt=""/>Sau series hoạt hình nhảm nhí Elsa, Yeah1 lại tiếp tục trả giá vì video bẩn?Mọi người có thể cập nhật lịch nghỉ lễ trong năm nay 2019 để sắp xếp kế hoạch đi du lịch, đi thăm bạn bè người thân cho hợp lý, nhất là để ý sớm săn đón vé, các chương trình ưu đãi trên mạng.
Giỗ tổ Hùng Vương năm 2019 rơi vào Chủ Nhật ngày 14/4/2019 dương lịch. Vì thế người lao động sẽ được nghỉ bù 1 ngày vào ngày Thứ Hai ngày 15/4/2019.
Vậy nếu cộng thêm ngày nghỉ cuối tuần là ngày Thứ Bảy, thì công chức, viên chức được nghỉ Giỗ tổ Hùng Vương 2019 tổng cộng 3 ngày, từ Thứ Bảy ngày 13/4/2019 đến hết Thứ Hai ngày 15/4/2019.
" alt=""/>Lịch nghỉ lễ đợt 30/4 và 1/5 năm 2019 cho người đi học, đi làmHình ảnh nhân vật ám ảnh trong game hướng dẫn tự sát Momo xuất hiện trên YouTube.
Như ICTnews đã đưa, vài ngày gần đây nhiều bậc phụ huynh tỏ ra lo lắng khi YouTube xuất hiện clip hướng dẫn chơi game có nội dung ghê rợn có tên "Thử thách Momo". Cụ thể, nhân vật ghê rợn là một người phụ nữ đầu người mình gà với mái tóc đen, làn da nhợt nhạt, mắt lồi hướng dẫn người chơi cách tự làm hại bản thân, xúi giục tự sát.
Trong thực tế, game này đã được giới truyền thông cảnh báo từ năm 2018 nhưng gần đây lại xuất hiện trên YouTube dưới dạng clip đề xuất cho người dùng xem.
Liên quan đến vấn đề nói trên, trao đổi với ICTnews, bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững bày tỏ, những rủi ro trên Internet rất khó lường và ngày càng có nhiều trò chơi nguy hiểm như “Thử thách cá voi xanh” (hướng dẫn người chơi tự sát qua smartphone), hay trò chơi với xu hướng nguy hiểm tương tự là "Thử thách Momo".
Từ kinh nghiệm nghiên cứu qua trường hợp game “Thử thách cá voi xanh”, bà Linh cho rằng nếu bảo trẻ đừng tham gia hay đừng chơi game này sẽ rất khó khăn, do trẻ có thể vì tò mò mà chơi thử. Chính vì thế, vấn đề quan trọng là phải nâng cao ý thức của trẻ, để trẻ tự ra quyết định xem trò chơi đó có gây hại không và không tham gia.
“Tôi cho rằng trong việc ngăn chặn những trò chơi như thế này cần có sự tham gia của rất nhiều bên liên quan, nhất là gia đình và nhà trường – những người gần trẻ em, có cơ hội hỏi trẻ hàng ngày để biết trẻ có tham gia, bị lôi kéo vào trò chơi nguy hiểm hay không. Các phụ huynh hãy tìm cách đưa ra cho con lời khuyên, cùng con tìm hiểu, phân tích những mối nguy hiểm có thể xảy ra”, bà Linh nhấn mạnh.
Liên quan đến vai trò của cơ quan chức năng, bà Phương Linh cho rằng trước nguy cơ trẻ bị tấn công bởi những trò chơi nguy hiểm trên mạng, cơ quan chức năng và doanh nghiệp công nghệ phải cùng vào cuộc hỗ trợ ngăn chặn, cung cấp thông tin truyền thông cho cộng đồng rộng rãi để mọi người có thể biết được, hỗ trợ trẻ một cách tốt nhất.
" alt=""/>Vụ YouTube xuất hiện clip game tự sát Momo: Chuyên gia cảnh báo khẩn các phụ huynh