Việt Max vẽ các tác phẩm trong 3 tháng, kết hợp các phong cách comic, manga và graffiti. Ngoài 8 tác phẩm kỹ thuật số, anh vẽ thêm 3 tác phẩm tranh sơn dầu khổ to chân dung các nhân vật Triệu, Marco và Mộc vì tình yêu dành cho hội họa truyền thống cũng như tin rằng việc thể hiện phong cách truyện tranh và nghệ thuật đường phố bằng sơn dầu sẽ rất thú vị.
Ban đầu, các tác phẩm chỉ phục vụ mục đích quảng bá phim, do khán giả - đặc biệt là người trẻ đón nhận nồng nhiệt nên đạo diễn Timothy Linh Bùi quyết định tổ chức triển lãm. Việt Max khá tiếc nuối, ước có thời gian vẽ thêm một số tác phẩm để triển lãm hoành tráng hơn.
Theo nguồn tin riêng của VietNamNet, 3 tác phẩm tranh sơn dầu đã được diễn viên Trần Bảo Sơn mua với giá 28.000 USD (gần 680 triệu đồng).
Họa sĩ Việt Max xác nhận, cho hay nghe thông tin này từ một đơn vị trung gian (agency). Là họa sĩ, anh chỉ chuyên tâm sáng tác nghệ thuật, không chủ trương định giá hay kinh doanh tác phẩm. Quá trình thương lượng mua bán do công ty trung gian thực hiện, Việt Max biết nhưng chưa từng tiếp xúc với diễn viên Trần Bảo Sơn ngoài đời.
"Tôi rất bất ngờ, không biết nên bình luận thế nào. Tôi tham gia vào dự án vì tình cảm dành cho người anh em Timothy Linh Bùi chứ không vì yếu tố nào khác", họa sĩ chia sẻ.
Qua triển lãm, Việt Max mong truyền cảm hứng, động lực đến những họa sĩ kỹ thuật số hay đồng nghiệp trẻ đam mê phong cách manga, comic và graffiti.
Anh nói: "Nghệ thuật kỹ thuật số còn khá mới ở Việt Nam. Hay những phong cách này, quan điểm truyền thống không cho là nghệ thuật. Tôi muốn cổ vũ người trẻ mạnh dạn theo đuổi điều mình thích, góp phần tạo nên diện mạo thị trường đa sắc. Các em ngày nay rất giỏi, vẽ đẹp hơn tôi nhiều".
VietNamNetliên hệ Trần Bảo Sơn về việc mua 3 bức tranh nhưng diễn viên này từ chối chia sẻ thêm.
Trải qua quãng thời gian dịch Covid-19 khiến cặp đôi không thể gặp nhau, đã đôi lần chị Trang muốn chấm dứt mối quan hệ. Nhưng anh Ben vẫn rất kiên nhẫn thuyết phục chị đợi anh, và hứa khi nào dịch qua, anh sẽ về Việt Nam cưới chị.
Lần đầu tiên gặp chàng rể tương lai, bà Liên chỉ thấy ấn tượng về một chàng rể “bự con, râu ria”. Nhưng sau một thời gian tiếp xúc, bà nhận xét anh Ben rất dễ thương, vui vẻ, hoạt bát.
Ở Pháp, anh làm bác sĩ pháp y – một công việc khiến bà Liên có chút e dè ban đầu. Nhưng về sau, ngẫm kỹ lại, bà thấy ngưỡng mộ công việc của anh và yêu mến anh hơn.
Với chàng rể người Pháp, trước khi gặp gia đình vợ, anh cũng có nhiều lo lắng, “không biết ba mẹ vợ có chào đón một chàng rể người nước ngoài hay không”. Nhưng ngay lần đầu gặp mẹ, “nhìn vào mắt mẹ, tôi biết mẹ rất hiền lành, tốt bụng và thân thiện”. Anh cũng không ngần ngại khen mẹ vợ “hoàn hảo”, không có điểm gì để chê.
Đến nay, 2 người đã kết hôn được hơn 1 năm. Chị Trang đã sang Pháp định cư cùng chồng. Dịp tết Nguyên đán, 2 vợ chồng chị có về thăm nhà và ăn Tết cùng gia đình.
Bà Liên cho biết, điều khiến bà “đau đầu” nhất là trở ngại ngôn ngữ với con rể. Những lúc con gái không ở nhà, bà và anh Ben phải ra sức nói chuyện với nhau bằng tay chân. Về sau, 2 người lại chuyển qua trao đổi bằng ứng dụng dịch.
Anh Ben khen mẹ vợ rất quan tâm, suốt ngày nấu cho anh ăn. Anh thích ăn bún bò Huế, bò kho, canh khổ qua… mà bà Liên nấu. Nhưng cũng có một số món cả nhà thấy anh ăn rất chật vật. “Mồng 1 Tết, cô nấu món chay. Cả nhà ăn ngon lành nhưng riêng Ben nuốt không nổi, nhìn rất thương. Cả món mì Ý cũng ăn rất ít vì không hợp khẩu vị, nhưng không bao giờ dám chê”.
Anh Ben thừa nhận anh không ăn được bánh Trung thu, còn lại món gì anh cũng thích nghi được ít nhiều.
Bà Liên hài hước kể một số câu chuyện vui khi chàng rể cố gắng giúp mẹ vợ việc nhà. “Ăn xong, Ben rửa bát nhưng rửa… dơ lắm, mà cô không dám nói. Mãi về sau, cô mới dám góp ý và hướng dẫn Ben làm sao cho sạch. Hoặc như việc quét nhà, anh chàng quét bằng tay trái, không sạch, cô nhìn thấy rất… ngứa mắt và buồn cười”. Nhưng về sau bà hiểu, ở bên đó, Ben chỉ quen dùng máy rửa bát và robot hút bụi.
Chàng rể người Pháp chia sẻ, anh yêu đất nước, văn hóa, con người Việt Nam và mơ ước sau này được về Việt Nam sinh sống. Anh chị đang cố gắng để sinh em bé.
Tại TP HCM, hơn 98.000 trẻ em tốt nghiệp THCS có nguyện vọng học lớp 10 phổ thông vào năm học 2024-2025 (tỷ lệ 85%). Tuy nhiên, thành phố chỉ đáp ứng được khoảng 71.000 chỉ tiêu lớp 10 công lập, tức chưa đến 73% số nguyện vọng. Tương tự tại Hà Nội, chỉ 61% trẻ em có nguyện vọng được vào học tại các trường công lập (81.000 chỉ tiêu so với 106.000 em có nhu cầu). Trong khi đó, nếu tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT có nguyện vọng dự tuyển đại học giống như tỷ lệ học sinh muốn học lên cấp cao hơn ở bậc phổ thông, chúng ta sẽ có khoảng 850.000 học sinh dự tuyển vào đại học với khoảng 600.000 chỉ tiêu (tỷ lệ 71%). Tỷ lệ này còn có thể cao hơn nữa với các loại hình đào tạo rất đa dạng nằm ngoài số chỉ tiêu này. Điều này cho thấy trúng tuyển lớp 10 công lập tại các thành phố lớn khó hơn vào đại học là có cơ sở.
Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) nêu rõ quan điểm về giáo dục: mọi trẻ em đều có quyền tới trường. Cũng theo tổ chức quốc tế này và nhiều tổ chức khác như Quỹ dân số Liên hiệp quốc (UNFPA), Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) hay Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO), trẻ em được định nghĩa là những người chưa đủ 18 tuổi. Dựa trên yếu tố này, các nước xây dựng một chương trình giáo dục phổ thông để đáp ứng quyền cơ bản của trẻ về giáo dục.
Tại Việt Nam, Điều 29 Luật Giáo dục năm 2019 quy định rõ mục đích của giáo dục phổ thông. Theo đó, giáo dục phổ thông trang bị toàn diện cho người học về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng cơ bản nhằm phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo; hình thành nhân cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho người học tiếp tục chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc là tham gia lao động. Nói cách khác, Nhà nước có trách nhiệm cung cấp hệ thống giáo dục phổ thông như một cách đảm bảo quyền cơ bản cho trẻ em. Tuy nhiên, thực tế thực hiện có nhiều khác biệt. Hệ thống trường công lập thiếu cục bộ do sự phát triển bất cập của quá trình đô thị hóa. Vì thế cuộc chiến vào lớp 10 đã phải được chuẩn bị từ sớm bằng các cuộc chiến vào lớp 6 - thậm chí ngay từ lớp 1 - ở những trường trọng điểm.
Đảo lại cấu trúc kim tự tháp, giống như các nền giáo dục khác trên thế giới, là trách nhiệm không phải của riêng ngành giáo dục. Nói cách khác, nếu cả xã hội phó mặc cho ngành giáo dục, vấn đề này sẽ không thể nào giải quyết nổi.
Trước hết, hệ thống trường công lập cho giáo dục phổ thông, nhằm đáp ứng quyền lợi của công dân, gắn liền với địa bàn dân cư. Vì vậy khi quy hoạch xây dựng khu dân cư, những nhà làm quản lý không chỉ có trách nhiệm về mặt xây dựng, mà phải có trách nhiệm cân đối nguồn lực đa ngành gồm giao thông, y tế và cả giáo dục. Các khu đô thị mới hiện vẫn mọc lên với rất nhiều chung cư cao tầng tập trung dân cư đông đúc nhưng hệ thống trường lớp phổ thông công lập không được phát triển đồng bộ.
Việc hướng nghiệp sớm hiện nay chưa được làm tốt, dẫn đến sự phân hóa về các xu hướng lựa chọn khi vào bậc trung học chưa nhiều. Hướng nghiệp cần tới vai trò quan trọng của ngành quản lý lao động. Cơ quan quản lý lao động là nơi nắm rõ nhu cầu của thị trường về các phân khúc lao động trong tầm nhìn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Ngành giáo dục không thể một mình vừa đảm nhiệm vai trò giáo dục cơ bản vừa giải quyết vấn đề nắm bắt thị trường lao động trong các giai đoạn.
Kế đến, quyền cơ bản của trẻ em về giáo dục cần được bảo đảm. Do đó, hệ thống trường phổ thông công lập phải được phát triển đầy đủ. Các trường phổ thông ngoài công lập có thể góp phần giảm tải cho hệ thống trường công lập, nhưng không có trách nhiệm bảo đảm quyền cơ bản của trẻ em về giáo dục được thực thi. Vì thế, các kỳ thi tuyển sinh đầu cấp bậc học phổ thông không thể là kỳ thi chọn lọc để đóng cánh cửa vào công lập với một bộ phận trẻ em. Ngoài công lập nên là một sự lựa chọn chứ không phải là sự ép buộc khi bị loại khỏi hệ thống công lập.
Cuối cùng, giáo dục đại học không còn là quyền mặc định nữa mà trở thành sự lựa chọn của mỗi người. Vì lẽ đó, một lần nữa cơ quan quản lý lao động đóng vai trò rất lớn trong việc cung cấp thông tin tư vấn cho ngành giáo dục về vấn đề quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực. Cùng với một nguồn lực - tài chính, trang thiết bị và nhân lực - các trường đại học có thể đào tạo ít hơn nhưng chất lượng hơn.
Giáo dục phổ thông được thiết kế để dành cho mọi người nên mọi trẻ em cần được tiếp cận quyền đó thông qua cơ hội tại các trường công lập. Ngược lại, giáo dục đại học chỉ là một nhánh phát triển không dành cho tất cả.
Quyền học tập cơ bản không được đảm bảo, trong khi giáo dục đại học dư thừa, lãng phí đều đang là những nghịch lý lớn, nhưng không thể giải quyết chỉ bằng cách "trăm dâu đổ đầu... ngành giáo dục".
Võ Nhật Vinh
" alt=""/>Trăm dâu đổ đầu… giáo dục