Làn sóng Bitcoin bùng nổ lần đầu tiên vào năm 2017. Ở thời điểm đó, Sam Bankman - Fried (hay Sam “xoăn”) biết rất ít về tiền điện tử. Thế nhưng, Sam đã nhận ra cơ hội kinh doanh khi chứng kiến sự chênh lệch giá Bitcoin giữa 2 thị trường Mỹ và Nhật Bản.
Đây cũng là ý tưởng để Sam thành lập quỹ đầu tư Alameda Research. Ở giai đoạn đầu, Alameda Research chỉ đơn giản là mua Bitcoin giá rẻ ở Mỹ, sau đó bán lại với giá cao ở Nhật.
Nhận thấy một số “nỗi đau” của thị trường, đến năm 2019, Sam thành lập sàn giao dịch tiền mã hóa FTX. Quyết định này sau đó đã tạo nên tên tuổi của Sam “xoăn” và biến anh trở thành một trong những nhân vật có sức ảnh hưởng lớn nhất trên thị trường tiền mã hóa.
Ở thời điểm tháng 1/2022, sàn giao dịch FTX của Sam đã huy động được 400 triệu USD trong vòng gọi vốn Series C, với mức định giá lên tới 32 tỷ USD.
Với việc FTX vươn lên trở thành sàn giao dịch tiền mã hóa thứ 2 thế giới và thứ 1 tại Mỹ, có những thời điểm, tổng tài sản ròng của Sam Bankman-Fried có lúc vượt mốc 17 tỷ USD. Số tiền khổng lồ này biến Sam trở thành tỷ phú tự thân trẻ tuổi giàu nhất thế giới (xếp hạng 41 theo danh sách cập nhật ngày 27/9/2022 của Forbes).
Đang đứng trên đỉnh cao danh vọng, thế nhưng Sam Bankman - Fried đã bị dội một “gáo nước lạnh” khi tài sản của vị tỷ phú này bốc hơi nhanh chóng chỉ sau chưa đến một tuần.
Sàn giao dịch FTX đã bị mất thanh khoản do đứng trước áp lực rút tiền quá lớn từ phía người dùng. Nguyên nhân của sự cố này đến từ những căng thẳng giữa FTX và Binance - sàn giao dịch tiền mã hóa số 1 thế giới.
Mối quan hệ bất hòa này bắt đầu thể hiện rõ khi CEO Binance - Changpeng Zhao (CZ) thông báo muốn bán hết 2,1 tỷ USD các đồng tiền mã hóa FTT và BUSD do nghi vấn CEO FTX - Sam Bankman-Fried (SBF) “chơi xấu".
Theo đó, CZ đặt nghi vấn về tính minh bạch của FTX trong việc quản lý tiền của những người giao dịch trên sàn. Lùm xùm này dẫn đến việc ồ ạt rút tiền của người dùng FTX và khiến số phận sàn giao dịch tiền số từng lớn thứ 2 thế giới rơi vào tình cảnh mù mịt.
Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ ngày 8/11/2022 đã khiến FTX mất khả năng thanh khoản. Bốn ngày sau đó, Sam Bankman - Fried đệ đơn từ chức và sàn giao dịch FTX tuyên bố phá sản.
Chỉ trong vòng chưa đến một tuần, giá trị tài sản của CEO 9x đã tụt giảm mạnh, đồng thời đá văng Sam “xoăn” khỏi danh sách các tỷ phú. Trong hồ sơ phá sản dài 23 trang do CNBC công bố, FTX cho biết họ có hơn 100.000 chủ nợ, với tổng các khoản nợ lên tới hàng chục tỷ USD.
Chưa dừng lại ở đây, sự sụp đổ nhanh chóng của đế chế tỷ USD - FTX còn gây ra tâm lý hoảng loạn cho khắp thị trường và khiến cả ngành công nghiệp Blockchain chao đảo. Đây cũng là thời điểm niềm tin của người dùng vào giá trị của Bitcoin và tiền mã hoá ở mức thấp nhất trong vòng 2 năm qua.
Trọng Đạt
" alt=""/>Hành trình vỡ vụn của Sam “xoăn” và đế chế crypto tỷ USDHiện Apple chỉ cho phép người dùng cài đặt ứng dụng iPhone từ cửa hàng App Store, nơi có quyền kiểm tra mọi ứng dụng cũng như các bản cập nhật.
“Tại Washington và những nơi khác, các nhà hoạch định chính sách đang lấy lý do đảm bảo sự cạnh tranh để buộc Apple cho phép cài đặt các ứng dụng ngoài cửa hàng ứng dụng, thông qua quá trình gọi là sideloading. Điều này có nghĩa là các công ty săn tìm dữ liệu có thể né tránh các quy tắc bảo mật của công ty và theo dõi trái phép người dùng”, ông Cook cho biết.
Phát biểu của CEO Apple cho thấy công ty này đang tập trung vào những rủi ro của sideloading đối với người dùng, nhằm giảm nhẹ các yêu cầu liên quan trong dự luật về chống độc quyền.
“Sideloading cũng có khả năng tạo cơ hội cho các đối tượng xấu tìm cách lách khỏi những biện pháp bảo vệ an ninh toàn diện mà công ty đang áp dụng”, ông khẳng định.
Tại Mỹ, đạo luật Các thị trường mở sẽ yêu cầu “Nhà Táo” cho phép cài đặt ứng dụng từ bên ngoài. Các nội dung này đã được Ủy ban tư pháp Thượng viện thông qua vào đầu tháng và dự kiến đem ra thảo luận chi tiết tại Quốc hội trong năm nay.
Trong khi đó, tại châu Âu, các nhà chức trách đã nhất trí với đạo luật Thị trường kỹ thuật số, bộ quy tắc sâu rộng nhằm vào Big Tech. Dự thảo ban đầu của đạo luật cũng bao gồm yêu cầu cho phép sideloading, tuy nhiên quy trình lập pháp vẫn chưa được hoàn thiện.
Nhằm vào phí ứng dụng trên App Store
Cơ quan chức năng cho biết việc yêu cầu Apple cho phép cài đặt phần mềm từ Internet sẽ thúc đẩy cạnh tranh và xoa dịu phía nhà phát triển ứng dụng, những người cho rằng khoản phí từ 15 - 30% mà gã khổng lồ iPhone quy định đối với các giao dịch trên App Store là quá mức. Một số người cho rằng nếu các nhà phát triển có thể phân phối ứng dụng iPhone không cần qua cửa hàng ứng dụng, họ có thể lập hoá đơn trực tiếp cho khách hàng và bỏ qua mức phí của Apple.
Đáp lại, “Nhà Táo” lập luận rằng tính năng sideloading làm giảm giá trị của iPhone vì hiện tại công ty rà soát tất cả các phần mềm trên App Store thông qua quy trình App Review nhằm kiểm tra, phát hiện các ứng dụng lừa đảo, độc hại.
CEO Tim Cook đưa ra ví dụ về một ứng dụng theo dõi Covid-19 trên điện thoại Android có chứa mã độc tống tiền. Đầu tháng 3/2020, App Store của Apple đã từ chối cấp phép những phần mềm liên quan Coronavirus mà không có sự xác nhận của các tổ chức đáng tin cậy nhằm ngăn chặn sự cố tương tự trên iPhone.
“Việc loại bỏ một tùy chọn an toàn hơn sẽ khiến lựa chọn của người dùng bị thu hẹp thay vì tăng lên. Các công ty muốn khai thác dữ liệu người dùng hoàn toàn có thể thoát khỏi App Store, tạo ra áp lực đáng kể đối với khách hàng khi họ phải tương tác với những cửa hàng ứng dụng thay thế”, vị thuyền trưởng Apple cho biết.
Đây không phải lần đầu tiên Apple đưa ra lập luận về bảo mật để chống lại các quy định nhằm quản lý App Store. Đầu năm nay, trong bức thư gửi tới nhà chức trách, một lãnh đạo của Apple cũng nói rằng việc cho phép cài đặt ứng dụng bên ngoài có thể khiến hàng triệu người Mỹ phải hứng chịu các cuộc tấn công do phần mềm độc hại trên điện thoại.
Vinh Ngô (Theo CNBC)
Apple Store không chỉ là nơi bán lẻ sản phẩm, mà còn là một tác phẩm kiến trúc kinh điển xuyên không gian và thời gian.
" alt=""/>CEO Apple: Quy định chống độc quyền khiến người dùng iPhone dễ bị mã độc tấn côngNghị định khi được ban hành quy định về chính sách tín dụng và hoàn trả khoản vay tín dụng đối với học sinh, sinh viên theo học ngành đào tạo giáo viên tại các trường trung cấp, CĐ, ĐH và các cơ sở đào tạo được phép đào tạo giáo viên.
Tín dụng sư phạm là chính sách cho vay đối với học sinh, sinh viên sư phạm để hỗ trợ chi trả chi phí đào tạo phục vụ cho việc học tập, sinh hoạt trong thời gian theo học ngành đào tạo giáo viên.
Nguyên tắc vay và hoàn trả khoản vay tín dụng sư phạm như sau:
Việc cho vay tín dụng phải bảo đảm đủ để trả học phí và chi phí sinh hoạt cho toàn khóa học của học sinh, sinh viên.
Học sinh, sinh viên không phải trả khoản vay tín dụng nếu làm việc trong ngành giáo dục đủ thời gian theo quy định.
Học sinh, sinh viên sư phạm trong trường hợp không công tác trong ngành giáo dục sau khi tốt nghiệp theo thời gian quy định tại Nghị định này thì có trách nhiệm hoàn trả khoản vay tín dụng.
![]() |
Dự kiến theo Luật Giáo dục sửa đổi, sinh viên sư phạm sẽ vay tín dụng thay vì được miễn học phí như trước đây. Ngoài học phí, sinh viên được vay tiền sinh hoạt tối đa 3,5 triệu đồng/tháng. |
Việc cho vay đối với học sinh, sinh viên sư phạm được thực hiện theo phương thức cho vay thông qua hộ gia đình. Đại diện hộ gia đình là người trực tiếp vay vốn và có trách nhiệm trả nợ Ngân hàng Chính sách xã hội. Trường hợp học sinh, sinh viên sư phạm mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động, được trực tiếp vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội nơi nhà trường đóng trụ sở.
Điều kiện vay vốn là học sinh, sinh viên sư phạm phải cam kết làm việc trong ngành giáo dục đủ thời gian theo quy định; Học sinh, sinh viên sư phạm đang sinh sống trong hộ gia đình cư trú hợp pháp tại địa phương nơi cho vay; Đối với học sinh, sinh viên năm thứ nhất phải có giấy báo trúng tuyển hoặc giấy xác nhận được vào học của cơ sở đào tạo; Đối với học sinh, sinh viên từ năm thứ hai trở đi phải có xác nhận của cơ sở đào tạo về việc đang theo học tại trường và không bị xử phạt hành chính trở lên về các hành vi: cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, buôn lậu.
Mức vốn cho vay phải đảm bảo đủ để đóng học phí và chi trả sinh hoạt phí cho học sinh, sinh viên sư phạm trong toàn khóa học.
Cụ thể về học phí, mức vay bằng mức thu học phí của cơ sở đào tạo nơi sinh viên theo học.
Sinh hoạt phí: để chi trả chi phí sinh hoạt cá nhân trong thời gian đào tạo, tối đa 3,5 triệu đồng/tháng/sinh viên và thời gian vay không quá 10 tháng/năm học, tương đương 30 - 35 triệu/1 năm (định mức này vận dụng mức sinh hoạt phí cho lưu học sinh Lào và Campuchia diện Hiệp định học tập tại Việt Nam theo Thông tư số 140/2014/TT-BTC ngày 24/9/2014 của Bộ Tài chính).
Ngân hàng Chính sách xã hội quy định mức cho vay cụ thể đối với học sinh, sinh viên căn cứ vào mức thu học phí của từng trường và sinh hoạt phí theo vùng.
Cùng đó có thể điều chỉnh mức cho vay trong trường hợp chính sách học phí của Nhà nước có thay đổi và giá cả sinh hoạt có biến động.
Lãi suất cho vay ưu đãi đối với học sinh, sinh viên sư phạm là 0,5%/tháng.
Học sinh, sinh viên ra trường làm trong ngành sư phạm tối thiểu trong thời gian 5 năm sẽ không phải hoàn trả khoản vay tín dụng sư phạm.
Trong vòng 2 năm sau khi tốt nghiệp, sinh viên không công tác trong ngành sư phạm sẽ phải thực hiện hoàn trả khoản vay tín dụng sư phạm.
Kinh phí hoàn trả sẽ bao gồm: Khoản vay tín dụng và lãi suất của khoản vay.
Về hoàn trả và thu hồi khoản vay tín dụng, chậm nhất trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định của cơ quan có thẩm quyền, học sinh, sinh viên sư phạm hoặc gia đình người học có trách nhiệm nộp trả đầy đủ khoản tiền vay tín dụng sư phạm cho Ngân hàng Chính sách xã hội.
Trường hợp học sinh, sinh viên sư phạm hoặc gia đình người học không thực hiện nghĩa vụ hoàn trả khoản vay tín dụng thì Ngân hàng Chính sách xã hội có quyền khởi kiện theo quy định pháp luật.
Trường hợp học sinh, sinh viên sư phạm hoặc gia đình người học chậm thực hiện nghĩa vụ hoàn trả khoản vay tín dụng sư phạm theo thời hạn thì phải chịu lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay đối với khoản tiền chậm bồi hoàn.
Trường hợp học sinh, sinh viên sư phạm không vay tín dụng sư phạm mà tự đóng học phí trong thời gian theo học tại trường sư phạm, sau này nếu làm trong ngành sư phạm đủ thời gian 5 năm sẽ được bồi hoàn chi phí đào tạo. Mức bồi hoàn chi phí đào tạo bằng mức cho vay tín dụng quy định.
Báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) mà Chính phủ trình Quốc hội cho hay: quy định không thu học phí của sinh viên ngành sư phạm theo Luật Giáo dục hiện hành đã không còn phù hợp với điều kiện thực tiễn; số sinh viên sư phạm trên cả nước ra trường chưa có việc làm hoặc làm không đúng ngành sư phạm còn nhiều, có tình trạng đi làm trái ngành, nghề gây lãng phí lớn nguồn nhân lực sư phạm. Nếu thu học phí của sinh viên sư phạm giống như các ngành học khác thì nhà trường sẽ có thêm nguồn thu để bù đắp chi phí đào tạo, tăng cường cơ sở vật chất và các điều kiện khác để bảo đảm chất lượng giáo dục. Ban soạn thảo đã bổ sung quy định về việc hoàn trả đối với những trường hợp người học không có nhu cầu sử dụng tín dụng sư phạm nhưng ra trường vẫn làm trong ngành giáo dục vào khoản 3 Điều 83 dự thảo Luật Giáo dục. Mặt khác, Ban soạn thảo tiếp tục nghiên cứu để đề xuất các chính sách nhằm thu hút sinh viên giỏi vào ngành sư phạm. Còn theo Bộ GD-ĐT, phương án trên sẽ đảm bảo để các trường sư phạm vẫn có thể thu hút người giỏi vào học, đồng thời tạo được sự công khai, minh bạch, bình đẳng trong việc thu và sử dụng học phí sư phạm so với các ngành học khác. Hiện, Bộ GD-ĐT đang rà soát quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học, đặc biệt là mạng lưới các trường sư phạm, đồng thời phối hợp với các trường sư phạm để tính toán chi phí đào tạo cho 1 sinh viên sư phạm theo khối ngành, thực hiện giao chỉ tiêu và kinh phí cho các trường sư phạm. Tiến tới sẽ cấp kinh phí theo cơ chế đặt hàng đào tạo trên cơ sở tính đủ chi phí đào tạo để các trường đảm bảo đủ nguồn thu để chi trả chi phí đào tạo và đầu tư phát triển trường; tiếp theo sẽ phối hợp với các trường để tính toán đến phương án đảm bảo đầu ra (việc làm) cho sinh viên nhằm giảm tình trạng làm trái ngành, gây lãng phí ngân sách nhà nước. |
Thanh Hùng
Theo dự thảo của Bộ GD-ĐT, sinh viên các ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng, trung cấp hệ chính quy nếu hoạt động mại dâm đến lần thứ tư sẽ bị buộc thôi học.
" alt=""/>SV sư phạm được vay tiền sinh hoạt tối đa 3,5 triệu đồng/tháng ngoài học phí