Vì sao phải đi tìm giải pháp từ năng lượng tái tạo?
Tỉ lệ tăng trưởng nhu cầu năng lượng tại Việt Nam hiện đang ở mức gấp đôi so với tỉ lệ tăng trưởng GDP. Theo dự báo, nhu cầu điện của Việt Nam đến năm 2020 phải đạt 265 tỉ kWh và năm 2030 là 570 tỉ kWh (cao gần gấp 3 lần khoảng 170 tỉ kWh hiện nay).
Trong khi đó, các nguồn năng lượng truyền thống như than đá, dầu mỏ đang dần cạn kiệt, giá thành cao, nguồn cung không ổn định… đã tạo ra một thách thức vô cùng lớn đối với khả năng đáp ứng nhu cầu này.
Được đánh giá là quốc gia có tiềm năng lớn về nguồn năng lượng tái tạo: cường độ bức xạ mặt trời trung bình khoảng 5 kWh/m2, có sẵn quanh năm, khá ổn định và phân bố rộng rãi trên các vùng miền khác nhau của đất nước. Đặc biệt, số ngày nắng trung bình trên các tỉnh của miền Trung và miền Nam là khoảng 300 ngày/năm, việc tiếp cận để tận dụng nguồn năng lượng này không chỉ góp phần cung ứng kịp nhu cầu năng lượng của xã hội mà còn giúp tiết kiệm điện năng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Nắm bắt được nhu cầu bức thiết về điện năng, hiểu được những lợi thế lớn trên “sân nhà”, ngay từ năm 2010 Công ty cổ phần Giải pháp năng lượng Việt nam EVS Holdings, tiền thân là Công ty Cổ phần tư vấn quản lý và đầu tư Hà Nội, được thành lập năm 2006, đã tiến hành nghiên cứu và đầu tư phát triển lĩnh vực năng lượng tái tạo bao gồm: năng lượng mặt trời, điện sinh khối…nhằm tạo ra các giá trị kinh tế và xã hội.
Những bước đi tiên phong
EVS HOLDINGS cung cấp giải pháp tổng thể về thiết kế, mua sắm, lắp đặt, vận hành chạy thử và xây dựng để hoàn thành các dự án năng lượng, đặc biệt là năng lượng tái tạo, năng lượng sạch trên lãnh thổ Việt Nam cũng như các Dự án quốc tế Năng lượng mặt trời.
Không chỉ nắm bắt xu thế thời đại, EVS HOLDINGS là một trong những công ty tiên phong đầu tư cho lĩnh vực nghiên cứu phát triển và cung cấp giải pháp tổng thể trọn gói cho các dự án năng lượng mặt trời, với nhà máy sản xuất tấm pin công suất 250MW, đội ngũ chuyên gia và kỹ sư có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm.
EVS HOLDINGS cung cấp dịch vụ tổng thầu EPC cho các dự án năng lượng mặt trời với quy mô vừa và nhỏ, như điện mặt trời áp mái đến những dự án quy mô lớn, như nhà máy điện mặt trời nối lưới quốc gia công suất đến 1.000MW.
Những dự án nhà máy điện mặt trời Công ty đang đầu tư và phối hợp đầu tư lên tới 19 dự án, tương đương 3,7 tỷ USD
Với những dự án này, EVS HOLDINGS mong muốn xây dựng và thực hiện mục tiêu trở thành nhà cung cấp nguồn điện năng lượng mặt trời với 50MW ổn định trong những năm tới đảm bảo năng lực sản xuất, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng như hiện nay.
Tại EVS Holdings, công tác nghiên cứu được đặt lên hàng đầu với trung tâm R&D nằm trong khu công nghệ cao Láng Hòa Lạc được đầu tư hiện đại và áp dụng công nghệ tiên tiến nhằm cho ra đời các sản phẩm tốt, tính năng cao, giá thành hợp lý như:
• Tấm pin năng lượng mặt trời (Solar Cell)
• Bộ biến tần (Inverter)
• Hệ thống chiếu sang bằng đèn LED kết hợp với năng lượng mặt trời
• Hệ thống điện mặt trời cho mạng viễn thông
• Hệ thống bơm nước, tưới nước nhỏ giọt sử dụng năng lượng mặt trời
• Hệ thống đèn LED đơn sắc công nghệ nano chiếu sang tang sinh khối cho cây trồng và dược liệu kết hợp năng lượng mặt trời
Các sản phẩm cho ra đời đã và đang chiếm được nhiềm niềm tin của Doanh nghiệp, người tiêu dùng khẳng định thương hiệu uy tín của EVS Holdings trong ngành năng lượng tái tạo.
Mọi thông tin xin liên hệ:
Công ty CP giải pháp năng lượng Việt Nam EVS Holdings
(EVS HOLDINGS., JSC)
Địa chỉ: Số 3 ngách 40/31, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hotline:0906.199.933
Lệ Thanh" alt=""/>EVS Holdings tiên phong cung cấp giải pháp năng lượng sạchTheo thông báo, sau khi nghe báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ý kiến của các đại biểu dự cuộc họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã có kết luận nhấn mạnh, giáo dục là quốc sách hàng đầu và liên quan tới mọi gia đình nên trong quá trình đổi mới luôn có nhiều ý kiến đóng góp, phản biện cần được trân trọng, nghiên cứu tiếp thu, phản hồi với tinh thần thực sự cầu thị, khoa học.
Bộ sách Cánh diều do Nhà xuất bản Đại học Sư phạm biên soạn.
Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục theo Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế là một quá trình, được thực hiện theo một lộ trình khoa học trong đó đổi mới chương trình, sách giáo khoa là một khâu rất quan trọng.
Quốc hội, Chính phủ đã có các Nghị quyết; Chính phủ có nhiều văn bản chỉ đạo về vấn đề này. Luật Giáo dục sửa đổi bổ sung năm 2019 (Luật số 43/2019/QH14) quy định rõ ràng, cụ thể (kể cả về trách nhiệm, thẩm quyền) đối với việc biên soạn, thẩm định, phê duyệt, lựa chọn, sử dụng sách giáo khoa.
Năm học 2020-2021 là năm đầu tiên sử dụng sách giáo khoa lớp 1 mới. Vừa qua, có nhiều ý kiến cho rằng sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 trong bộ sách Cánh Diều (là một trong 5 bộ sách được phê duyệt) có nhiều điểm không phù hợp. Các ý kiến này chưa được Bộ Giáo dục và Đào tạo phản hồi kịp thời.
Về việc này, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tăng cường chỉ đạo việc nghiên cứu các ý kiến góp ý, có quyết định kịp thời, phù hợp theo đúng thẩm quyền như quy định tại Điều 32 Luật Giáo dục (Luật số 43/2019/QH14) để bảo đảm chất lượng của sách giáo khoa mới đáp ứng yêu cầu đảm bảo mục tiêu giáo dục như quy định tại Điều 2 Luật số 43/2019/QH14.
Từ thực tiễn biên soạn, thẩm định, phê duyệt sách giáo khoa lớp 1 mới vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo cần rà soát ngay các quy định, tổ chức thuộc trách nhiệm của Bộ, của Bộ trưởng liên quan tới chương trình, sách giáo khoa; có giải pháp cụ thể, hiệu quả để huy động, phát huy đội ngũ giáo viên, các nhà khoa học, chuyên gia tham gia đóng góp ý kiến đối với sách giáo khoa mới và xây dựng kho học liệu điện tử theo chương trình mới./.
Thúy Nga
Hội đồng thẩm định và tác giả sách Tiếng Việt 1, bộ sách Cánh Diều đã thống nhất tiếp thu tối đa các ý kiến góp ý để chỉnh sửa SGK cho phù hợp hơn.
" alt=""/>Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kết luận về vấn đề sách giáo khoa lớp 1Theo kế hoạch, việc xét công nhận tốt nghiệp THPT năm 2024 hoàn tất chậm nhất vào ngày 19/7.
Thí sinh có thể nộp đơn phúc khảo bài thi từ ngày 17 - 26/7. Chậm nhất ngày 23/7, các trường THPT cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, in và gửi giấy chứng nhận kết quả thi cho thí sinh.
Từ ngày 18/7 đến 17h ngày 30/7, thí sinh đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng xét tuyển không giới hạn số lần. Từ ngày 22/7 đến 17 giờ ngày 31/7, đối tượng thí sinh diện xét tuyển thẳng xác nhận nhập học trên hệ thống (nếu có).
Từ ngày 31/7 đến 17h ngày 6/8, thí sinh nộp lệ phí xét tuyển theo số lượng nguyện vọng xét tuyển bằng hình thức trực tuyến, theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT.
Trước 17h ngày 19/8, các cơ sở đào tạo thông báo thí sinh trúng tuyển đợt 1 và trước 17 giờ ngày 27/8, thí sinh xác nhận nhập học trực tuyến đợt 1 trên hệ thống.