Cụ thể, mẫu điện thoại này sở hữu vi xử lý MediaTek P40, RAM 6 GB và bộ nhớ trong 128 GB. Thiết bị có màn hình AMOLED 5,85 inch, camera sau 16 MP. Leagoo S9 sử dụng hệ điều hành Android của Google.
Leagoo vẫn chưa công bố chính thức mẫu điện thoại này nên một số thông tin về cấu hình vẫn chưa được rõ ràng như tỉ lệ màn hình sẽ là 18,5:9 hay 16:9.
Ngoài ra, các phím điều khiển âm lượng và nguồn của Leagoo S9 được đặt ở bên phải. Nó không có phím điều hướng. Cảm biến vân tay nằm mặt lưng.
Có khả năng hãng sẽ không phát hành Leagoo S9 ra thị trường quốc tế mà chỉ cung cấp cho người dùng nước này. Mức giá dự kiến dành cho Leagoo S9 là 300 USD (khoảng 7 triệu đồng) rẻ hơn 3,3 lần so với iPhone X (999 USD).
Theo Zing
" alt=""/>'iPhone X' giá rẻ chạy Android xuất hiện ở Trung QuốcPháp yêu cầu Google xem xét lại các chính sách quảng cáo
Cơ quan quản lý cạnh tranh của Pháp vừa qua đã ra lệnh cho Google phải xem xét các chính sách và quy trình của mình để chặn một số quảng cáo nhất định, đồng thời nói rằng hành động của Google đối với công ty Amadeus của Pháp có thể là chống cạnh tranh.
Google cho biết họ đang xem xét yêu cầu của cơ quan quản lý. Là công cụ tìm kiếm thống trị ở Pháp và hầu hết các quốc gia khác, Google phải đối mặt với sự giám sát quy định ngày càng tăng về những nội dung mà hãng quảng bá trong kết quả tìm kiếm và quảng cáo.
Cơ quan quản lý đã ban hành lệnh này như một lệnh cấm sơ bộ trong khi xem xét liệu Google có hành vi chống cạnh tranh hay không.
Amadeus, công ty điều hành một dịch vụ thư mục ở Pháp, đã phàn nàn với các nhà quản lý về việc bị giảm doanh số vào năm ngoái sau khi Google chặn họ chạy quảng cáo tìm kiếm.
Google cho biết trong một tuyên bố rằng, Amadeus là một dịch vụ danh bạ điện thoại trả phí, tính phí người tiêu dùng với các dịch vụ mà người dùng được sử dụng miễn phí ở những nơi khác hoặc chỉ tính phí rất ít. Trong khi đó, chính sách của Google cấm quảng cáo cho các dịch vụ có thể được cung cấp miễn phí hoặc với giá thấp hơn từ chính phủ hoặc một nguồn công cộng khác.
" alt=""/>Pháp yêu cầu Google xem xét lại các chính sách quảng cáoCác mô hình cho vay kết hợp tư vấn và cầm đồ đang nở rộ, giải ngân nhanh nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho bên đi vay. (Ảnh minh họa: Internet)
Thời gian gần đây, thị trường Việt Nam ghi nhận sự bùng phát của các mô hình cho vay trực tuyến, trong đó có một số mô hình cho vay trên cơ sở kết hợp giữa công ty tư vấn và công ty dịch vụ cầm đồ.
Qua quá trình rà soát hoạt động của một số công ty có liên quan, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) bước đầu ghi nhận một số công ty thu thập thông tin liên hệ của người thân, đồng nghiệp, nơi làm việc của người đi vay nhưng không nêu mục đích sử dụng thông tin này (ví dụ, để liên hệ khi thực hiện nhắc, thu nợ).
Một số công ty thu thập thông tin về ứng dụng mà người đi vay hay sử dụng (Viber, Facebook, Zalo…) nhưng không nói rõ việc sẽ kiểm tra hoặc liên hệ với danh sách bạn bè trên các ứng dụng này khi công ty thực hiện thu, nhắc nợ. Thậm chí theo tìm hiểu của ICTnews, các công ty cho vay, cầm đồ còn sử dụng danh sách này để tiện bề "khủng bố" qua tin nhắn nếu con nợ chây ì, trả chậm.
Phía công ty cho vay còn sử dụng các cụm từ, hình ảnh có thể gây hiểu nhầm cho người đi vay về việc công ty được phép cung cấp dịch vụ cho vay, trong khi các công ty này chỉ được phép cung cấp dịch vụ tư vấn mà không có chức năng cho vay, ví dụ: "đơn vị cho vay trực tuyến"; "công ty tài chính"; "cung cấp khoản vay nhanh"… hoặc các hình ảnh, sơ đồ tập trung vào việc giải ngân khoản vay.
Công ty không cung cấp rõ ràng, đầy đủ về các chi phí phát sinh từ khoản vay, ví dụ: chỉ cung cấp mức lãi suất cho vay, không cung cấp cụ thể về phí tư vấn, phí thẩm định tài sản, phí lưu giữ tài sản, phí quản lý hồ sơ…
" alt=""/>Công ty cầm đồ âm thầm thu thập thông tin Zalo, Facebook “con nợ” để khủng bố