Trong sự kiện ra mắt tối 23/3, Oppo F3 Plus được giới thiệu với camera selfie nhiều cải tiến so với smartphone đời trước F1s.
Ở cụm camera trước, ngoài máy ảnh 16 MP, Oppo F3 Plus còn được trang bị thêm một ống kính 8 MP, góc rộng 120 độ, rộng hơn tới 150% so với một chiếc camera góc rộng 80 độ thông thường.
Oppo cho biết, hệ thống ống kính 6 lớp với góc rộng 120 độ của cụm camera kép phía trước F3 Plus sẽ cho phép chụp nhiều người hơn trong một khung hình. Điều này cũng cho phép những bức ảnh selfie có khả năng xoá phông tốt hơn.
Máy cũng cho khả năng bắt nét nhanh, ảnh sáng, độ chi tiết cao. Nhưng nhược điểm là đối tượng ở 4 góc máy sẽ có xu hướng bị méo.
Máy ảnh sau dùng ống kính 16 MP, khẩu độ f/1.7 cho khả năng chụp thiếu sáng tốt. Chế độ thủ công cho phép can thiệp nhiều thông số, có thể phơi sáng lên đến 16 giây.
Ngoài camera selfie kép, Oppo F3 Plus có cấu hình tương đối mạnh. Máy trang bị bộ xử lý Snapdragon 653 tám lõi, 4GB RAM và bộ nhớ trong 64GB, khay SIM lai hỗ trợ 4G, người dùng có thể gắn hai SIM Nano hoặc một SIM Nano và một thẻ nhớ microSD mở rộng (tối đa 256GB).
Dự kiến, máy sẽ được chính thức bán ra tại Việt Nam từ ngày 1/4/2017. Tuy nhiên, trong phân khúc giá bán Oppo F3 Plus khoảng 10 triệu đồng , Oppo sẽ phải cạnh tranh vất vả với các smartphone tầm trung của Samsung và các thương hiệu smartphone khác.
H.N. (tổng hợp)
" alt=""/>Camera selfie kép là tính năng đáng chú ý nhất trên Oppo F3 PlusTại buổi làm việc và ăn sáng bên lề WEF 2018 với Phó Thủ tướng Vường Đình Huệ ngày 25/1, ông Joe Kaeser, Chủ tịch Tập đoàn Siemens, tập đoàn đang dẫn dắt cuộc chơi nhà máy thông minh trên toàn cầu cho biết, Việt Nam có nguồn nhân lực năng động, đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng số. Siemens đang hợp tác với FPT để triển khai các nhà máy thông minh không chỉ ở Việt Nam và còn cho các thị trường khác như Nhật Bản và châu Âu.
Với nền tảng công nghệ MindSphere, nền tảng công nghệ IoT cho các lĩnh vực công nghiệp, Siemens đang đi đầu trong việc xây dựng các nhà máy thông minh trên toàn cầu, giúp kết nối các máy móc trong nhà máy và tăng hiệu quả sản xuất của các nhà máy thông minh. Tại thành phố Amberd (Đức), Siemens đã vận hành một nhà máy thông minh. Vào năm 1990, chỉ có khoảng 25% dây chuyền sản xuất của nhà máy được tự động hóa, nhưng đến hiện nay tỷ lệ này là 75%. Tỷ lệ sản phẩm lỗi được duy trì ở mức thấp với con số 11,5 trên 1.000.000 sản phẩm (11,5/1.000.000) và sản lượng tăng lên 8,5 lần.
![]() |
Hiện nay, sự quan tâm về xu hướng xây dựng các nhà máy thông minh ngày càng tăng và đây cũng là câu chuyện được nhiều người đứng đầu doanh nghiệp đề cập đến trong các cuộc gặp trực tiếp với lãnh đạo FPT bên lề sự kiện WEF 2018 tại Davos.
![]() |