Đây là bài kiểm tra về mức độ hiểu con của cha mẹ mà cô giáo chủ nhiệm dành riêng cho phụ huynh làm ngay tại buổi họp phụ huynh vừa diễn ra hôm 24/1.
Trước đó, cô giáo chủ nhiệm đã thông báo kết quả học tập của học sinh tới phụ huynh bằng cách gửi bảng điểm và phiếu nhận xét chi tiết tới từng người.
![]() |
Bảng câu hỏi phụ huynh lớp 6A0, Trường THPT Cát Linh (Hà Nội) nhận được |
Đã vài ngày trôi qua, nhưng khi nhắc đến buổi họp vừa qua, chị Minh Anh - một phụ huynh của lớp - vẫn đầy cảm xúc.
Chị Minh Anh cho biết, suốt hành trình cùng con trai học tập và lớn lên là 10 năm, chị tham dự không thiếu một buổi họp phụ huynh nào.
"Nhưng khi nhận được bài test này, mình rưng rưng xúc động. Minh nhìn thấy tâm huyết của cô giáo khi đưa ra ý tưởng tuyệt vời để đánh thức sự gắn kết giữa cha mẹ và con cái".
Theo chị Minh Anh, kết quả bài test có thể chưa hẳn đã khẳng định là cha mẹ có thực sự hiểu con hay không vì chúng thay đổi thường xuyên, "nhưng nó là một bài test về tình yêu và sự quan tâm, sát sao của cha mẹ hàng ngày với con, giúp cha mẹ thay đổi và gần gũi con như những người bạn"...
![]() |
Phụ huynh đang trả lời câu hỏi |
Tác giả của bảng hỏi này là cô Nguyễn Thị Thùy Mia, giáo viên chủ nhiệm lớp 6A0.
Trước đó một tuần, cô Mia đã cho học sinh trả lời 20 câu hỏi này. Đến ngày họp, sau khi phụ huynh trả lời xong, cô gửi lại phần trả lời của học sinh, và đó chính là đáp án.
Cô Mia cho biết, cô không thu lại các phiếu trả lời, coi như đó là món quà cho phụ huynh và cũng để đảm bảo sự riêng tư cho phụ huynh và học sinh.
“Khi hỏi có phụ huynh nào trả lời đúng tất cả không, không có phụ huynh nào giơ tay. Khi mình hỏi có phụ huynh nào làm đúng 18-19 câu không, cũng không có phụ huynh nào giơ tay. Ở mức 15-17 câu có khoảng 5 người. Mức từ 10-14 câu có khoảng 10 người. Đa phần phụ huynh ở trong nhóm đúng từ 5-9 câu, khoảng 20 người. Và có 1 ông bố tự nhận mình trả lời đúng ở mức 1-4 câu”.
![]() |
Cô giáo Nguyễn Thị Thùy Mia |
Đây không phải là năm đầu tiên mà đã là năm thứ 4 cô Mia đề nghị phụ huynh trả lời phiếu câu hỏi dạng này. Tuy nhiên, các câu hỏi mỗi năm không lặp lại hoàn toàn mà được thay đổi khoảng 70% cho phù hợp với đối tượng học sinh.
![]() |
Ngoài ra, cô còn cho học sinh viết lên 2 tấm thiệp về hai chủ đề: Con đã cảm nhận về những nỗi vất vả của bố mẹ như thế nào?, những lời hứa của các con với bố mẹ?.
Cả hai tấm thiệp này cũng được gửi tới phụ huynh như một món quà nhỏ của cô và trò.
"Quà" cho phụ huynh sau buổi họp cuối học kỳ I |
"Phụ huynh đã rất xúc động, có người còn không kìm được nước mắt. Có người chia sẻ rằng ở nhà con ít bộc lộ cảm xúc, ít nói chuyện với bố mẹ, nên không ngờ rằng con cũng nhận biết và thấu hiểu được những vất vả của bố mẹ khi nuôi dưỡng con khôn lớn. Qua những dòng viết của con, có người nhận ra rằng họ hiểu con chưa đủ để biết con thực sự cần gì, muốn gì...".
![]() |
Cô giáo Mia và học trò |
Cô Mia cũng cho biết với những học trò ở lứa tuổi cấp hai, rất nhiều tâm sự thầm kín mà các con không dám nói với bố mẹ nhưng lại nhắn tin với riêng cô để xin lời khuyên.
"Học sinh ở cấp hai là những đứa trẻ mới lớn và đang chuẩn bị bước vào giai đoạn dậy thì, có những phụ huynh còn chưa biết sẽ đối xử với con mình theo cách nào. Bằng cách để học sinh và phụ huynh cùng chia sẻ, mình mong phụ huynh sẽ có cách để thấu hiểu con hơn, để đồng hành cùng các con trong ở giai đoạn mà chúng lớn lên, thay đổi và trưởng thành từng ngày" - cô Mia bày tỏ.
Phương Chi
Sau buổi họp phụ huynh cuối học kỳ I vừa qua, nhiều phụ huynh lớp 3A1 Trường Tiểu học Lý Thái Tổ (Hà Nội) "khoe" những tờ nhận xét hết sức dễ thương về con mình mà họ nhận được từ cô giáo chủ nhiệm lớp.
" alt=""/>Cô giáo lớp 6 “đo” phụ huynh bằng 20 câu hỏiMẹ bé, chị Nguyễn Thị Hằng năm nay mới 21 tuổi. Lấy chồng từ khi còn quá trẻ, tài sản tích luỹ không có, chị sớm phải vất vả lo toan cuộc sống gia đình. Vợ chồng chị làm công nhân với hy vọng đủ ăn đủ mặc, nuôi nấng con cái nên người.
Bi kịch ập đến khi Tuấn Anh được 11 tháng tuổi, chị phát hiện trong mắt con xuất hiện một đốm trắng. Ban đầu chỉ là một chấm nhỏ li ti nhưng sau đó lan rộng ra, "ăn" hết nhãn cầu của con.
Tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh, bác sĩ nghi ngờ Tuấn Anh có một khối u võng mạc, khuyên gia đình chuyển con lên bệnh viện tuyến trung ương. Ôm con vượt quãng đường dài ra Hà Nội với tâm trạng rối bời, chị Hằng chỉ mong bác sĩ nhầm lẫn, con mình vẫn khoẻ mạnh bình thường.
Nhưng các xét nghiệm từ Bệnh viện Mắt Trung ương đều khẳng định, đứa trẻ tội nghiệp ấy đã mắc bệnh ung thư võng mạc. Các bác sĩ đề nghị gia đình nên cho con tiến hành phẫu thuật nhằm cắt bỏ khối u, đồng thời bỏ đi một bên mắt trái. Nghĩ tương lai con còn dài, giờ lại mất đi một mắt, chị Hằng bật khóc nức nở. Chưa kể chi phí điều trị cho quãng thời gian phía trước khiến chị lo lắng đến suy sụp.
Mong cứu con bằng mọi giá
Trước Tết Âm lịch năm 2021, Tuấn Anh chính thức trải qua một ca phẫu thuật khá phức tạp. Vừa hồi phục xong, con tiếp tục bước vào "trận chiến" điều trị hoá chất.
Nhìn con chưa kịp mọc tóc tơ đã trọc lốc do tác dụng phụ của hoá chất, chị Hằng đau xót vô cùng. Nhưng nghĩ đến tình trạng bệnh của con, chị càng thêm quyết tâm phải giành giật sự sống cho con bằng mọi giá. Chị quyết định nghỉ việc để vào bệnh viện.
Do điều kiện khó khăn, vợ chồng chị phải vay mượn hơn 100 triệu đồng lo cho con chữa bệnh. Tuy nhiên số tiền ấy chẳng thấm tháp vào đâu bởi dù được hưởng bảo hiểm y tế, Tuấn Anh vẫn cần đùng đến những loại thuốc đắt đỏ nằm ngoài danh mục hỗ trợ. Trung bình, mỗi đợt điều trị kéo dài 10 ngày, gia đình phải trả 2 triệu đồng
Cùng với đó, chi phí đi lại từ Hà Tĩnh ra đến Hà Nội tốn khá nhiều. Tiền ăn uống, sinh hoạt của hai mẹ con ở bệnh viện tằn tiện hết sức cũng mất hơn 100.000 đồng/ngày. Trước đây, khi chị Hằng còn đi làm công nhân với chồng, mọi chi tiêu mới chỉ dừng ở mức đủ ăn. Nay chị nghỉ việc, kinh tế dồn lên vai một mình chồng chị, sự túng quẫn tăng lên gấp bội.
![]() |
Hoàn cảnh đáng thương của bé Nguyễn Tuấn Anh đang rất cần được cộng đồng giúp đỡ |
Khoản tiền vay mượn nhanh chóng cạn sạch. Người mẹ bất lực nghĩ đến những tháng ngày sắp tới mà nức nở:“Tôi thương con lắm. Con còn quá nhỏ để phải chịu những đau đớn như thế này. Mỗi lúc mệt hay đau con chỉ biết gào khóc chứ chưa biết nói. Con mới chào đời chưa được bao lâu, không lẽ chúng tôi lại để mất con. Tôi phải tìm đủ mọi cách để cứu con bằng được".
Mỗi ngày trôi qua, ánh mắt ngây thơ của Tuấn Anh lại ảm đạm hơn. Từng đợt hoá chất đang bào mòn cơ thể bé nhỏ, nhưng nếu không có chúng, tính mạng con còn gặp nhiều hiểm nguy. Lúc này, gia đình Tuấn Anh đang rất cần sự tiếp sức từ cộng đồng.
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: