Lỗ hổng vừa được phát hiện về cơ bản cho phép hacker chấm dứt các kết nối và nếu các kết nối đó không được mã hóa, chúng có thể cài mã độc vào giao tiếp giữa hai người dùng, theo hãng bảo mật Lookout.
Ars Technica đưa tin lỗ hổng được tìm ra lần đầu tiên trong Linux 3.6 giới thiệu năm 2012. Nó được đưa vào Android 4.4 KitKat và hiện diện trong tất cả các phiên bản Android sau KitKat, bao gồm cả Nougat, bản mới nhất. Điều đó đồng nghĩa khoảng 80% người dùng đều có nguy cơ bị tấn công. Vẫn theo Ars Technica, một cách để hacker lợi dụng lỗ hổng là chèn mã vào trong traffic Internet, hiển thị như tin nhắn cảnh báo bạn đã thoát khỏi tài khoản và yêu cầu đăng nhập lại. Một khi nhập tên người dùng và mật khẩu, hacker có thể lấy cắp chúng để dùng cho mục đích riêng.
" alt=""/>1,4 tỷ người dùng Android có thể bị tấn côngDiễn đàn “Big Data Innovation Summit 2016” sẽ được tổ chức vào ngày 26/8/2016 tại Khách sạn Intercontinental Asiana Sài Gòn. Sự kiện này nằm trong chuỗi các sự kiện của Big Data Week lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam. Diễn đàn “Big Data Innovation Summit 2016” dành cho các giám đốc điều hành, nhà quản lý ngành CNTT, nhà khoa học dữ liệu, nhà quản lý ngành viễn thông – ngân hàng – tài chính – vận chuyển – hàng không – bán lẻ, giám đốc tiếp thị, giám đốc digital, công ty truyền thông, công ty công nghệ, chuyên gia phân tích dữ liệu… Đây cũng sẽ là cơ hội gặp gỡ và chia sẻ với các diễn giả hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ - big data đến từ Amazon, Facebook, Linkedin, Cloudera, Absolutdata, Big Data Week, Commenwealth Bank, IBM, FPT, Ringier Vietnam, Homefinder, ANTS, YounetMedia.
Thế giới hiện tại đang chứng kiến sự bùng nổ của kỷ nguyên Big Data (dữ liệu lớn). 90% của tất cả các dữ liệu của thế giới đã được tạo ra trong hai năm qua nhờ vào sự tăng trưởng nhanh chóng của IoT - Internet Vạn vật (Internet of things) và các thiết bị di động.
Dữ liệu như dòng chảy len lỏi vào mọi nền kinh tế trên toàn cầu. Các công ty dữ liệu lớn đang nắm giữ hàng nghìn tỷ byte thông tin về khách hàng, các nhà cung cấp, về hoạt động – hành vi của khách hàng, hàng triệu cảm biến mạng đang được gắn trên các thiết bị như điện thoại, ô tô, máy móc công nghiệp dùng để cảm nhận dữ liệu, tạo ra dữ liệu, giao tiếp dữ liệu trong thời đại IoT.
" alt=""/>Diễn đàn “Big Data Innovation Summit 2016” bàn về quyền lực của dữ liệu lớnĐiện thoại mới liên tục ra mắt, nâng cấp phần mềm mỗi ngày. Có vẻ như toàn bộ ngành công nghiệp smartphone đang "ép" người dùng mua những chiếc smartphone mới nhất. Tuy nhiên, vẫn có những người đi ngược trào lưu này.
Zak Sommerfield, 35 tuổi, nhà phân tích phần mềm tại New York cho biết: "Tôi ghét smartphone. Tôi ghét cách chúng ảnh hưởng đến cuộc sống con người, cách người ta dành toàn bộ thời gian trên màn hình chiếc điện thoại. Tôi không muốn nâng cấp bất cứ chiếc điện thoại nào". Sommerfield dùng điện thoại nắp gập LG Delight trong 5 năm qua và liên tục nhận được những lời chê bai từ đồng nghiệp.
Những người như Sommerfield không nhiều. Khoảng 90% người dùng smartphone có xu hướng mua điện thoại mới trong khoảng 2 năm, theo IDC. Tuy nhiên, những người này có nhiều lý do để không nâng cấp lên những chiếc smartphone mới nhất.
![]() |
"Tôi cảm thấy thật buồn cười khi từ bỏ một chiếc smartphone hoàn hảo để mua chiếc khác, vốn chỉ khác biệt đôi chút", Kelsey Scoot, 25 tuổi, người sở hữu một chiếc iPhone 5S từ năm 2013 cho biết.
Trong khi nhiều người nâng cấp lên iPhone 6 và 6 Plus năm ngoái, khi Apple lần đầu tiên tung ra những smartphone màn hình lớn hơn 5 inch, một số người không thích điều này.
Nathan Jarus, 24 tuổi cho biết anh đang tìm kiếm một chiếc smartphone giá rẻ với màn hình khoảng 4 inch nhưng khá thất vọng vì "không nhà sản xuất nào hứng thú với một chiếc smartphone như vậy". Anh chàng đang theo học bằng tiến sĩ ngành khoa học máy tính hiện vẫn dùng một chiếc Nexus One màn hình 3,7 inch - model đã dừng sản xuất và hỗ trợ phần mềm từ lâu của Google.
![]() |
Brett Shoemaker, 22 tuổi, từ Mississippi (Mỹ) là người thường xuyên nâng cấp smartphone kể từ khi iPhone đời đầu ra mắt năm 2007, nhưng quyết định dừng nâng cấp từ chiếc iPhone 5 ra mắt năm 2012.
Các nhà sản xuất đang "ép người dùng sử dụng sản phẩm màn hình lớn với các công nghệ mới nhất và tốt nhất", anh cho hay. "Tôi không chấp nhận điều đó". Anh nửa đùa nửa thật rằng mình sẽ chuyển sang dùng BlackBerry.
![]() |
Điện thoại cao cấp có giá khoảng 650 USD, mở mạng. Mặc dù các đơn vị bán lẻ hoặc nhà mạng thường đưa kèm vào đó các chương trình khuyến mại, nhiều người vẫn cho rằng đó là mức giá quá cao cho một chiếc điện thoại.
Trong khi đó, bà Mary Reichard, 52 tuổi cho biết, bà không nâng cấp chiếc iPhone 4S của mình vì không muốn làm quen với những công nghệ mới.
![]() |
Một số khác cảm thấy có lỗi với chiếc điện thoại của mình, nếu loại bỏ chúng để sử dụng một model khác. Như trường hợp của anh William Hurst, 22 tuổi: "Tôi đã có 2 năm gắn bó với chiếc iPhone này và nó là một phần trong cuộc sống của tôi". Hurst dùng một chiếc iPhone 5 - model đã ra mắt được 3 năm. Anh thậm chí hài lòng với nút nguồn đã bị vỡ một phần trên chiếc smartphone của mình trong một lần đánh rơi.
" alt=""/>Những người ghét lên đời smartphone