Trả lời phỏng vấn tờ Daily News (Thái Lan), HLV Kiatisuk phủ nhận việc gia hạn hợp đồng với CLB HAGL. Cựu danh thủ người Thái Lan nói: "Chúng tôi vẫn chưa nói chuyện về bất kỳ điều gì. Mọi việc cần phải chờ xem kết quả của HAGL ở mùa giải này ra sao thì bầu Đức mới đưa ra quyết định".
"Nhiệm vụ của tôi lúc này là tập trung cùng CLB HAGLở V-League và cúp quốc gia 2022. Tôi từng nói sẽ làm việc ở Việt Nam trong 2 năm, và bản hợp đồng chuẩn bị kết thúc. Tôi cần phải nói chuyện với bầu Đức và gia đình để đưa ra quyết định cuối cùng", thuyền trưởng CLB HAGL nói thêm.
Với những phát biểu này, cho thấy HLV Kiatisuk đang để ngỏ khả năng chia tay HAGL. Đội bóng phố Núi dưới thời Kiatiusk chơi rất hay ở mùa giải đầu tiên (2021) nhưng mùa này lại rất kém, với 8 trận liên tiếp không biết thắng.
HLV Kiatisuk thừa nhận ông chưa biết giúp các cầu thủ vượt qua khó khăn như thế nào, đồng thời cảnh báo HAGL có thể rơi vào nhóm phải đua trụ hạng (hiện chỉ hơn đội cuối bảng 5 điểm).
Trong trường hợp HLV Kiatisuk chia tay HAGL cuối mùa này, tương lai của của "Zico Thái" được đồn đoán có thể là HLV trưởng ĐTQG Thái Lan hoặc tuyển Việt Nam.
" alt=""/>HLV Kiatisuk bất ngờ phủ nhận gia hạn hợp đồng với HAGLGhi bàn:
Viettel: Hoàng Đức (26'), Văn Hào (64')
Đội hình ra sân:
Viettel: Nguyên Mạnh (thủ môn), Tuấn Tài, Thanh Bình, Tiến Dũng, Hữu Thắng (Khuất Văn Khang 87'), Jaha, Khắc Ngọc, Xuân Kiên (Ngọc Sơn 87'), Hoàng Đức, Văn Hào (Danh Trung (75'), Geovane.
HAGL:Tuấn Linh (thủ môn), Văn Sơn, Hữu Tuấn, Mauricio, Văn Thanh, Hồng Duy (Thanh Nhân 71'), Minh Vương (Bảo Toàn 71'), Tuấn Anh (Đức Việt 71'), Brandao, Công Phượng, Văn Toàn.
Ảnh: Song Ngư
Quân đội Israel, lực lượng đã có các vụ không kích “ăn miếng, trả miếng” với Hezbollah kể từ khi xung đột bùng phát ở Dải Gaza tháng 10 năm ngoái, đã từ chối bình luận công khai về các vụ nổ.
Chính phủ Lebanon đã lên án vụ việc là “sự gây hấn tàn ác”.
Giới quan sát nhận định, cuộc tấn công có quy mô và sự tinh vi chưa từng có này đã làm nổi bật “gót Asin” của Hezbollah khi mạng lưới liên lạc của tổ chức này bị xâm phạm nghiêm trọng, dẫn đến hậu quả chết người.
Không giống các tổ chức vũ trang khác ở Trung Đông, Hezbollah dường như đang giao tiếp thông qua mạng lưới liên lạc nội bộ. Đây được coi là một trong những nền tảng chính của nhóm vũ trang hùng mạnh, thân Tehran ở Lebanon. Theo CNN, Hezbollah từ lâu đã coi bí mật là mấu chốt của chiến lược quân sự và nhóm đã từ bỏ các thiết bị công nghệ cao để tránh sự xâm nhập của phần mềm gián điệp từ Israel và Mỹ.
Hồi đầu năm nay, thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah đã kêu gọi các thành viên và gia đình của họ ở miền nam Lebanon, nơi đang diễn ra các vụ đọ súng xuyên biên giới gần như hàng ngày với quân đội Israel, vứt bỏ điện thoại di động vì tin rằng Tel Aviv có thể theo dõi hoạt động của nhóm thông qua những thiết bị có thể bị phát hiện bằng hệ thống định vị toàn cầu đó.
Chuyên gia phân tích quân sự Trung Đông Avi Melamed, người từng làm việc cho cơ quan tình báo Israel cho hay, các thành viên Hezbollah đã chuyển sang sử dụng các máy nhắn tin công nghệ thấp để liên lạc. Tuy nhiên, ngay cả lựa chọn này cũng tiềm ẩn rủi ro.
Khi người Lebanon vẫn còn choáng váng vì cuộc tấn công chưa từng có, dư luận đã râm ran đồn đoán về cách các thiết bị liên lạc không dây công nghệ thấp có thể bị khai thác.
Một nguồn tin an ninh Lebanon tiết lộ, các máy nhắn tin phát nổ là thiết bị mới được Hezbollah mua những tháng gần đây và cấp phát cho các thành viên. Người này không đề cập bất kỳ thông tin nào khác về thời điểm mua chính xác cũng như kiểu máy.
Tờ New York Times ngày 17/9 đưa tin, Israel đã giấu chất nổ bên trong một lô máy nhắn tin được đặt hàng từ nhà sản xuất Gold Apollo của Đài Loan (Trung Quốc) và chuyển đến tay Hezbollah. Một công tắc đã được bí mật tích hợp vào các máy nhắn tin để kích nổ chúng từ xa. Tờ báo Mỹ dẫn các nguồn thạo tin nói thêm, hầu hết các máy nhắn tin trong lô hàng trên là mẫu AP924, ngoài ra còn có 3 mẫu khác.
Nhiều bức ảnh chụp máy nhắn tin Gold Apollo bị hỏng đang lan truyền trên mạng xã hội, với chú thích chúng đã bị nổ trong cuộc tấn công ở Lebanon ngày 17/9. CNN thừa nhận không thể định vị được các hình ảnh trên mạng, nhưng đã xác minh chúng được đăng tải cùng ngày diễn ra loạt vụ nổ gây chấn động. Ít nhất một máy nhắn tin trong các bức ảnh là phiên bản Gold Apollo AR924.
Trả lời phỏng vấn báo chí ngày 18/9, Chủ tịch Gold Apollo nói, các máy nhắn tin trong vụ tấn công nói trên do một nhà thầu châu Âu sản xuất theo hợp đồng cho công ty.
Theo David Kennedy, cựu chuyên gia phân tích tình báo của Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ, những video chia sẻ trực tuyến ám chỉ “các vụ nổ quá lớn, khó có thể là một vụ xâm nhập mạng trực tiếp để tấn công từ xa, làm quá tải máy nhắn tin và gây nổ pin lithium". Ông đánh giá, các thành viên bên trong Hezbollah có thể là “chìa khóa” của sự việc.
"Đây là một trong những cuộc tấn công có quy mô lớn và được phối hợp nhất mà cá nhân tôi từng thấy. Sự phức tạp cần cho vụ tấn công diễn ra thật không thể tin nổi. Nó sẽ đòi hỏi nhiều thành phần tình báo và nhân sự tiến hành khác nhau. Tình báo con người sẽ là phương pháp chính được sử dụng để thực hiện điều này, cùng với việc chặn chuỗi cung ứng để thực hiện các sửa đổi cho máy nhắn tin", chuyên gia Kennedy giải thích.
Nhà chức trách Lebanon vẫn đang nỗ lực điều tra nguyên nhân sự việc. Trong thông cáo phát đi hôm 17/9, Hezbollah mô tả các vụ nổ chết người chiều cùng ngày là “lỗ hổng an ninh lớn nhất” họ từng gặp phải kể từ tháng 10 năm ngoái. Các nhà phân tích tin, diễn biến đặt ra những thách thức mới cho nhóm trong việc nâng cao phương thức liên lạc bằng máy nhắn tin công nghệ thấp, thậm chí tìm kiếm giải pháp thay thế an toàn, hiệu quả hơn cũng như bảo mật hệ thống trong bối cảnh leo thang xung đột với Israel và các đồng minh.