Vì mối tình này, một người đã đệ đơn kiện. Đó chính là chồng bà - James A. Phills Jr - cũng là một giáo sư trong trường.
Ông kiện vị hiệu trưởng đã trừng phạt mình để bênh vực quyền lợi cho bạn gái.
Garth Saloner, nhân vật trung tâm, đã gọi vụ kiện này là “vô căn cứ”. Tuy nhiên, ông đã từ chức hiệu trưởng Trường Kinh doanh Stanford từ tháng trước vì "không muốn những kiện tụng làm lu mờ danh tiếng của ngôi trường".
Vụ việc không chỉ đơn thuần khiến người ta hoài nghi về sự khôn ngoan của Saloner trong việc hẹn hò với phụ nữ có chồng- ít nhất là trên danh nghĩa.
Nó còn khui ra ánh sáng những vấn đề khác về mặt quản lý, có liên quan tới những người phụ nữ đã và đang làm việc ở Trường Kinh doanh Stanford và ở một đơn vị có tiếng khác của trường là Hoover Institution – một viện nghiên cứu chính sách công.
Vụ kiện của ông chồng không hạnh phúc đã tiết lộ sự tồn tại của một bản kiến nghị từ năm 2014 (có 46 người -khoảng 10% nhân viên cũ và hiện tai). Họ khẳng định rằng có “một môi trường làm việc thiếu thân thiện” phụ thuộc vào giới tính và tuổi tác.
Đầu năm 2013, một số phụ nữ ở Hoover bắt đầu thể hiện sự không hài lòng về môi trường làm việc. Họ nói rằng đó là nơi mà đàn ông thuê đàn ông, còn phụ nữ thì cam phận chịu thiệt thòi. Trường này bắt đầu một cuộc điều tra kéo dài trong vài tháng.
Ông John Etchemendy – hiệu trưởng Stanford – không đưa ra bình luận chi tiết về Trường Kinh doanh và Viện Hoover. Ông cho biết Stanford đã thuê điều tra viên bên ngoài và không phát hiện thấy những phân biệt đối xử mang tính hệ thống. Tuy nhiên, ông thừa nhận “những yếu kém trong quản lý” và cho biết trường đang giải quyết.
![]() |
Ông Garth Saloner - Hiệu trưởng Trường Kinh doanh Stanford |
Những rắc rối của Trường Kinh doanh bắt nguồn từ một sự việc buồn và rất bình thường – một vụ ly dị của James A. Phills Jr. và Deborah H. Gruenfeld (nữ giáo sư hiện đang yêu hiệu trưởng).
Hiện vụ ly hôn này vẫn chưa giải quyết xong sau gần 3 năm. Bà Gruenfeld đã chi 165.000 USD phí pháp lý, trong khi chi phí cho luật sư của ông Phills đã lên đến 260.000 USD, cộng thêm 69.000 USD cho các buổi trị liệu và tư vấn.
Cho đến bây giờ, cặp đôi này vẫn chưa thể thống nhất được thời điểm mà họ đã kết hôn. Ông chồng nói vào năm 2000, còn bà vợ nói vào năm 1999.
Sau lễ cưới, Stanford tỏ ra vui mừng và rộng lượng đến mức cho họ vay 1 triệu đô la mua nhà với những điều khoản đi kèm tốt hơn bất kỳ ngân hàng nào.
Công việc chuyên môn của bà có vẻ tốt hơn, trong khi đó chồng bà không thể giữ được hợp đồng toàn thời gian tại Trường Kinh doanh. Sau hơn chục năm chung sống và có 2 đứa con, hôn nhân tan vỡ. Tháng 6/2012, bà Gruenfeld chuyển ra khỏi nhà.
Quay trở lại với ông Saloner - nhân vật trung tâm của vụ kiện. Ông 60 tuổi, người gốc Nam Phi hiện sống ở Silicon Valley, là người đi tiên phong trong việc nghiên cứu về hiệu ứng mạng – thứ cho phép các công ty công nghệ thống trị thị trường. Năm 2001, ông rời Stanford 2 năm để khởi nghiệp riêng.
Trong suốt nhiệm kỳ hiệu trưởng của ông, Stanford vượt mặt Harvard và Wharton để trở thành trường kinh doanh số 1 trong bảng xếp hạng củaU.S. News. Trường cũng xây dựng thêm một khuôn viên mới khang trang và một ký túc xá với công nghệ hiện đại đi vào hoạt động. Saloner cũng gây quỹ được 500 triệu đô la cho trường này.
Vợ ông – bà Marlene – qua đời vào tháng 6/2012 sau một thời gian dài chiến đấu với bệnh ung thư. Một thời gian sau, ông bắt đầu mối quan hệ với bà Gruenfeld.
Ông Phills lúc đó đang đàm phán việc quay trở về Stanford. Tuy nhiên, trường này muốn đòi lại số tiền cho vay trước đó và nói rằng nếu bà Gruenfeld không còn sống ở đó nữa thì một mình ông Phills không đủ điều kiện để ở.
Trường Stanford nói rằng ông Saloner không can dự vào những quyết định liên quan tới ông Phills.
![]() |
Bà Deborah H. Gruenfeld - nữ giáo sư Stanford liên quan tới vụ kiện tụng |
Ông Phills bắt đầu kiện Stanford và ông Saloner vào tháng 4/2014, cho rằng mình “phải chịu những hành động phân biệt đối xử liên quan tới việc đền bù, nhiệm vụ công việc và những lợi ích về tình trạng hôn nhân, chủng tộc và giới tính”.
Stanford bác bỏ những cáo buộc này và kiện ông Phills vào tháng 8/2015, buộc tội ông Phills đã xâm phạm bất hợp pháp quyền riêng tư và máy tính của ông Saloner, đồng thời cho rằng những tin nhắn mà ông thu được là bất hợp pháp.
Stanford cũng cho rằng vị hiệu trưởng không vi phạm bất cứ quy định nào của trường khi có mối quan hệ với bà Gruenfeld.
![]() |
Ông James A. Phills Jr. - người khởi kiện Stanford và hiệu trưởng Trường Kinh doanh Stanford vì sự phân biệt đối xử |
Cả 3 nhân vật trong cuộc đều từ chối trả lời phỏng vấn của New York Times. Bà Gruenfeld và ông Saloner vẫn tiếp tục mối quan hệ. Bà nhận được 1 triệu đô la cho quyền tác giả cuốn sách “Acting With Power”. Ông Saloner vẫn sẽ tiếp tục giữ chức hiệu trưởng cho tới khi kết thúc nhiệm kỳ. Ông Phills vẫn làm việc ở Apple.
Mặc dù không có ý kiến nào phản đối mối quan hệ giữa ông Saloner và bà Gruenfeld, tuy nhiên những tài liệu của tòa án cho thấy có những cáo buộc chống lại ông Saloner, cho rằng ông đã đối xử không công bằng, đặc biệt là với những nhân viên nữ và lớn tuổi. Ông Saloner trước đó đã cơ cấu lại một số bộ phận của trường và buộc một số nhân viên phải thôi việc.
Các điều tra viên vụ việc Trường Kinh doanh Stanford kết luận rằng các lãnh đạo của trường này không phải lúc nào cũng cư xử phù hợp với quy tắc ứng xử của trường.
Tại Viện Hoover, một nhân viên đã ra đi từng viết một bức thư dài 7 trang cho ông Etchemendy, miêu tả chi tiết một bầu không khí “khác thường” của chủ nghĩa bè phái ở đây.
Hoover có 181 nhân viên toàn thời gian, hơn một nửa số đó là phụ nữ, nhưng các nghiên cứu sinh và nghiên cứu sinh cấp cao phần lớn là đàn ông.
Bài viết của tác giả David Streitfeld, được in trên phiên bản báo in của New York Times số ra ngày 21/10/2015 với tựa đề "Một vụ bê bối trong giới học thuật".Cậu con trai cả Maddox trở thành một chàng trai chững chạc ở tuổi 14
Angelina Jolie được nhiều phụ nữ trên thế giới ngưỡng mộ, không chỉ tài năng và xinh đẹp, mà còn bởi cô có một trái tim nhân hậu và là một người mẹ tuyệt vời. Trước khi cưới nhau, cô cùng nam tài tử Brad Pitt đã nhận nuôi 3 đứa bé của 3 quốc gia khác nhau. Với tình yêu và sự chăm sóc của một người mẹ, cô đã nuôi nấng dạy dỗ con ruột và cả con nuôi rất chu đáo, nhiều người vẫn nhìn cô như một hình mẫu người phụ nữ, người mẹ tuyệt vời.
Cuộc sống của Angelina Jolie và Brad Pitt vô cùng bận rộn, vì phải di chuyển liên tục để casting vai diễn và đóng phim trên khắp thế giới. Nhiều người tò mò không biết với 6 đứa con (3 con ruột và 3 con nuôi), cùng cuộc sống bận rộn như thế, thì Angelina Jolie chăm sóc con và dạy con như thế nào, đặc biệt khi đứa con trai đầu Maddox đang bước vào giai đoạn tuổi dậy thì.
Vừa qua, trong cuộc phỏng vấn trên tạp chí Hello! của Anh, Angelina Jolie chia sẻ về sự lớn khôn mỗi ngày của 6 nhóc tỳ: Maddox 14 tuổi, Pax Thiên 11 tuổi, Zahara 10 tuổi, Shiloh 9 tuổi và cặp song sinh 7 tuổi. Khi được hỏi về giai đoạn dậy thì của bọn trẻ, minh tinh 40 tuổi tâm sự: "Bọn trẻ chưa trò chuyện về bạn trai hay bạn gái vì chúng còn quá nhỏ để nói về vấn đề này. Chỉ có Maddox là đang trải qua tuổi dậy thì và là chàng trai rất kín đáo. Bởi vậy chúng tôi thực sự không biết rõ những tâm tư của Maddox như thế nào. Nhưng có lẽ cứ để mọi thứ diễn ra tự nhiên như vậy lại tốt hơn...".
![]() |
Hình ảnh mới nhất của đại gia đình hạnh phúc: Angelina Jolie và Brad Pitt |
Jolie cho biết, Maddox luôn tự hào về vẻ nam tính của mình. Cậu con trai cả người Campuchia luôn tỏ ra điềm đạm, chững chạc khác hẳn vẻ nhí nhố dễ thương của Pax Thiên và Shiloh. Năm ngoái, Jolie từng tiết lộ Maddox đã có bạn gái là một cô bé người Anh. "Bà Smith" tôn trọng tình cảm của con trai nên không can thiệp và cấm đoán. Thậm chí, cô còn tạo điều kiện cho Maddox tới xứ sở sương mù để gặp gỡ người yêu.
Angelina Jolie vốn thế, cô từng gây tranh cãi khi không cho bọn trẻ đến trường, mà thuê gia sư về dạy tại nhà và tha các con đi khắp thế giới. Cô luôn xuất hiện cùng chồng và 6 thiên thần khi ra ngoài, cô từng phát biểu rằng nhà chính là nơi cả gia đình bên nhau, là nơi có các con của cô. Cách dạy con của Angelina Jolie rất độc đáo, được nhiều phụ nữ quan tâm và học hỏi. Cô luôn tôn trọng các con và để các con phát triển tính cách một cách tự nhiên, dạy con trên nguyên tắc cởi mở và bình đẳng. Angelina Jolie và chồng luôn chia sẻ với các con mọi điều, không che giấu, không lảng tránh và không giải thích theo kiểu “chuyện cổ tích”, dù cho đó là căn bệnh ung thư của mẹ đến chuyện thầm kín của bố mẹ.
Angelina Jolie luôn muốn các con hiểu được công việc của bố mẹ đang làm, nên mỗi khi phải đi casting vai diễn, cô thường dẫn những đứa trẻ của mình tới đó. Việc này giúp các con ngoài hiểu rõ về công việc còn giúp chúng hiểu được niềm đam mê của bố mẹ.
Cũng trong cuộc phỏng vấn, Angelina cũng tự hào chia sẻ, Maddox đang làm công việc sản xuất phim cùng cô: "Khi chúng tôi có những cuộc họp thảo luận về bộ phim mới, tôi và Maddox cùng nhau trình bày những ý tưởng khác nhau". Maddox đồng thời cũng sẽ đảm nhận vai trò diễn viên trong bộ phim do mẹ đạo diễn. Đặc biệt, phim còn có sự góp mặt của hai em Maddox là Pax Thiên và Shiloh.
Hiện, Angelina Jolie và các con đã trở lại Campuchia để quay phim First They Killed My Father - bộ phim kể về bi kịch của những em bé Campuchia dưới thời kỳ Khmer Đỏ.
(Theo Webtretho)
" alt=""/>Angelina Jolie chia sẻ cách dạy con tuổi dậy thìTrong đại dịch, người dân buộc phải chuyển sang mua sắm trực tuyến, đặt đồ ăn qua mạng, thanh toán không tiền mặt. Tuy nhiên trong giai đoạn bình thường mới, liệu người dùng có giữ thói quen này hay không? Trả lời thắc mắc này của PV ICTnews, bà Dung dẫn số liệu cho thấy mua sắm trực tuyến và các lựa chọn thay thế tiền mặt sẽ được duy trì sau đại dịch.
Cụ thể, 84% người tham gia khảo sát dự định sẽ thanh toán không tiền mặt thường xuyên hơn và ít mang theo tiền mặt. Ngoài ra, 60% người kỳ vọng Việt Nam sẽ tiến đến xã hội không tiền mặt cho dù có dịch bệnh xảy ra hay không.
Thêm vào đó, 9/10 người tiêu dùng hiện đang sử dụng dịch vụ giao hàng tận nhà và hầu như tất cả đều sử dụng dịch vụ này thường xuyên hơn so với giai đoạn trước đại dịch.
Bà Dung cho rằng sự tiến bộ của hệ thống thanh toán, sự đa dạng của các dịch vụ như gọi xe, thương mại điện tử, đặt đồ ăn,… sẽ tiếp tục thúc đẩy người dân ưu tiên các thanh toán kỹ thuật số sau đại dịch.
Theo khảo sát, do tác động của đại dịch Covid-19, có hơn 80% người tiêu dùng đang sử dụng thẻ, thanh toán qua mã QR và ví điện tử ít nhất một lần một tuần. Trong khi đó, 1/2 số người dùng Việt đã bắt đầu sử dụng thẻ thường xuyên hơn, trong khi 64% và 63% người dùng đã tăng cường sử dụng thanh toán không tiếp xúc qua điện thoại di động và ví điện tử.
Tính thuận tiện luôn là tiêu chí hàng đầu trong sự ưa thích của người tiêu dùng đối với các phương thức thanh toán kỹ thuật số, theo sau đó là an toàn tránh lây nhiễm và bảo mật giao dịch.
Hải Đăng
Khách hàng Việt Nam dễ tiếp nhận các hình thức thanh toán hiện đại, trong khi doanh nghiệp sẵn sàng sử dụng giải pháp thanh toán toàn diện để đáp ứng nhu cầu khách hàng.
" alt=""/>Người Việt tiếp tục xu hướng thanh toán không tiền mặt sau đại dịch