Đáng chú ý, các dữ liệu này bao gồm 5 tập hợp file dữ liệu khác nhau. Tiêu đề của các file dữ liệu này bao gồm nhiều từ khóa nhạy cảm như “xac-minh-kyc”, “Idenfity_card_and_selfie_vietnam”.
Chúng đều có ý nghĩa cho biết nội dung các tài liệu trong đó là những thông tin nhằm xác thực danh tính của một người dùng cụ thể.
Mối nghi ngờ của cộng đồng mạng xuất phát từ phát ngôn của chính Ox1337xO - tài khoản đã rao bán các dữ liệu người dùng Việt Nam.
Theo đó, trong một bình luận được đăng tải trên diễn đàn R***forums của giới hacker, Ox1337xO ngầm ám chỉ chúng được lấy từ Pi Network.
![]() |
Người rao bán dữ liệu đã có bình luận ám chỉ các dữ liệu này là của người dùng Pi Network. |
Cần nhắc lại về Pi Network, đây là đồng “tiền ảo” gây ra nhiều ý kiến trái chiều trong cộng đồng người sử dụng Việt Nam. Từng có nhiều chuyên gia trong nước đặt câu hỏi về việc thu thập dữ liệu người dùng của Pi. Do vậy, nhiều người đã có nghi ngại về mối liên kết giữa vụ rao bán dữ liệu và Pi Network.
Theo ghi nhận của VietNamNet, việc KYC (xác minh danh tính) trên ứng dụng Pi Network được bắt đầu triển khai từ tháng 3/2021.
Việc xác minh danh tính của Pi Network được thực hiện qua một bên trung gian thứ 3 là Yoti.com. Hiện Pi Network chỉ chấp nhận cho người dùng Việt Nam xác minh danh tính thông qua việc chụp ảnh 1 trong 2 loại giấy tờ là hộ chiếu và giấy phép lái xe.
![]() |
Những tranh cãi về Pi Network lại một lần nữa được dấy lên bởi người dùng mạng. Ảnh: Trọng Đạt |
Thực tế cho thấy, không phải người dùng nào cũng được Pi cấp quyền xác minh danh tính. Theo giải thích, lý do là bởi ứng dụng này cho người dùng xác minh danh tính làm nhiều đợt khác nhau. Nhiều người thậm chí còn phải ủng hộ một số tiền tùy tâm (bằng Pi) để được KYC sớm.
Với những thông tin này, có thể thấy vụ việc dữ liệu người dùng Việt Nam bị rao bán và Pi Network khó có mối liên hệ với nhau. Do vậy, rất có thể việc lôi Pi Network vào cuộc của tài khoản Ox1337xO là một cách để hacker này thu hút sự chú ý.
![]() |
Không phải người dùng Pi nào cũng được cấp quyền xác minh danh tính. Họ thậm chí phải ủng hộ một khoản phí để được ưu tiên cấp quyền này. Việc KYC trên Pi Network cũng chưa hỗ trợ giấy chứng minh nhân dân. Ảnh: Trọng Đạt |
Theo các chuyên gia của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC), từ cấu trúc dữ liệu được rao bán, có thể nhận thấy dữ liệu này có thể xuất phát từ việc người dùng đăng ký sử dụng các dịch vụ có yêu cầu cung cấp thông tin KYC. Vụ rò rỉ dữ liệu này có thể liên quan đến các dịch vụ cho vay tiền trực tuyến, dịch vụ tài khoản tiền ảo,…
Tuy vậy, các cơ quan chức năng vẫn chưa đưa ra kết luận chính thức. Bộ Công an cho biết đơn vị này đang điều tra xác minh thông tin liên quan đến vụ việc.
Trọng Đạt
Đây đều là các dữ liệu nhạy cảm như tên, ngày sinh, ảnh đại diện, địa chỉ, email, số điện thoại, số và ảnh chứng minh thư nhân dân từng bị hacker rao bán.
" alt=""/>Lộ dữ liệu người dùng Việt Nam: Pi Network có liên quan?Bệnh nhân khi bị xuất huyết tiêu hóa thường rất dễ nhận biết bởi các biểu hiện đặc trưng như mệt mỏi, chán ăn, vàng mắt, vàng da, nôn ra máu rất nhiều, đi đại tiện ra máu, phân đen.
Mức độ mất máu có thể nhẹ tới vừa, thậm chí nhiều trường hợp chảy máu nặng gây mất máu nghiêm trọng, đe dọa tới tính mạng bệnh nhân.
Ở giai đoạn nặng, bệnh nhân sẽ đại tiện phân đen 2-3 lần/ngày, mệt mỏi, vã mồ hôi, chân tay lạnh, niêm mạc nhợt nhạt, vật vã, có khi ngất xỉu, mạch nhỏ, huyết áp tụt, thở nhanh, nếu không cấp cứu sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Có nhiều nguyên nhân gây ra xuất huyết tiêu hóa. Ở dạ dày, các nguyên nhân gây viêm loét như: rượu, khuẩn HP, aspirin và các thuốc chống viêm giảm đau, stress… hoặc các bệnh lý ác tính như ung thư dạ dày đều có thể gây xuất huyết tiêu hóa. Ở ruột, loét thành tá tràng là nguyên nhân rất thường gặp.
Chảy máu do xuất huyết tiêu hóa nhiều khi bị nhầm với chảy máu do trĩ, bệnh polyp đại trực tràng, ung thư đại trực tràng, viêm loét đại trực tràng. Vì vậy, khi thấy hiện tượng bất thường, bệnh nhân cần đi khám để xác định rõ bệnh và điều trị kịp thời.
Theo các bác sĩ, để phòng bệnh xuất huyết tiêu hóa, người dân không nên uống rượu bia, hút thuốc lá quá nhiều, đặc biệt là các loại rượu mạnh.
Ngày Tết cũng như ngày thường, nếu phải uống rượu, Bộ Y tế khuyến cáo người dân nên uống dưới hai đơn vị cồn/ngày với nam giới, dưới 1 đơn vị cồn/ngày đối với nữ giới và không uống quá 5 ngày/tuần.
Một đơn vị cồn tương đương 10g cồn nguyên chất chứa trong dung dịch uống. Theo đó, một đơn vị cồn tương đương với khoảng 3/4 chai hay lon bia có dung tích 330ml (5%); một ly rượu vang 100ml (13,5%) hoặc một chén rượu mạnh 30 ml (40%).
Ngoài ra, không dùng các thuốc và thức ăn có hại cho dạ dày. Nên ăn tăng cường chất xơ và rau quả để dạ dày hoạt động tốt hơn.