Cứ đều đặn 7h sáng cuối tuần,ámpháchợxeđạpcổgiữalòngHàNộbongda.com.com vn một góc hồ Tây (đường Thanh Niên) lại trở nên náo nhiệt với những chiếc xe đạp cổ xếp hàng dài. Dân chơi xe đạp cổ tới đây để trao đổi kinh nghiệm và giao lưu, mua bán.
Cứ đều đặn 7h sáng cuối tuần,ámpháchợxeđạpcổgiữalòngHàNộbongda.com.com vn một góc hồ Tây (đường Thanh Niên) lại trở nên náo nhiệt với những chiếc xe đạp cổ xếp hàng dài. Dân chơi xe đạp cổ tới đây để trao đổi kinh nghiệm và giao lưu, mua bán.
Trước khi về nhà thăm người thân, thuyền trưởng người Hàn Quốc đón khá nhiều tin vui, đặc biệt với việc cả Đình Trọng, Duy Mạnh đều sẵn sàng quay lại sân cỏ sau nhiều tháng vật lộn với chấn thương, nỗ lực hồi phục.
HLV Park Hang Seo thở phào bởi tin tốt lành, trong bối cảnh hàng thủ tuyển Việt Nam gặp nhiều vấn đề cũng như mất kha khá trụ cột vì chấn thương suốt năm qua.
HLV Park Hang Seo chưa kịp vui |
2. Việc Duy Mạnh, Đình Trọng sẵn sàng quay trở lại với bóng đá không chỉ giúp HLV Park Hang Seo có thêm lựa chọn mà còn gia cố cho hàng thủ tuyển Việt Nam khi đang thiếu những trung vệ xuất sắc, giàu kinh nghiệm như bộ đôi đến từ Hà Nội FC.
Thế nhưng, chưa kịp mừng thì thầy Park lại phải lo lắng, khi cả Đình Trọng, Duy Mạnh đều chưa thể có được phong độ, cảm giác thi đấu tốt khiến Hà Nội FC thất bại nặng nề tại giải giao hữu ở TP.HCM mới đây.
Không chỉ là vấn đề phong độ, Đình Trọng thừa nhận, bản thân anh và Duy Mạnh - người đá cặp ăn ý suốt 2 năm qua tại Hà Nội FC, chưa thể tìm được tiếng nói chung sau một thời gian nghỉ thi đấu khiến chiến lược gia người Hàn Quốc thêm bối rối.
![]() |
khi Duy Mạnh, Đình Trọng trở lại |
3. Sau 2 trận giao hữu mới đây cùng U22 Việt Nam, điều làm HLV Park Hang Seo cảm thấy băn khoăn, lo lắng nhất rõ ràng không phải lối chơi của tuyển Việt Nam mà vẫn nằm nơi hàng thủ.
Chơi với đối thủ được coi dưới tầm nhiều thứ như kinh nghiệm, đẳng cấp thế nhưng tuyển Việt Nam vẫn để U22 dễ dàng ghi vào lưới 4 bàn thắng chia đều cho 2 trận đấu là đủ thấy.
Tất nhiên, thuyền trưởng người Hàn Quốc có lý do để bào chữa bởi những bàn thua của đội nhà xuất phát từ sự thay đổi lối chơi cho tuyển Việt Nam, nhưng mấu chốt vẫn nằm ở chỗ các trung vệ mà ông Park thử nghiệm vừa qua thực sự không ổn.
![]() |
đã phải gánh trời âu lo với việc bộ đôi này chưa tìm lại được chính mình sau chấn thương |
Thế nên, khi Duy Mạnh, Đình Trọng quay trở lại sân cỏ bỗng trở thành cứu cánh đối với ông thầy người Hàn Quốc trong bối cảnh chưa thể tìm được những trung vệ giỏi hơn tại V-League, nhưng rốt cuộc niềm vui vẫn chưa thể trọn vẹn.
Trận đấu ở vòng loại World Cup 2022 của tuyển Việt Nam trở lại vào tháng 3 (theo dự kiến), và từ giờ đến đó Duy Mạnh, Đình Trọng với đẳng cấp của mình sẽ sớm tìm được tiếng nói chung để gia cố hàng thủ cho thầy Park.
Nhưng đó là chuyện của tương lai, còn giờ xem ra kỳ nghỉ khó mà trọn niềm vui với ông Park khi hướng sang Việt Nam và nhìn vào phong độ của các học trò cưng thời điểm mà V-League sắp khai màn như thế!
Mai Anh
" alt=""/>Tuyển Việt Nam, thầy Park chưa kịp vui lại lo Đình Trọng, Duy MạnhSau khi kết hôn vào năm 2011, anh Luân chào đón 2 con chào đời là cháu Trần Đình Kiệt (SN 2012) và Trần Thị Bích Loan (SN 2014). Nhưng kể từ lúc sinh con thứ hai, cuộc sống gia đình trở nên chật vật hơn, buộc anh phải tha hương vào Dĩ An (Bình Dương) làm thợ xây. Những cơ cực nơi đất khách không làm phiền lòng người cha luôn nghĩ tới các con. Anh chỉ mong dành dụm được tiền gửi về nuôi con khôn lớn.
Giữa lúc khó khăn còn bộn bề, tháng 11/2018, anh Luân có triệu chứng đi tiểu ra máu. Cảm nhận cơ thể có sự chẳng lành, anh tới Bệnh viện đa khoa thị xã Dĩ An khám thì được bác sĩ phát hiện, trong bàng quang anh có một khối u.
Vài ngày sau, anh tìm đến Bệnh viện Chợ Rẫy khám. Các bác sĩ cũng ra kết luận tương tự rồi tiến hành phẫu thuật ngay cho anh. Nơi quê nhà, nghe tin chồng bệnh nặng, chị Trịnh Thị Lựu gấp gáp thu xếp vào Nam, gửi con cho họ hàng để ý giúp.
Trải qua ca phẫu thuật, các bác sĩ cho anh tiến hành xạ trị, hoá trị nhằm ức chế sự phát triển của khối u. Vượt qua đợt hoá xạ trị suốt 3 tháng ròng rã, anh Luân được xuất viện rồi trở về quê nhà tĩnh dưỡng.
Căn bệnh u bàng quang khiến sức khoẻ anh suy kiệt đáng kể. Từ một người đàn ông khoẻ mạnh, anh không thể làm được được việc gì. Thậm chí, nếu cố làm nặng, anh lại đi tiểu ra máu. Kinh tế trong nhà chỉ còn trông vào chị Lựu.
Quặn lòng khi nghĩ đến con thơ
Những tưởng căn bệnh hiểm nghèo đã được đẩy lùi, không ngờ, về quê khoảng 6 tháng, anh Luân tiếp tục đi tiểu ra máu thường xuyên. Đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định, rồi Bệnh viện Bạch Mai, bác sĩ cho biết khối u đã chuyển sang ác tính, đe doạ trực tiếp đến tính mạng anh.
Lần này, gia đình đã hoàn toàn cạn kiệt về kinh tế. Chị Lựu làm công nhân công ty giày da, lương tháng chỉ vỏn vẹn 3 triệu đồng, không đủ chi phí sinh hoạt chứ chưa nói đến chữa bệnh cho chồng. Anh Luân chỉ còn cách xin về nhà, điều trị bằng thuốc nam.
Cứ như vậy cho đến thời gian gần đây, tình trạng bệnh trở nặng thêm. Anh từng phải vào Bình Dương lấy thuốc nhưng hồi tháng 5/2021 vừa qua, nhiều tỉnh phía Nam bùng phát dịch Covid-19, anh không thể đi được, đành ở Nam Định sống lay lắt qua ngày.
![]() |
Giấy chứng nhận hộ nghèo và bệnh án của anh Luân |
Chưa kể, vợ chồng anh đang gánh khoản nợ hơn 300 triệu đồng. Khối u nay đã phát triển với kích thước 11 cm, đồng thời di căn vào một số bộ phận cơ thể. Đối diện với nhiều nguy cơ, anh hoàn toàn bất lực, không biết có thể sống tiếp được đến khi nào.
Các con anh vẫn ngây thơ hỏi thăm bố hàng ngày. Dù tuổi còn nhỏ những các cháu đã hiểu chuyện, biết quan tâm, động viên chăm sóc bố. Nghĩ tới số nợ, lại nghĩ đến tương lai các con, anh nằm trên giường, cắn chặt răng ngăn mình bật khóc.
![]() |
Các con của anh Luân còn quá nhỏ, tương lai sẽ mịt mù khi mất đi người cha |
“Phận tôi thì chẳng sao. Nghĩ đến cảnh mình có mệnh hệ gì rồi khoản nợ hơn 300 triệu đồng để lại, sợ rằng vợ con không gánh nổi. Con tôi còn quá nhỏ, các cháu còn phải đi học nữa, nếu vì hoàn cảnh gia đình mà các cháu phải bỏ học tôi buồn lắm. Nhiều khi nghĩ mình cũng phải vì các con để sống tiếp cho các con có chỗ dựa”, anh Luân nghẹn ngào.
Ông Vũ Đình Thơ, đội trưởng đội 13, thôn An Thành, xã Yên Phúc, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định chia sẻ: "Gia đình anh Luân là trường hợp đặc biệt khó khăn trên địa bàn. Anh mắc căn bệnh hiểm nghèo, vợ có lúc đi làm thuê ở công ty, lúc lại nghỉ ở nhà chăm chồng. Các con còn nhỏ, vợ chồng anh Luân còn nuôi thêm một mẹ già, tuổi cao sức yếu. Chúng tôi rất mong hoàn cảnh của anh sẽ được cộng đồng biết đến, chung tay giúp đỡ".
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:Chiếc khẩu trang nhiều tính năng đột phá
TS Nguyễn Đức Thành cho biết, năm 2018, Nguyen Lab là nhóm nghiên cứu đầu tiên công bố việc tạo nên những tấm polymer áp điện có khả năng tự tiêu hủy cho các ứng dụng trong y học cấy ghép.
Nhóm đã công bố rất nhiều nghiên cứu và khảo sát về tấm màng nano này, bao gồm việc sử dụng nó để tạo nên các cảm biến, các đầu rung siêu âm tự tiêu, các mô cơ quan giả trong cơ thể...
![]() |
TS Nguyễn Đức Thành - Giảng viên ĐH Connecticut (Mỹ) |
Năm 2020, trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, anh và nhóm nghiên cứu nảy ra ý tưởng sử dụng tấm màng nano cho một loại khẩu trang đặc biệt.
“Những ngày đầu dịch Covid-19 bùng phát, người dân Mỹ tranh thủ mua và tích trữ các thiết bị y tế, đặc biệt là khẩu trang, dẫn đến tình trạng khan hiếm về khẩu trang cho các nhân viên y tế. Cũng không ít người không thể mua nổi khẩu trang để bảo vệ mình và gia đình trong mùa dịch.
Đến khi nguồn cung cấp khẩu trang được cải thiện, thì lại xảy ra tình trạng hàng triệu khẩu trang y tế chỉ dùng một lần đã bị vứt bỏ tràn lan.
Những khẩu trang y tế đa phần làm từ polymer tổng hợp tương tự như những bao nylon, theo thời gian, sẽ tạo ra hàng tỉ tấn chất thải không phân hủy và gây ra hiểm họa lớn cho môi trường.
Hơn nữa, khẩu trang y tế mặc dù giúp ích được phần nào nhưng không thể có khả năng cản vi khuẩn, virus và các bụi mịn đủ tốt như những loại khẩu trang cao cấp kiểu KN95 hay N95 (lọc ít nhất 95% số hạt trong không khí).
Trong khi đó, khẩu trang N95 lại rất đắt đỏ, cũng chỉ có thể dùng một lần duy nhất rồi vứt bỏ, và cũng không thể tự phân hủy” – TS Thành chia sẻ.
![]() |
Nghiên cứu sinh tiến sĩ và sau tiến sĩ trong nhóm nghiên cứu Nguyen Lab ở Trường Đại học Connecticut tháng 12/2020 |
Vì vậy, ý tưởng của nhóm là sử dụng tấm màng polymer tự tiêu để sản xuất loại khẩu trang có khả năng lọc hiệu quả gần như N95, nhưng có thể tái sử dụng sau khi được khử trùng bằng những biện pháp đơn giản (như sử dụng nồi hấp: autoclave, hay dùng biện pháp rung siêu âm: ultrasound). Và đặc biệt, nó có thể tự phân hủy sau khoảng vài năm sử dụng.
Dù đã được ứng dụng vào nhiều sản phẩm y tế nhưng đây là lần đầu tiên, tấm màng nano này được sử dụng cho việc lọc bụi bẩn, vi khuẩn và virus.
![]() |
Lê Tất Thịnh - một sinh viên trong nhóm nghiên cứu - đang đeo thử một mẫu (prototype) khẩu trang áp điện tự tiêu hủy của nhóm. Ảnh chụp tháng 1/2021. |
TS Thành cho biết so với các loại khẩu trang khác, sự khác biệt của khẩu trang sinh học tự hủy nằm ở tính áp điện (piezoelectric effect) của tấm màng nano.
Nhờ đó, tấm màng nano trong khẩu trang này có thể tự tạo nên một lớp điện áp nhỏ khi có một dòng không khí tương tác (ví dụ từ hơi thở, khi hắt hơi hoặc ho).
Lớp điện áp này (mặc dù vô cùng nhỏ) sẽ tạo nên một lớp bảo vệ vô hình ngăn chặn sự xâm nhập của các hạt nước nhỏ tích điện mang theo virus và vi khuẩn.
“Với sản phẩm khẩu trang này, nghiên cứu và công việc chính của nhóm là đo đạc hiệu suất lọc của tấm màng, điều chỉnh chức năng lọc bằng cách thay đổi các thông số trong quá trình sản xuất và tiến hành đo đạc để so sánh với các khẩu trang y tế thông thường và khẩu trang chuyên dụng N95.
![]() |
"Nhóm vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu và đóng gói sản phẩm, và cũng đồng thời chuẩn bị để thiết lập một startup cho việc thương mại hóa sản phẩm. Hy vọng 1-2 năm nữa, khẩu trang này có thể được sử dụng rộng rãi trên thị trường" - TS Nguyễn Đức Thành. |
Kết quả rất khả quan là tấm màng nano polymer cho khả năng lọc gần như N95 và cao hơn các khẩu trang y tế thông thường” - TS Thành khẳng định.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm và thấy rằng, tính chất áp điện này không bị mất đi khi tấm màng được khử trùng hay khử khuẩn bằng những phương pháp sử dụng nhiêt độ cao và áp suất cao hay bằng việc rung siêu âm.
“Điều này cho phép khẩu trang có thể tái sử dụng nhiều lần”.
Kỳ vọng về miếng dán đưa vắc-xin vào cơ thể
TS Thành cho biết nhóm nghiên cứu gần đây còn đang tập trung tạo nên những miếng dán (tương tự như tấm băng Ego) để đưa vaccine Covid-19 (vắc-xin) vào cơ thể người một cách dễ dàng mà không cần đến những mũi tiêm từ nhân viên y tế.
Công nghệ này hứa hẹn có thể phân phối vắc-xin Covid-19 (hay các loại vắc-xin khác) ra cộng đồng một cách nhanh chóng mà người dân không cần phải đến cơ sở y tế để tiêm trong thời gian giãn cách xã hội.
Nghiên cứu về miếng dán vắc-xin này đã được đăng trên tạp chí chuyên ngành nổi tiếng về công nghệ y sinh Nature Biomedical Engineering và thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế giới.
![]() |
Hình ảnh trên kính hiển vi của những miếng dán trên da để đưa vắc-xin Covid-19 vào cơ thể (tương tự như các tấm Ego) mà không cần thông qua những lần tiêm vắc-xin thông thường. Hình ảnh từ tạp chí Nature Biomedical Engineering, 2021. |
TS Thành bày tỏ: “Với những thành tựu to lớn trong y học như vắc-xin Covid-19, ý thức đeo khẩu trang thường xuyên, tôi nghĩ nạn dịch sẽ sớm được giải quyết trên toàn thế giới. Và tôi hy vọng mình có thể góp một phần nào cho nỗ lực toàn cầu này”.
TS Nguyễn Đức Thành (sinh năm 1984) là cựu sinh viên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Anh nhận học bổng tiến sĩ của Quỹ Giáo dục Việt Nam – Mỹ (VEF) năm 2008 và hoàn thành luận án tiến sĩ năm 2013 tại ĐH Princeton. Sau đó, anh làm Postdoc tại HV Công nghệ Massachusetts (MIT) và được ĐH Connecticut bổ nhiệm vị trí Assistant Professor, giảng viên Khoa Cơ khí và Khoa Kỹ thuật Y sinh... TS. Thành hiện đứng đầu một nhóm nghiên cứu về công nghệ y sinh và vật liệu y sinh của ĐH này. Nhóm thực hiện nghiên cứu đa ngành, tập trung cho những ứng dụng trong y khoa, liên quan đến các lĩnh vực khác nhau bao gồm vật liệu sinh học, dược phẩm, vắc-xin, công nghệ nano, y học tái tạo và thiết bị điện tử y tế. TS Thành đã được nhận nhiều giải thưởng danh giá, trong đó có Giải thưởng dành cho nhà nghiên cứu trẻ tiên phong của Viện Y học quốc gia Mỹ (NIH Trailblazer Award for Young and Early Investigator 2017), Giải thưởng dành cho 1 trong 18 kỹ sư chế tạo trẻ xuất sắc nhất trên thế giới do Hiệp hội các nhà sản xuất Mỹ trao tặng năm 2018 (2018 SME Outstanding Young Manufacturing Engineer Award), top 10 nhà sáng chế dưới 35 tuổi ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương do MIT bình chọn (MIT top innovators under 35 at Asia Pacific, 2019), top 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2019. |
Ngân Anh
Nguyễn Dương Kim Hảo từng được gọi là "thần đồng công nghệ", "nhà phát minh nhí"… bởi hàng loạt giải thưởng sáng chế Tin học từ các cuộc thi trong nước và quốc tế.
" alt=""/>Kỹ sư Việt tại Mỹ nghiên cứu miếng dán đưa vắc xin Covid