

![]() | ![]() |





Thu Nhi
Ảnh: Weibo, QQ, Clip: Weibo

![]() | ![]() |
Thu Nhi
Ảnh: Weibo, QQ, Clip: Weibo
Đây là một trong các mẫu máy in ảnh tốt nhất bạn có thể sở hữu hiện nay. Máy có khả năng in ảnh kích thước 4x6 inch với tốc độ 34 giây. Độ phân giải tối đa của anh là 4800 x 2400 dpi. Quan trọng nhất, chất lượng ảnh vô cùng ấn tượng với hình ảnh đẹp được tạo nên từ hệ thống mực nhuộm 8 màu tiên tiến.
![]() |
Bên cạnh ảnh A4, Pixma Pro-100S còn có thể xử lý bản in kích cỡ A3 hoặc lớn hơn. Nếu bạn dùng table hoặc smartphone để chụp ảnh thì máy cũng có thể kết nối các thiết bị trên nhờ tính năng in không dây.
![]() |
Nhờ thiết kế và cách dùng đơn giản, người dùng PictureMate PM-400 sẽ cảm thấy khá thoải mái khi sử dụng. Dù chất lượng bản in chưa thể sánh bằng Canon Pixma Pro-100S nhưng chất lượng ảnh chắc chắn vẫn đủ dùng để dưới bàn kính hoặc treo lên tường.
![]() |
PictureMate PM-400 có tốc độ in ảnh 36 giây với kích cỡ 4x6 inch, độ phân giải in tối đa 5.760 x 1.440 pixel. Kích thước nhỏ gọn chỉ 249 x 384 x 200 mm và trọng lượng 1,81 kg giúp máy có thể dễ dàng di chuyển bất cứ đâu mà bạn muons.
![]() |
Nếu bạn cần một chiếc máy in chuyên nghiệp mà không ảnh hưởng tới chất lượng in và xử lý được khổ giấy in lớn thì Epson SureColor SC-P800 là một sản phẩm rất thích hợp. Dù cho giá thành sản phẩm hơi cao, nhưng nó lại được đánh giá cao vì có nhiều tính năng tiên tiến, hiệu chuẩn màu sắc chuyên nghiệp.
![]() |
Tốc độ in của SureColor SC-P800 là 3 trang/phút với độ phân giải 2.800 x 1.440 pixel. Mẫu máy in này không phù hợp với những người mới bắt đầu. Nhưng nếu bạn định hướng sẽ làm các công việc chuyên nghiệp liên quan tới chụp và in ảnh thì đây chắc chắn là mẫu máy in ảnh tốt nhất bạn có thể dùng.
![]() |
Sprocket Photo Printer khá nhỏ gọn với kích thước chỉ 75 x 116 x 23 mm. Trọng lượng chỉ 0,17 kg giúp máy có thể bỏ vào ba lô và mang theo bạn tới bất cứ đâu.
" alt=""/>7 mẫu máy in ảnh tốt nhất 2017Đây chính là những bước đệm để họ cạnh tranh trực tiếp với những đối thủ như Netflix hay Amazon. Dưới đây là danh sách những "thứ vũ khí" mà họ mua lại từ Fox:
- Studio làm phim của Fox.
- Mạng lưới các kênh truyền hình cáp National Geographic và Star TV.
- Cổ phần của Fox ở Hulu.
- Cổ phần của Fox tại công ty dịch vụ cáp Sky tại Châu Âu.
Disney đã chừa ra kênh tin tức Fox News, những kênh phát sóng truyền hình của FOX và một số mảng nhỏ khác. Đây chính là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy Disney đang từng bước trở thành một thế lực khổng lồ trong ngành giải trí, với cả những nội dung và các công nghệ cho phép họ mang tới những trải nghiệm tiện lợi nhất cho người dùng. Một trải nghiệm mà Netflix đã dựng nên với nền tảng phát phim trực tuyến – stream của mình.
Đúng vậy, "nội dung" và "công nghệ" là hai điểm tập trung lớn trong thương vụ chục tỷ USD này.
- Nội dung bao gồm việc Disney làm dày thêm những tài sản điện ảnh vốn đã rất giàu có của mình, họ có được quyền sản xuất những bộ phim bom tấn lớn. Có thể kể đến series X-Men, Wolverine, Deadpool, loạt hoạt hình The Simpsons, bom tấn màn ảnh rộng Avatar và loạt phim Alien.
- Công nghệ bao gồm việc có cổ phần của Sky – công ty truyền hình cáp lớn của Châu Âu, cho thấy mong muốn vươn ra thị trường quốc tế của Disney. Và một điểm lớn nữa, đó là nển tảng chiếu phim trực tiếp Hulu.
Mục tiêu lớn nhất trước mắt họ là có được một nền tảng phát phim trực tiếp (giống như Netflix). Trên đó sẽ toàn có những nội dung khán đã rất quen thuộc và rất hợp thị hiếu thị trường, sẽ chẳng có mấy ai có thể lắc đầu trước một dịch vụ như thế.
Dù nắm phần nhiều cổ phần, Disney sẽ chưa thể biến Hulu thành một Netflix thứ hai được, họ vẫn sẽ gặp khó khăn trước đồng sở hữu Hulu là Comcast. Mọi chuyện vẫn chưa thể xuôi chèo mát mái với Disney. Nhưng rồi họ sẽ có cách: thương vụ mua lại phần lớn tài sản của Fox này đã khiến Disney trở thành một thế lực khổng lồ trong ngành giải trí.
Theo GenK
" alt=""/>Đây là những toan tính của Disney đằng sau thương vụ mua Fox trị giá 52 tỷ USDCông ty bảo mật FireEye ngày 14/12 xác nhận sự xuất hiện của Triton, còn gọi là Trisis, dòng malware mới chuyên tấn công các hệ thống kiểm soát công nghiệp.
Chưa rõ các hệ thống công nghiệp bị phá hoại là gì và mục tiêu của Triton là quốc gia nào, chỉ biết rằng trước mắt Triton đang tấn công các hệ thống do hãng Schneider Electric sản xuất.
Các sản phẩm của Schneider Electric thường sử dụng cho nhà máy lọc dầu, đôi khi cho cả cơ sở năng lượng hạt nhân và nhà máy sản xuất.
Đặc biệt, Triton được thiết kế cho mục đích phá hoại hoặc vô hiệu hóa thiết bị “hệ thống trường an toàn” (SIS) Triconex của hãng Schneider và các “hệ thống kiểm soát phân bổ” (DCS). Tất cả hệ thống này được sử dụng để duy trì an toàn trong sản xuất công nghiệp.
Thành phần của SIS được xây dựng chạy độc lập trên các thiết bị khác nhau trong một cơ sở và có khả năng theo dõi nguy cơ mất an toàn, từ đó cảnh báo hoặc tắt hệ thống nhằm ngăn chặn tai nạn hoặc sự phá hoại.
Bằng cách xâm nhập vào DCS, tin tặc có thể sử dụng Triton tạo ra tình huống nguy hiểm thực sự, một vụ nổ hoặc rò rỉ chết người.
Mã nguồn của Triton có khả năng vô hiệu hóa các biện pháp an toàn của Triconex nên khi xảy ra sự cố, người vận hành không thể phản ứng kịp thời. Điều đó cho thấy mức độ nguy hiểm ngày càng leo thang loại malware này.
Gây mất an toàn lao động
Rob Lee, nhà sáng lập công ty bảo mật Dragos Inc., cho biết Triton đóng vai trò như một “payload” sau khi tin tặc tiếp cận sâu hơn hệ thống cơ sở công nghiệp.
Công ty Dragos đã theo dõi hoạt động của Triton tại Trung Đông suốt tháng qua, đồng thời lặng lẽ phân tích malware này trước khi FireEye công bố thông tin.
Khi Triton cài cắm vào hệ thống kiểm soát công nghiệp, mã nguồn của sâu sẽ tự tìm thiết bị Triconex, thiết lập kết nối rồi sau đó chèn lệnh điều khiển riêng vào các thiết bị này.
Nếu lệnh điều khiển không được Triconex chấp nhận, Triton sẽ phá hoại hệ thống kiểm soát an toàn.
Do tính chất của hệ thống Triconex nên khi xảy ra sự cố, các hệ thống khác sẽ tự tắt để đảm bảo an toàn, khiến hoạt động sản xuất ngừng trệ.
Theo Rob Lee, nguy cơ phá họa do malware hay tấn công vật lý đều rất nguy hiểm. “Mọi thứ có vẻ vẫn hoạt động bình thường nhưng thực chất bạn đang vận hành máy móc không có biện pháp an toàn”.
“Nó có thể gây ra các vụ cháy nổ, tràn dầu, thiết bị sản xuất bị tách rời đe dọa tính mạng con người, hoặc rò rỉ khí gas gây chết người. Tùy thuộc vào quy trình công nghiệp là gì, có hàng chục nguy hiểm chết người đang rình rập”, Rob Lee cảnh báo.
Do mục tiêu tấn công là hệ thống đảm bảo an toàn công nghiệp nên có thể coi Triton là malware nguy hiểm nhất từ trước tới nay.
Thế giới ảo, phá hủy thật
Triton là malware thứ ba được thiết kế cho nhiệm vụ phá hoại hoặc cản trở hoạt động của thiết bị công nghiệp.
Đầu tiên là sâu Stuxnet do Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) và tình báo Israel phát triển. Tiếp theo là Industroyer (tên khác: Crash Override) nhắm vào mạng điện lưới Ukraina từng khiến cả thủ đô Kiev mất điện.
So với Stuxnet và Industroyer, Triton nguy hiểm hơn. Khác biệt lớn nhất của Triton là khả năng kiểm soát các hệ thống an toàn, vốn được thiết kế để bảo vệ tài sản và con người.
Cả FireEye và Dragos không đề cập tới tác của Triton là ai và động cơ tạo ra malware này là gì. Tuy nhiên, giới chuyên môn nghi ngờ thủ phạm có thể là Iran.
Trước đây, Iran từng được cho đã nhiều lần tấn công mạng vào Trung Đông. Năm 2012, malware Shamoon có nguồn gốc từ Iran đã phá hủy hàng chục nghìn máy tính tại Saudi Aramco, vào thời điểm sâu Stuxet lan tràn vào các cơ sở hạt nhân nước này.
Một năm sau đó, biến thể mới của Shamoon lại xuất hiện tấn công nhiều máy tính tại Saudi và khu vực xung quanh Vịnh Ba Tư.
Theo phỏng đoán của Rob Lee, Triton có thể xem là đòn đáp trả nhắm vào phương Tây. Tuy nhiên, để làm được điều đó, malware cần phải thiết kế lại.
Dù gì Triton cũng được xem là vũ khí nguy hiểm mới của tin tặc có thể đe dọa trực tiếp tới tính mạng con người.
Theo Zing
" alt=""/>Bóng ma Stuxnet quay trở lại