Ông Nguyễn Minh Quý, Chủ tịch Novaon
“Thực chất các doanh nghiệp đều có thể ứng dụng công nghệ để số hóa mọi hoạt động, trước đây vì có quá nhiều mối bận tâm nên mình chưa dành nhiều sự ưu tiên cho nó. Hiện nay, chúng ta có thể quản trị toàn bộ hệ thống bán hàng đa kênh, từ việc bán hàng trên sàn thương mại điện tử, trên website, mạng xã hội hay quản trị tập trung toàn bộ thông tin về đơn hàng, sản phẩm, khách hàng, chương trình khuyến mại, kho hàng ở một nơi. Thậm chí, các công ty sản xuất cũng có phần mềm quản lý sản xuất hoặc nhiều công cụ tự động hóa mà không cần sự tham gia trực tiếp của người lao động ở một số khâu. Là do bận quá mình chưa để ý, chưa áp dụng không có nghĩa là mình không thể áp dụng”, ông Quý cho biết thêm.
Chia nhỏ từng khâu và đưa công nghệ vào để giải quyết
Là người có kinh nghiệm vận hành và tư vấn cho nhiều startup, ông Trần Anh Dũng, Founder và CEO của MOG Việt Nam chia sẻ: “Bản chất các doanh nghiệp vẫn phải đi giải quyết bài toán làm sao để hoạt động của doanh nghiệp mình diễn ra liền mạch, kể cả có dịch bệnh hay không. Thử hình dung thế này, một doanh nghiệp đặt nhà máy sản xuất ở Bắc Ninh, nhưng văn phòng ở Hà Nội thì cũng là làm việc từ xa, ít nhiều chúng ta đã phải làm quen với việc trao đổi online hoặc tương tác qua phần mềm”.
Vì vậy, ông Dũng cho rằng, duy trì sự liền mạch của cả một chuỗi giá trị là bài toán mà trước giờ chúng ta đã tiếp cận, đại dịch chỉ là một cú “kích nổ” để hình thành tư duy và thói quen thôi. Vì thế, chúng ta chỉ cần chia nhỏ chuỗi giá trị, chặt nhỏ từng khâu, tại mỗi khâu thì tìm cách đưa công nghệ vào để giải quyết.
![]() |
Ông Trần Anh Dũng, Founder và CEO của MOG Việt Nam |
Ông Dũng còn cho rằng, doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng được dù nhiều hay ít, có thể là 50% online, 50% offline. Bài toán lúc này là sử dụng công nghệ để kết nối từng phân đoạn lại với nhau, đảm bảo chuỗi giá trị liền mạch chứ không bị đứt quãng.
Phải đưa ra phương án phù hợp, hạn chế rủi ro tới mức thấp nhất
Trước tình hình khó khăn này, cũng là startup đồng hành với gần 5.000 khách hàng trong mùa dịch, ông Phạm Kim Hùng, Founder và CEO của Base.vn đã bày tỏ sự đồng cảm với các doanh nghiệp nói chung và khách hàng của Base nói riêng: “Tôi biết là rất nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn, họ không thể tiếp tục hoạt động kinh doanh và tôi muốn chia sẻ điều đó với tất cả khách hàng của Base. Có một số doanh nghiệp nếu không có công nhân hoặc những người trực tiếp đứng máy làm ra sản phẩm thì các bộ phận khác sẽ bị đình trệ. Tuy nhiên, phải thành thật rằng đôi khi có những tình huống chúng ta không thể tìm ra được một lời giải hoàn hảo”.
“Trong trường hợp này, bản thân lãnh đạo hoặc những người có vai trò dẫn dắt doanh nghiệp phải xác định có thể tối ưu được đến đâu, từ đó đưa ra phương án phù hợp để duy trì hoạt động kinh doanh hoặc hạn chế rủi ro tới mức thấp nhất có thể. Đây là điều quan trọng", ông Hùng khẳng định.
![]() |
Ông Phạm Kim Hùng, Founder và CEO của Base.vn. |
“Trường hợp thứ hai, khi hoạt động kinh doanh vẫn diễn ra được thì chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng công nghệ để tối ưu vận hành. Thực ra 80% các khách hàng của Base đều là các doanh nghiệp sản xuất truyền thống hoặc chưa bao giờ tiếp cận với công nghệ. Nó không khó như mọi người nghĩ. Các doanh nghiệp truyền thống nên bắt đầu từ câu hỏi, chúng ta chọn làm gì đầu tiên trong rất nhiều thứ phải làm để thấy ngay được hiệu quả và giá trị. Những công cụ họ sử dụng phải đủ tiện lợi, dễ dàng để nhân viên được giải phóng sức lao động, thay vì phải vật lộn làm quen với phần mềm hoặc nhập quá nhiều dữ liệu để ra được báo cho các cấp quản lý. Lãnh đạo là người quyết định sẽ làm gì để có được kết quả trong rất nhiều những thứ cần ưu tiên, nhưng chính nhân viên mới là người quyết định chuyển đối số có thành công và hiệu quả hay không”, ông Phạm Kim Hùng nói.
Vân Anh
" alt=""/>Doanh nghiệp chuyển lên môi trường online: Hãy chia nhỏ từng khâu và đưa công nghệ vào giải quyếtTheo các số liệu thống kê và dự báo kinh tế, TMĐT đang tăng trưởng mạnh về cả quy mô và giá trị. Đến năm 2021, dự báo sẽ có khoảng 4,6 tỷ người sử dụng Internet trên toàn cầu, nghĩa là thị trường TMĐT sẽ được mở rộng và có thêm rất nhiều khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó, theo Shopify.com, giá trị thương mại toàn cầu sẽ đạt 4,5 nghìn tỷ đôla trong năm 2021. Những con số này được dự đoán là sẽ tiếp tục tăng cao trong những năm tiếp theo biến TMĐT trở thành lĩnh vực tiềm năng hơn bao giờ hết.
Với sự ra đời của BlockChain thì tiền điện tử cũng trở thành một chủ đề đáng được quan tâm. Dù mới xuất hiện nhưng tiền điện tử đã đạt được những con số ấn tượng như tốc độ tăng trưởng mỗi năm đạt 35%, hơn 60% người tiêu dùng quan tâm và hàng trăm triệu người đã sở hữu tiền điện tử. Tại Hàn Quốc, các sàn TMĐT đã bắt đầu chấp nhận thanh toán bằng 12 đồng tiền điện tử lớn nhất. Các doanh nghiệp lớn như Microsoft, Subway, KFC,... cũng đã cho phép khách hàng sử dụng tiền điện tử để mua và sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Các chuyên gia kinh tế tin rằng, tiền điện tử sẽ tạo ra những thay đổi lớn trong thanh toán toàn cầu.
![]() |
Sự liên kết mạnh mẽ giữa 2 thị trường lớn là TMĐT và tiền điện tử đang trở thành chủ đề nóng nhất hiện nay. Vai trò của công nghệ BlockChain và tiền điện tử trong TMĐT ngày càng không thể phủ nhận. Nhiều chuyên gia tin rằng, tiền điện tử sẽ là một bước tiến công nghệ mới cho sự phát triển của TMĐT với những lý do như:
Phí giao dịch thấp: Cả DN và khách hàng đều nhận được lợi ích từ yếu tố này. Khi sử dụng Credit Card, Debit Card cho các giao dịch, mức phí giao dịch thường dao động trong khoảng 2,5% và thậm chí cao hơn với các giao dịch quốc tế. Nhưng với tiền điện tử, mức phí này sẽ thấp hơn rất nhiều (khoảng 1%) và người dùng sẽ hoàn toàn chủ động trong các giao dịch.
Tốc độ xử lý cao: Ngày nay, công nghệ BlockChain cho phép xử lý hàng nghìn giao dịch cùng lúc, tiết kiệm rất nhiều thời gian. Một số sàn TMĐT ứng dụng BlockChain có thể xử lý tới 10.000 giao dịch/giây - giải pháp tối ưu cho những ngày cao điểm.
" alt=""/>Thương mại điện tử và cuộc cách mạng thanh toán với tiền điện tửNgười phụ nữ này cũng nói rõ, việc dùng lươn chỉ hiệu quả với sốt ban đỏ. Nhiều chị em có con nhỏ đã nhanh chóng chia sẻ thông tin này như một biện pháp hữu hiệu để chữa bệnh cho con.
![]() |
Cách hạ sốt cho con bằng lươn được bà mẹ này chia sẻ trên mạng. Ảnh: FBNV |
Đông y không chữa sốt bằng lươn
Trao đổi về thông tin này, thạc sĩ, lương y đa khoa Vũ Quốc Trung khẳng định: “Trong Đông y, chưa bao giờ dùng lươn sống để chườm cho trẻ khi bị sốt phát ban. Việc lươn chuyển sang màu đỏ và chết do hút hết chất độc trong ban hoàn toàn bịa đặt, không có cơ sở khoa học. Các mẹ tuyệt đối không áp dụng cách này gây nguy hiểm và sợ hãi cho trẻ”.
Lý giải việc lươn chuyển sang màu đỏ, lương y Vũ Quốc Trung giải thích nguyên nhân bởi khi lươn chết, máu tích tụ, tự khắc sẽ biến sang màu đỏ. Điều này không liên quan tới ban trong người bệnh nhân. Lương y Vũ Quốc Trung tư vấn, khi trẻ sốt phát ban, mẹ nên tìm cách làm mát cho trẻ bằng việc cho uống các loại nước thanh nhiệt, giải độc, không nên dùng các cách chưa được kiểm chứng.
Đồng quan điểm, một bác sĩ khác tại khoa Nội - Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương - cũng khẳng định chưa từng nghe đến phương pháp này. Việc đắp lươn trị sốt phát ban vừa không có cơ sở khoa học vừa gây phản cảm, mất vệ sinh.
Tây y nói gì?
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM) cũng nhấn mạnh việc dùng lươn sống tiếp xúc trực tiếp lên da trẻ có thể gây nhiễm trùng và dị ứng, chưa kể đến việc gây hoảng sợ cho trẻ.
Còn bác sĩ Nguyễn Quốc Thái, Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai khẳng định: “Tôi chưa rõ lăn lươn có tác hại gì cũng như có hiệu quả thực sự như thế nào nhưng người bệnh và phụ huynh không nên đề cập đến và sử dụng biện pháp này để hạ thân nhiệt".
Theo bác sĩ Thái, khi trẻ bị sốt, bác sĩ sẽ tư vấn cách chườm ấm để hạ thân nhiệt kết hợp dùng thuốc hạ sốt khi sốt cao.
Trao đổi thêm về sốt phát ban, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết nguyên nhân gây sốt phát ban hầu hết do nhiễm virus thông thường (70-80%), trong đó nhóm virus đường hô hấp luôn chiếm đa số và hầu hết là những virus lành tính.
Sốt phát ban có biểu hiện như sốt (sốt nhẹ hoặc sốt cao 38-39 độ C), xuất hiện cảm giác mệt mỏi, lừ đừ vì sốt cao, trẻ đau đầu hay nhức mỏi các cơ bắp, biếng ăn, biếng bú, một số trẻ có thể bị nôn ói hoặc tiêu chảy.
Sau khi giảm sốt, trẻ sẽ bị phát ban, hồng ban dạng mịn và sáng, ít gồ lên mặt da, ban nổi đồng loạt khắp cơ thể của trẻ và sau khi bay thường không để lại dấu tích trên da trẻ.
Đặc biệt, bệnh sẽ tự khỏi sau 5-7 ngày. Theo PGS Dũng, sốt phát ban không cần chữa trị, các vết ban sẽ tự biến mất. Nếu trẻ sốt từ 38,5 độ C, phụ huynh có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt paracetamol loại đơn chất với liều 10-15 mg/kg cân nặng, 4-6 giờ một lần. Bên cạnh đó, kết hợp chườm mát cho trẻ bằng nước ấm để nhanh hạ sốt.
Tương tự, bác sĩ Trương Hữu Khanh cũng cho biết, trẻ bị sốt phát ban nếu được ăn uống, nghỉ ngơi, uống đủ nước, chỉ sau 4-5 ngày bệnh sẽ khỏi, vết ban mất. Do đó, việc dùng lươn sống “hút chất độc từ ban” là nhảm nhí.
(Theo Zing.vn)" alt=""/>Dùng lươn sống hạ sốt cho con nguy hiểm ra sao?