Cũng như hầu hết những hệ điều hành mới ra mắt, iOS 11 gây ra nhiều tranh cãi trong tuần đầu phát hành bao gồm những vấn đề về ổn định, tốc độ, hiệu suất và không thể thiếu là… lỗi.
Trong khi một số lỗi đã được Apple khắc phục trên iOS 11.0.1 và 11.0.2, vẫn còn không ít thứ gây khó chịu mà Apple mang lên phiên bản iOS mới.
Ứng dụng 32-bit không còn hoạt động
Ảnh: 9to5mac
Apple đã "khai tử" hoàn toàn ứng dụng 32-bit trên iOS 11. Các nhà phát triển trước đây đã từng được thông báo về vấn đề này và được yêu cầu tùy chỉnh phần mềm lên phiên bản 64-bit để tương thích với iOS mới. Dù đã được báo trước nhưng nhiều người vẫn không mấy thích thú với điều này do một số ứng dụng mà họ thường dùng vẫn còn dừng lại ở 32-bit. Nếu nhà phát triển không nâng cấp chúng, bạn sẽ không thể dùng nó trên iOS 11 và các phiên bản sau này.
Công tắc Wi-Fi và Bluetooth trong Control Center: tắt như không tắt
Nhiều bạn đọc có thói quen vuốt Control Center từ dưới màn hình để tắt (bật) nhanh Wi-Fi hoặc Bluetooth mà không cần vào cài đặt. Với iOS 11, biểu tượng Wi-Fi và Bluetooth vẫn còn đó nhưng không còn đảm nhiệm tính năng tắt bật như trước. Từ bây giờ, chúng chỉ có thể ngắt kết nối khỏi mạng Wi-Fi hoặc thiết bị Bluetooth đang kết nối trong khi vẫn mở Wi-Fi hoặc Bluetooth để tìm mạng (hoặc thiết bị) phù hợp. Mục đích của việc này là để thiết bị vẫn kết nối với các phụ kiện như Apple Watch hay Apple Pencil. Nếu muốn tắt hoàn toàn Wi-Fi hay Bluetooth, bạn phải vào cài đặt để chỉnh.
" alt=""/>5 tính năng gây ức chế nhất trên iOS 115G - cuộc cách mạng không dây tiếp theo được cho là sẽ có tầm ảnh hưởng sâu rộng, vì nó tác động đến hầu như mọi ngành công nghiệp, mọi thiết bị điện tử. Một điều rất quan trọng là các nhà mạng và nhà sản xuất thiết bị gốc ngày nay đã thiết lập một nền tảng với những công nghệ hiện tại, như Gigabit và LED IoT, những công nghệ sẽ trở thành hiện thực và thành công khi 5G xuất hiện.
Sherif Hanna, lãnh đạo của Qualcomm về Marketing công nghệ, cho rằng thế hệ công nghệ di động tiếp theo sẽ mở ra cánh cửa chưa từng thấy về tốc độ và khả năng đáp ứng. “Trên quy mô lớn, 5G sẽ hỗ trợ các dịch vụ IoT và các dịch vụ quan trọng khác”, Sherif Hanna nói.
Để thấy rõ các ứng dụng của 5G, ông Thiều Phương Nam, Tổng giám đốc của Qualcomm khu vực Đông Dương cho biết, khác biệt của công nghệ di động 5G so với 3G và 4G nằm ở chỗ, 3G và 4G vẫn chủ yếu tập trung kết nối băng rộng di động cho smartphone nhưng với 5G, mối tập trung chính là các kết nối IoT (Internet of things) là ô tô kết nối, các thiết bị đeo, thành phố thông minh. Thành phố thông minh chính là một mô hình ứng dụng IoT. Triển khai thành phố thông minh có thể giúp giải quyết nhiều vấn đề mà các thành phố lớn đang gặp như giao thông, Chính phủ điện tử, hành chính công, nông nghiệp thông minh, y tế thông minh… “Ở Việt Nam, để triển khai thành công cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, công nghệ 5G là điều rất cần thiết”, lãnh đạo Qualcomm khu vực Đông Dương cho biết.
Chip Qualcomm không chỉ có mặt trong smartphone, mà còn có trong rất nhiều thiết bị thông minh khác. Thực chất, những công nghệ dùng trong smartphone có thể áp dụng cho nhiều ngành. Ngoài doanh thu đến từ chip trên smartphone, doanh thu của Qualcomm trong lĩnh vực IoT là 2 tỷ USD/năm. Chip Qualcomm được sử dụng trong các thiết bị IoT như bóng đèn thông minh, ô tô, thiết bị đeo. IoT là một mảng rất lớn với Qualcomm.
" alt=""/>Cách mạng công nghiệp 4.0 rất cần công nghệ 5G