Đó là nhiều câu chuyện đau lòng xảy ra khi hai vợ chồng ly thân trong thời gian qua mà tôi đã tiếp nhận tư vấn.
Khi hôn nhân có mâu thuẫn xảy ra thì vợ, chồng có quyền lựa chọn phương thức giải quyết mâu thuẫn một cách tốt nhất, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mình. Đó là thông qua hòa giải để đoàn tụ, hoặc ly hôn.
Pháp luật nhiều nước đã quy định ly thân là quyền của vợ, chồng lựa chọn phương thức giải quyết mâu thuẫn trong hôn nhân. Điều đó tạo căn cứ pháp lý cho các quan hệ tài sản, nhân thân, con cái trong giai đoạn quan hệ hôn nhân nhạy cảm này.
Còn ở Việt Nam, mặc dù chưa được quy định trong luật nhưng trong thực tế tư vấn chúng tôi thường gặp vấn đề ly thân diễn ra nhiều khi khá phức tạp. Đặc biệt, với những cặp vợ chồng theo Công giáo, với giáo lý "những gì Chúa đã tác hợp thì người đời không có quyền sửa đổi" nên họ không ly hôn, mà khi mâu thuẫn xảy ra, thường chấp nhận ly thân, thậm chí là sống ly thân đến hết đời.
Phải chăng ta nên luật hóa chế định ly thân để có cơ sở pháp lý giải quyết những rắc rối trong thực tế?
Có khá nhiều lý do mà nhiều cặp vợ chồng tuy xác định không thể hàn gắn, nhưng vẫn không muốn ly hôn mà chọn cách ly thân vì họ ngại mang điều tiếng bị vợ bỏ, chồng bỏ, ảnh hưởng đến uy tín gia đình, ảnh hưởng đến công việc, ảnh hưởng việc kết hôn của con cái, khó khăn trong chia tài sản chung…
Đôi khi có trường hợp không thể cứu vãn quan hệ hôn nhân, nhưng khi biết người kia có hạnh phúc mới thì có tâm lý "phá đám, trả thù". Khi ra Tòa, những người này viện cớ tuy vợ chồng không sống cùng một nơi, nhưng quan hệ hôn nhân của họ vẫn đang bình thường, mâu thuẫn chưa trầm trọng và họ không đồng ý ly hôn để ngăn cản người kia không được phép kết hôn với người khác và kéo dài tình trạng này vô thời hạn.
Trong khi những cặp vợ chồng này chỉ tồn tại trên danh nghĩa pháp lý, còn cả về tình cảm, lẫn tài sản đều đã rạch ròi.
Thực ra ly thân được hiểu là vợ chồng không cùng chung sống, không có quan hệ tình cảm, không thiết lập khối tài sản chung với nhau nên khi xét xử, nhiều thẩm phán vẫn xem xét đến tình trạng ly thân như là một trong những cơ sở cho thấy mâu thuẫn vợ chồng đã kéo dài, không thể hàn gắn để cho họ ly hôn. Nhưng vì không được luật quy định nên ngay cả việc xác định một cặp vợ chồng đang trong tình trạng ly thân hay không cũng không dễ dàng.
Ly thân là khoảng thời gian cần thiết để các cặp vợ chồng đang mâu thuẫn nhìn nhận lại mối quan hệ từ đó cân nhắc có thể tiếp tục chung sống, hay quyết định ly hôn. Do đó, Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi cần bổ sung chế định ly thân với tư cách là một quyền của các cặp vợ chồng, chứ luật không khuyến khích cứ xảy ra mâu thuẫn vợ chồng là ly thân.
Tuy nhiên, luật cần quy định, kể từ thời điểm ly thân, hai bên có quyền xác lập tài sản riêng để hạn chế các tranh chấp phức tạp nảy sinh sau đó. Với những cặp vợ chồng xảy ra mâu thuẫn trầm trọng, một bên cố tình níu giữ quan hệ hôn nhân bằng cách ly thân để ngăn cản người kia tìm hạnh phúc mới thì đây cũng là một trong các căn cứ để Tòa án xem xét cho ly hôn dù không có sự thuận tình.
Người phụ nữ 62 tuổi, đã có 10 đứa cháu vừa kết hôn với một chàng trai kém mình tới 36 tuổi sau một thời gian quen nhau trên Facebook.
" alt=""/>Bi hài ly thân: chồng kinh doanh với bồ, lúc nợ nần lại đòi vợHai vợ chồng tôi có một quan điểm chung, đó là sau giờ làm việc, chúng tôi sẽ dành toàn bộ thời gian cho gia đình, không ôm việc về nhà. Buổi tối, cứ 21h là cả hai tắt đèn, lên giường đi ngủ. Đó là cách giữ gìn sức khỏe để hôm sau chúng tôi có thể đi làm.
Sau hai năm lập gia đình, vợ chồng tôi quyết định có đứa con đầu lòng. Khi con được sáu tháng tuổi, vợ chồng tôi mua một mảnh đất mặt tiền, xây nhà trên đó và chuyển ra đây ở. Vợ tôi cũng nghỉ hẳn công việc ở công ty để có thời gian lo cho con cái. Vợ chuyển ra kinh doanh riêng và thuê thêm hai người giúp việc.
Hằng ngày, tôi đi làm về đến nhà là khoảng 16h15, đã thấy vợ chuẩn bị bữa cơm chiều xong xuôi. Tới 17h, cả nhà tôi đã ngồi vào mâm cơm. Đến tối, 21h là chúng tôi đi ngủ cùng con cái.
>> Tôi mừng gần chết khi chồng chịu từ bỏ công việc
Công việc dù có bận rộn như thế nào đi nữa thì vợ chồng tôi cũng giữ một quan điểm từ đầu tới giờ là phải ăn đúng giờ, ngủ đủ giấc, như vậy mới có đủ sức khỏe để làm việc. Chúng tôi chẳng việc gì phải cố quá sức làm việc để rồi hủy hoại sức khỏe của chính mình.
Hai đứa con của tôi hiện giờ đều thuộc Gen Z. Ảnh hưởng từ thói quen sinh hoạt của cha mẹ nên các con cũng chẳng bao giờ học bài đến quá 20h30. Giống chúng tôi, cứ 21h là các con tắt đèn đi ngủ. Hôm sau, 5h sáng là các con đã tự thức dậy, xem lại bài và ăn sáng để chuẩn bị đi học. Mỗi ngày, con chỉ học một buổi sáng hoặc chiều ở trường. Hiện giờ, con lớn của tôi đang đi làm và học Thạc sĩ, con thứ hai học năm ba đại học.
Đến nay, tôi đã nghỉ hẳn việc ở công ty được 10 năm khi mới chỉ ngoài 40 tuổi để về quản lý cơ sở kinh doanh với vợ. Buổi sáng, chúng tôi cùng nhau dậy sớm đi tập thể dục, vệ sinh nhà cửa, lái xe đi ăn sáng đến 8h30 lại về mở cửa kinh doanh. Buổi trưa, đúng 11h30 hai vợ chồng ăn uống, tranh thủ ngủ 30-45 phút cho tỉnh táo rồi dậy bán hàng. Chiều đến, 17h chúng tôi lại đi tập thể dục trước khi về nhà nấu nướng, ăn cơm và nghỉ ngơi.
Vòng lặp sinh hoạt và làm việc điều độ như vậy giúp chúng tôi đảm bảo được sức khỏe thể chất và tinh thần, không bị rơi vào tình trạng stress, suy nhược cơ thể, bệnh tật như nhiều người làm việc "bán mạng".
" alt=""/>Nghỉ hưu tuổi 40 trước khi kiệt sức vì công việc