Định hướng trọng tâm công tác của Bộ và các đơn vị trực thuộc trong thời gian tới, người đứng đầu ngành TT&TT nhấn mạnh Quy hoạch báo chí là một nội dung rất quan trọng. Do đó, bên cạnh việc tích cực làm việc với các bên để sắp xếp, tổ chức lại các cơ quan báo chí cho hiệu quả, "các đơn vị cũng cần rà soát lại tình hình triển khai trong thời gian qua để báo cáo lên Chính phủ".
Đối với các cơ quan báo chí thuộc Bộ TT&TT, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cũng yêu cầu "sắp xếp lại theo Quy hoạch Báo chí" và cần cố gắng triển khai thực hiện sớm nhất trong tháng 7.
Trước đó, ông Nguyễn Thanh Lâm, Phó Cục trưởng Cục Báo chí cho biết, Cục đang tích cực chuẩn bị các nội dung để làm việc với các cơ quan chủ quản báo chí về Quy hoạch báo chí. Dự kiến trong tuần này, Cục sẽ làm việc với tỉnh Quảng Ninh về đề án sắp xếp lại các cơ quan báo chí của địa phương này. "Việc phối hợp với các cơ quan chủ quản triển khai quy hoạch báo chí sẽ nằm trong công tác định kỳ hàng tháng của Cục trong thời gian tới, ông Lâm nói thêm.
![]() |
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn phát biểu chỉ đạo tại Giao ban QLNN Bộ TT&TT chiều 6/6. |
Bên cạnh nội dung quy hoạch báo chí, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cũng yêu cầu Cục Báo chí sớm xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Báo chí sửa đổi để bộ Luật quan trọng này sớm đi vào cuộc sống.
Ông cũng đề nghị các cơ quan báo chí tập trung thông tin tuyên truyền về kết quả bầu cử, về các Nghị quyết của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế, xã hội, cải thiện môi trường kinh doanh quốc gia; đẩy mạnh tuyên truyền đấu tranh chủ quyền biển đảo... ; đa dạng hóa các sản phẩm truyền thông về những đề tài như phòng chống ma túy, thiên tai, tham nhũng, an toàn thực phẩm, buôn lậu, gian lận thương mại.
"Hai Cục cần phối hợp Thanh tra xử lý nghiêm các hành vi đưa tin không đúng sự thật trên báo chí, vi phạm các quy định của pháp luật, giật gân, câu khách quá đà...", Bộ trưởng chỉ đạo.
T.C
Gấp rút triển khai quy hoạch báo chí Bộ TT&TT" alt=""/>Báo cáo Chính phủ tình hình triển khai Quy hoạch Báo chíNhu cầu sử dụng “đám mây” của DN
Ứng dụng công nghệ đám mây đang trở thành một xu hướng của các DN trên toàn cầu. Thế nhưng, tại Việt Nam, có khá nhiều DN vẫn còn hoài nghi đối với điện toán đám mây.
Các chuyên gia cho rằng, nhiều DN nhỏ đã bắt đầu công việc kinh doanh của họ trong điện toán đám mây nhưng không hề để ý đến điều đó. Khi bắt đầu việc kinh doanh, họ mua máy tính, có thể là tạo một địa chỉ thư điện tử, tạo một trang web, nhưng phần lớn DN nhỏ không có máy chủ. Vậy khi việc kinh doanh phát triển, họ có yêu cầu cấp thiết đòi hỏi phải mua máy chủ chuyên dụng để chạy máy chủ thư điện tử, thậm chí máy chủ web của DN.
Thực tế, không ít DN đã bỏ ra rất nhiều chi phí cho việc đầu tư hệ thống máy chủ riêng và những phần mềm quản lý nội bộ. Mức chi phí đầu tư ban đầu quá lớn dành cho những ứng dụng văn phòng sẽ trở thành một trong những vấn đề nan giải, vì gây ảnh hưởng đến dòng tiền của DN. Vì vậy DN nhỏ vừa mới kinh doanh bắt đầu trong điện toán đám mây và khi công việc kinh doanh được mở rộng hơn thì DN luôn cần đến các ứng dụng có tính đồng bộ dữ liệu cao với các thiết bị, quản trị hệ thống thư điện tử hiệu quả và khả năng làm việc nhóm lớn, lúc đó đòi hỏi DN phải tìm kiếm giải pháp công nghệ tốt nhất cho mình. Tuy nhiên, giải pháp này phải chi phí đầu tư hợp lý, đảm bảo tính bảo mật, có thể đảm bảo làm việc ở mọi nơi và việc quản trị dễ dàng.
![]() |
Theo một khảo sát mới đây của Vmware khảo sát với trên 64 nhà quản lý CNTT và lãnh đạo DN tại Việt Nam thì có tới 52% DN Việt Nam mong muốn áp dụng điện toán đám mây vào hạ tầng công nghệ thông tin. Có tới 87% DN tham gia khảo sát cho biết họ tin tưởng vào vai trò của điện toán đám mây trong việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo. 44% DN Việt được khảo sát cảm thấy chi phí vẫn luôn là một trong những rào cản hàng đầu khi muốn ứng dụng công nghệ.
Theo chỉ số NWOW (New way of Work - làm việc theo phương thức mới) vừa được Microsoft công bố, có tới 59% nhân sự trong các DN vừa và nhỏ tại Việt Nam cho biết họ không được trang bị đầy đủ thiết bị công nghệ để phù hợp với phương thức hiện đại, có thể làm việc mọi lúc mọi nơi. Điều này cho thấy, khả năng tiếp cận đến dịch vụ điện toán đám mây của các DN vừa và nhỏ tại Việt Nam vẫn còn rất hạn chế.
DN dùng “đám mây khó hay dễ”?
Mới đây, Microsoft Việt Nam và CMC Telecom đã ký kết biên bản ghi nhớ xác nhận việc CMC Telecom trở thành đối tác chiến lược cung cấp dịch vụ điện toán đám mây cấp I của Microsoft tại Việt Nam. Theo biên bản này, toàn bộ dịch vụ trên nền tảng điện toán đám mây của Microsoft sẽ được CMC Telecom trực tiếp phân phối và cung cấp tại thị trường Việt Nam cho khách hàng DN trong và ngoài nước.
![]() |
Ông Ngô Trọng Hiếu - Tổng giám đốc CMC Telecom cho biết, hiện tại Việt Nam có rất nhiều DN quy mô chỉ có 30- 50 người. Nếu bỏ tiền thiết lập hệ thống CNTT sẽ mất chi phí rất lớn. Thế nhưng, hầu hết các DN Việt Nam có 2 nhu cầu chính là email và chia sẻ dữ liệu lớn. Thế nhưng, các DN này thường xuyên phải đối mặt với việc gửi email không được vì dung lượng lớn. Bên cạnh đó, vấn đề bảo mật cùa DN cũng hết sức cần thiết khi mà nguy cơ chia sẻ dữ liệu trên các dịch vụ như drop box có thể làm lộ bí mật của DN. Khi đó CMC Telecom với vai trò là nhà cung cấp hạ tầng mạnh với đường truyền tốc độ cao và Microsoft đưa ra các giải pháp, dịch vụ CNTT hoàn chỉnh cho khách hàng DN với dịch vụ Office 365. Việc kết hợp này có thể đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng dịch vụ CNTT cho DN vừa và nhỏ.
Ông Vũ Minh Trí, Tổng giám đốc Microsoft Việt Nam cho biết, Office 365 là bộ dịch vụ điện thoái đám mây cho các DN trải nghiệm các dịch vụ CNTT cao cấp. Microsoft Office 365 tích hợp đầy đủ từ trọn bộ Office Pro Plus; Exchange Online (dịch vụ quản lý thông tin cá nhân/tin nhắn lưu trữ trên đám mây); Skype for Business (ứng dụng họp trực tuyến), Sharepoint Online (Portal online nội bộ cho DN), OneDrive for Business (hệ thống lưu trữ trực tuyến), Yammer (mạng xã hội riêng cho DN), Sway (trình bày, tạo slide trình chiếu, share slide nhanh chóng); Video với hệ thống chia sẻ chuyên nghiệp và Thư ký ảo Delve.
Giải pháp Microsoft có thể giúp DN vừa và nhỏ hợp tác năng suất mọi nơi với những trải nghiệm quen thuộc trên máy tính, tablet, thiết bị di động. Ví dụ, với Office 365 có thể sử dụng toàn bộ thiết bị hiện có trên môi trường làm việc hiện đại với những dịch vụ luôn được cập nhật để hoàn thiện công việc.
Ông Trí cho rằng, nếu mỗi DN vừa và nhỏ triển khai dịch vụ này phải mất vài tháng xây dựng hạ tầng CNTT và nguồn nhân lực. Thế nhưng, với dịch vụ Office 365 thì hầu hết các DN đều có thể dễ dàng sử dụng dịch vụ CNTT để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của DN mình.
Thúy Ngà
" alt=""/>DN được gì thời công nghệ ‘đám mây’ ?Hôm nay, ngày 3/6/2016, tại Hà Nội, đã diễn ra phiên toàn thể lần thứ nhất Diễn đàn Kinh tế Tư nhân Việt Nam dưới sự chủ trì của ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ.
Có sự tham gia của hơn 700 đại biểu doanh nhân Việt Nam, đại diện lãnh đạo Chính phủ cùng đại diện các cơ quan thuộc Chính phủ, người đứng đầu cơ quan ngoại giao tại Việt Nam và các tổ chức, đối tác quốc tế, sự kiện này được kỳ vọng là diễn đàn để giới doanh nghiệp tư nhân Việt Nam có cơ hội nói ra nhu cầu và giải pháp của mình, mà kết quả của Diễn đàn có thể tác động đến sự phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn tới.
Trao đổi tại phiên đối thoại chuyên đề “Kinh tế số: Làm thế nào để thúc đẩy phát triển nền kinh tế số tại Việt Nam?”, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm cho biết, về cơ bản Bộ TT&TT rất chia sẻ tầm nhìn và kiến nghị của các doanh nghiệp tư nhân tại Diễn đàn.
![]() |
Theo Thứ trưởng, Bộ TT&TT đang tổ chức tổng kết 10 năm thi hành Luật CNTT nhằm đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế, từ đó đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật này nhằm thúc đẩy hơn nữa ứng dụng CNTT, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, hội nhập vào nền kinh tế thế giới. “Bộ TT&TT cũng mong muốn nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến từ các doanh nghiệp, hiệp hội, cộng đồng quốc tế để Bộ xây dựng, hoàn thiện được nền tảng pháp lý thúc đẩy nền kinh tế số phát triển”, Thứ trưởng nói.
Thứ trưởng khẳng định, Bộ TT&TT cam kết đồng hành cùng các cơ quan chức năng của Việt Nam, cộng đồng doanh nghiệp CNTT trong các hoạt động hỗ trợ, thúc đẩy như xây dựng các chính sách ưu đãi, bảo vệ phần mềm, phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn của các nhà đầu tư tiềm năng. Đặc biệt, Bộ TT&TT sẽ nêu các tấm gương điển hình của các doanh nghiệp khởi nghiệp thành công đi kèm những kiến thức, kỹ năng cần thiết trong việc khởi nghiệp.
Bộ TT&TT cũng cam kết tiếp tục hỗ trợ các hoạt động xúc tiến đầu tư thương mại trong nước và ngoài nước cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNTT trong thời gian tới đây, đặc biệt là các doanh nghiệp trẻ, các doanh nghiệp nhỏ và vừa hay các doanh nghiệp khởi nghiệp để tạo cầu nối cho các doanh nghiệp này tiếp cận với thị trường thế giới cũng như các nhà đầu tư tiềm năng.
Thứ trưởng cho biết thêm, Bộ TT&TT đang triển khai nhiều hoạt động trong Nghị quyết số 26 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Đặc biệt, Bộ TT&TT đang nỗ lực triển khai Chương trình phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng đến 2020 mới được Thủ tướng Chính phủ ban hành. Mục tiêu của Chương trình này là xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông băng rộng, hiện đại, an toàn, dung lượng lớn, tốc độ cao, chủ động trên toàn quốc, cung cấp được các dịch vụ viễn thông băng rộng đa dạng, có chất lượng tốt.
“Hạ tầng CNTT, viễn thông băng rộng này chính là nền tảng cho việc xây dựng, phát triển CNTT cho nền kinh tế số, là môi trường hoạt động cho các doanh nghiệp khởi nghiệp trong nền kinh tế số. Bộ TT&TT mong có được sự tham gia tích cực của các cơ quan, ban, ngành, địa phương và doanh nghiệp tham gia vào xây dựng hệ sinh thái, vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế số trên nền hạ tầng băng rộng này”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
" alt=""/>Đề xuất kết nối mạng lưới Việt kiều trên toàn thế giới hỗ trợ cho startup