Qua rà soát các trường hợp tiếp xúc gần với F0 cho thấy, thầy giáo T. - giám thị coi thi ở điểm trường THPT Ứng Hòa A đã từng tiếp xúc gần và là giáo viên dạy thêm cho học sinh này.
Sở GD-ĐT Hà Nội vẫn đang tiếp tục rà soát các điểm thi và các trường hợp cán bộ, giáo viên và thí sinh liên quan đến các ca bệnh mới (Ảnh minh họa)
Ngày 4/7, thầy giáo này đã đến họp Hội đồng thi và tiếp xúc với một số người. Để đảm bảo an toàn, Sở GD-ĐT Hà Nội đã quyết định điều động thay thế toàn bộ lực lượng tham gia tổ chức kỳ thi tại điểm Trường THPT Ứng Hòa A với 87 người, trong đó có 45 người ở huyện Ứng Hòa, 26 người ở huyện Mỹ Đức và 16 người ở huyện Phú Xuyên.
Ông Sơn cho biết, mặc dù sự việc xảy ra ngay trước kỳ thi tốt nghiệp THPT, nhưng Hà Nội vẫn ứng phó kịp thời do đã lên sẵn các kịch bản trong mọi tình huống. Hiện số lượng cán bộ thay thế đã được huy động từ các huyện Ứng Hòa, Mỹ Đức và Phú Xuyên.
Sở GD-ĐT Hà Nội vẫn đang tiếp tục rà soát các điểm thi và các trường hợp cán bộ, giáo viên và thí sinh liên quan đến các ca bệnh mới.
Hà Nội: 102 thí sinh ở ổ dịch Mỹ Đức thi đợt 2 Ông Lê Văn Thăng, Phó Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Mỹ Đức (Hà Nội), cho biết địa phương này vừa xuất hiện dịch Covid-19. Tính đến 13 giờ 30 ngày 6/7, toàn huyện ghi nhận 5 trường hợp mắc Covid-19. Để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021, Ban chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT 2021 huyện Mỹ Đức đã rà soát, truy vết và xác định trên địa bàn huyện có 1 thí sinh F0, 22 thí sinh F1, 51 thí sinh F2 và 28 thí sinh trong vùng phong tỏa. Theo ông Thăng, toàn bộ 102 thí sinh này sẽ được sắp xếp thi vào đợt 2 theo quy định của Bộ GD-ĐT. (Theo VNews) |
Thúy Nga
Theo báo cáo nhanh của Bộ GD-ĐT, trong buổi làm thủ tục dự thi tốt nghiệp THPT năm 2021 (ngày 6/7), tổng số thí sinh không đến làm thủ tục là 27.779 em, trong đó số thí sinh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nên không thể dự thi là 14.394.
" alt=""/>Hà Nội thay thế toàn bộ nhân sự tại một hội đồng thi tốt nghiệp THPT do có giám thị là F1Điều đáng kể, Giám đốc thể thao PSG, Luis Campos cũng rất thích ý tưởng này. Đơn giản, ông chính là người đã mang Bernardo Silva từ Benfica về cho Monaco, lúc còn làm việc ở CLB này.
Do vậy, Luis Camps rất thích thú nếu có thể thực hiện thương vụ của tiền vệ người Bồ một lần nữa mà sẽ khiến Pep Guardiola mất đi một trụ cột quan trọng ở Etihad.
Theo nguồn trên, Bernardo Silva đang muốn rời Man City “hơn bao giờ hết”. Thực tế, tiền vệ trụ cột này có ý định rời Etihad trong suốt 2 mùa qua, dù vậy anh không thúc đẩy chuyển nhượngdo không muốn đẩy Man City vào thế khó, nhất là mối quan hệ tốt với Pep Guardiola, người luôn mong anh ở lại.
Tuy nhiên, Man City hiện gặp sóng gió khi bị BTC Premier Leaguecáo buộc vi phạm hơn 100 lần các quy định về tài chính trong 9 năm (2009-2018).
Sẽ có một ủy ban điều tra để xét xử độc lập và nếu bị xử phạt, Man City không loại trừ bị trục xuất khỏi Premier League mà không được quyền kháng cáo.
Football365 cho biết, Silva khó mà không tránh khỏi dao động nên “khao khát đón nhận thử thách mới” và sẽ “dứt khoát hơn vào mùa hè này sau khi úp mở về tương lai của mình vào năm ngoái”.
Về phía Mbappe, người có tiếng nói lớn trong chuyển nhượng PSG, rất muốn tái hợp Bernardo Silva ở Parc des Princes và đang tìm cách thuyết phục đồng đội cũ ở Monaro, rằng đến Paris sẽ là lựa chọn đúng đắn.
Barca cũng rất muốn có Bernardo Silva nhưng CLB này khó mà đủ tài chính để mua tiền vệ người Bồ.
" alt=""/>Man City có biến lớn, Mbappe kéo Bernardo Silva về PSGTổng số vị trí đất đai, diện tích đất đã chuyển đổi theo hình thức giao đất, cho thuê đất không qua đấu giá; số vị trí đất đai được chuyển đổi thông qua đấu giá quyền sử dụng đất.
Về nghĩa vụ tài chính, TTCP yêu cầu báo cáo kết quả thanh tra việc thực hiện nghĩa vụ tài chính đất đai, tổng số tiền phải thu, số đã thu, số tiền còn nợ (chưa thu được) trong quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất kinh doanh sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở.
Đối với kết quả thanh tra việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất do bộ, ngành, địa phương thực hiện, Thanh tra Chính phủ yêu cầu báo cáo rõ tổng số vị trí, diện tích đất được thanh tra, số cuộc thanh tra đã thực hiện, số cuộc ban hành kết luận thanh tra, số cuộc chưa ban hành kết luận thanh tra.
Báo cáo kết quả thanh tra của các bộ, ngành, địa phương phải tổng hợp được những vi phạm pháp luật chủ yếu được phát hiện qua thanh tra, trong đó có vi phạm của các cơ quan quản lý, vi phạm của doanh nghiệp, chủ dự án, tổng hợp vi phạm về kinh tế, tài chính, đất đai.
Đồng thời đưa ra kiến nghị xử lý về kinh tế, tài chính, đất đai; xử lý kỷ luật hành chính; xử lý hình sự, chuyển vụ việc sang cơ quan điều tra, và kiến nghị về hoàn thiện cơ chế, chính sách.
TTCP yêu cầu thanh tra các bộ, ngành, địa phương gửi báo cáo về cơ quan này là trước ngày 30/10/2022.
Trong những năm qua, TTCP cũng đã thực hiện thanh tra việc chuyển đổi nhà đất công có vị trí đắc địa sang mục đích khác Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Khánh Hoà…
Như tại Hà Nội, trước đó, TTCP đã công bố kết luận về một số dự án đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn vay; việc chuyển đổi, chuyển nhượng nhà đất của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp có vị trí đắc địa sang mục đích khác trong giai đoạn 2003 - 2016.
TTCP xác định tổng số tiền sai phạm được phát hiện qua thanh tra tại các dự án chuyển mục đích sử dụng đất có vị trí lợi thế kinh doanh lên tới gần 4.000 tỷ đồng.
Qua thanh tra cho thấy, một số doanh nghiệp khi lựa chọn nhà đầu tư đưa lợi thế đất để đấu giá đã thu về cho Nhà nước số tiền lớn nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp không tổ chức đấu giá lựa chọn nhà đầu tư (tự thoả thuận theo hình thức hỗ trợ) thu được thấp như: Dự án số 1 Phùng Chí Kiên (Tràng An Complex của GP Invest), Dự án tại 365A Minh Khai của Công ty cổ phần Đầu tư phát triển nhà và Đô thị Vinaconex (VINAHUD); Dự án 167 Thụy Khuê (Five Star West Lake - Tập đoàn GFS); Dự án 69 Vũ Trọng Phụng (Rivera Park Hà Nội của Công ty Long Giang Land); Dự án 47 Nguyễn Tuân (Goldseason 47 Nguyễn Tuân - TNR Holdings Việt Nam); Dự án 108 Nguyễn Trãi (Dự án King Place của Anphanam); Dự án 44 Yên Phụ (Hanoi Aqua Central của Công ty Cổ Phần Tháp Nước Hà Nội); Dự án tại 430 Cầu Am (GoldSilk Complex - TNR Holdings Việt Nam)...
Về việc xác định tiền sử dụng đất phải nộp của dự án, theo kết luận của TTCP, việc tính toán và phê duyệt giá thu tiền sử dụng đất đối với dự án chuyển mục đích sử dụng đất không căn cứ vào thông tư 145/2007 của Bộ Tài chính và Thông tư 36/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT). Các dự án ở 2 giai đoạn này, liên ngành và Sở TN&MT đã trình UBND TP khi xác định giá tiền sử dụng đất theo phương pháp thặng dư, trong đó tổng chi phí phát triển dự án đã đưa vào một số khoản chi phí không đúng theo quy định để giảm trừ khi xác định giá thu tiền sử dụng đất, dẫn đến chủ đầu tư được hưởng lợi về kinh tế, trong khi ngân sách nhà nước bị thất thu số tiền lớn. Đoàn thanh tra tạm tính đối với 30/38 dự án số tiền hơn 1.480 tỷ đồng.
Như tại dự án Hanoi Aqua Central 44 đường Yên Phụ (Ba Đình) của Công ty CP Tháp nước Hà Nội; dự án Star Tower 283 Khương Trung (Thanh Xuân); Dự án nhà ở kinh doanh kết hợp dịch vụ thương mại tại lô đất 2.6-NO - Times Tower đường Lê Văn Lương của Công ty CP Xây dựng số 1 Hà Nội; Dự án xây dựng Khu văn phòng nhà ở và nhà trẻ 201 Minh Khai (Hinode City); Dự án Trung tâm thương mại dịch vụ công cộng nhà trẻ và nhà ở để bán lô đất 3.7CC đường Lê Văn Lương (Thanh Xuân) của Hacinco; Dự án Goldseason 47 Nguyễn Tuân (Thanh Xuân); Dự án 210 Trần Quang Khải và 17 Tôn Đản của Công ty CP Him Lam; Dự án Rivera Park 69 Vũ Trọng Phụng…
TTCP cũng đã ban hành kết luận thanh tra về công tác quản lý nhà nước và thực hiện pháp luật trong quy hoạch, quản lý xây dựng, đất đai, môi trường đối với khu công nghiệp, khu đô thị; việc chuyển đổi nhà, đất công có vị trí đắc địa sang mục đích khác tại TP.HCM. Theo đó, về xử lý kinh tế, TTTCP kiến nghị xử lý 2.054 tỷ đồng, trên 6 triệu USD và 464.000m2 đất...