Bệnh nhân vẫn đang được theo dõi tại BV Bạch Mai
Nhiệt độ bên ngoài nắng nóng cộng thêm nhiệt độ đám cháy đã gây ra tình trạng say nắng và say nóng khiến bệnh nhân ngất đi, sau đó lại hít phải khói gây ngộ độc.
Tuy nhiên rất may bệnh nhân có chồng con đi cùng nên được chuyển đến bệnh viện kịp thời. Sau 5 ngày được điều trị tích cực, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch, chức năng các tạng trở về bình thường, tình trạng rối loạn đông máu đã ổn định.
Hiện bệnh nhân đã tỉnh táo, tự sinh hoạt và đang được theo dõi thêm.
Các bác sĩ khuyến cáo, tình trạng sốc nhiệt xảy ra khi trời nắng nóng, nhiệt độ cơ thể tăn đến 40 độ C.
Vì vậy khi người lao động ngoài trời hoặc dập lửa ngày nắng nóng bị ngất, người xung quanh cần nghĩ ngay đến sốc nhiệt để cấp cứu kịp thời. Khi bị sốc nhiệt, bệnh nhân nhanh chóng bị tổn thương não, tim, thận và cơ, làm tăng nguy cơ các biến chứng nghiêm trọng và tử vong.
TS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc TT Chống độc khuyến cáo, khi bệnh nhân có biểu hiện ngất giữa trời nắng nóng, ngừng thở, thở yếu, người xung quanh cần thực hiện hô hấp nhân tạo.
Bệnh nhân khi bị sốc nhiệt sẽ có thân nhiệt rất cao, người rát nóng, khi đó cần sơ cứu hạ nhiệt ngay bằng cách đưa bệnh nhân vào bóng râm, cởi bỏ bớt quần áo, tước nước lên người hoặc nhúng bệnh nhân vào nước lạnh, chườm đá hoặc khăn ướt lạnh vào nách, cổ, bẹn bệnh nhân, sau đó nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
Trong những ngày nắng nóng, nhiều người vẫn phải làm việc ngoài trời như nông dân, công nhân xây dựng, những người phải di chuyển trên đường.
Nếu phải làm việc lâu ở ngoài trời, di chuyển một quãng đường dài khi trời nắng nóng thì cố gắng tránh thời điểm từ 12 giờ trưa đến 16 giờ.
Mỗi người phải có các biện pháp bảo vệ cơ thể như mặc quần áo bảo hộ lao động chống nắng, làm thông thoáng, che chắn, khi làm việc ngoài trời. Đặc biệt cần lưu ý uống đủ nước để phòng mất nước.
Thúy Hạnh
- Đã có 2 ít nhất 2 người chết, 1 người đang nguy kịch điều trị tại BV 108 do bị sốc nhiệt khi làm việc dưới trời nắng nóng.
" alt=""/>Người phụ nữ nguy kịch vì say nóngNhững năm gần đây, tỷ lệ mắc đái tháo đường ngày càng tăng, được coi là “đại dịch không lây nhiễm”. Theo Liên đoàn Đái tháo đường thế giới (IDF) công bố năm 2021, có tới 53 triệu người mắc căn bệnh này trên toàn cầu, tương ứng với tỷ lệ trong 10 người từ 20-79 tuổi có 1 bệnh nhân; cứ 6 trẻ sinh ra có 1 trẻ bị ảnh hưởng bởi đái tháo đường trong giai đoạn phát triển thai nhi. Đặc biệt, có tới 50% số người trưởng thành mắc bệnh mà không được chẩn đoán.
Tại Việt Nam, kết quả điều tra của Bộ Y tế năm 2021 cho thấy, tỷ lệ mắc đái tháo đường ở người trưởng thành ước tính là 7,1%, tương đương gần 5 triệu bệnh nhân. Trong đó, số đã được chẩn đoán chỉ chiếm khoảng 35% và số được quản lý, điều trị tại các cơ sở y tế chiếm 23,3%. Theo dự báo, số ca mắc đái tháo đường của Việt Nam cũng như toàn thế giới sẽ tiếp tục tăng nhanh trong những năm tới.
Đái tháo đường ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh, làm tổn thương các mạch máu dẫn tới xơ vữa động mạch, huyết áp cao. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh về tim mạch, đột quỵ, mù mắt, suy thận,…