Doubao 728
![]() |
Doubao 728 có hai vạch sóng thể hiện hỗ trợ 2 mạng di động. Ảnh: Mobile-review. |
CECT Q618
![]() |
CECT Q618 hỗ trợ mạng CDMA và GSM. Ảnh: SGTT. |
Asus hiện đang đứng đầu thị trường Việt Nam trong các lĩnh vực bo mạch chủ, ổ quang, card đồ họa. Tuy nhiên, mãi đến tận bây giờ, sau khi chính thức lựa chọn và công bố công ty máy tính Vĩnh Xuân làm nhà phân phối ủy quyền, Asus mới thực sự bước chân vào thị trường máy tính xách tay Việt Nam. Lý giải cho sự chậm trễ này, ông Leroy Liu, Giám đốc Asus Việt Nam cho biết, phải đến giờ, việc xin cấp phép và thiết lập trung tâm bảo hành tại TP HCM mới chính thức hoàn tất.
Tại buổi họp báo công bố Vĩnh Xuân là nhà phân phối chính thức các sản phẩm máy tính xách tay Asus tại Việt Nam, Giám đốc Asus Việt Nam, ông Leroy Liu cũng tuyên bố, công ty này đặt mục tiêu lọt vào top 5 nhà sản xuất máy tính xách tay lớn nhất Việt Nam chỉ trong vòng một năm sau khi xuất hiện. Khi được hỏi dựa vào đâu mà Asus dám đặt ra mục tiêu thách thức đến vậy, đặc biệt là khi Asus là một kẻ đến sau, các sản phẩm lại có giá bán không hề rẻ chút nào, ông Liu đã cho rằng, vũ khí chính của Asus trong cuộc chiến tại Việt Nam chính là chất lượng và dịch vụ, cùng với thiết kế sang trọng, quý phái của sản phẩm.
" alt=""/>Laptop Asus chính thức có mặt tại Việt NamTrước tiên, chúng tôi muốn ra một khái niệm về điện thoại thông minh mà bài viết này đề cập đến.
Định nghĩa PDA phone và smartphone trong bài viết này chỉ giới hạn ở những chiếc điện thoại thông minh, được cài đặt hệ điều hành Microsoft Windows Mobile.
Nhóm điện thoại này xuất hiện đầu tiên là chiếc smartphone vào năm 1999 có tên gọi “Firefly” được thiết kế và chế tạo dưới sự phát triển của Neil Enns, trưởng nhóm sản phẩm thuộc bộ phận các thiết bị di động của Microsoft (Microsoft Mobile Devices Product Group). Tuy nhiên, nó không được đưa ra sản xuất thương mại hàng loạt. Tiếp đó, Microsoft còn thiết kế thêm một mẫu nữa là Avenger trước khi bắt tay hợp tác phát triển với nhà sản xuất High Tech Computer (HTC).
Mặc dù Microsoft là nhà chế tạo sản phẩm thử nghiệm đầu tiên (prototype), nhưng chính HTC mới là công ty thành công khi đưa PDA phone và smartphone ra thị trường bằng hai phiên bản có tên mã Canary và Walaby vào năm 2002. Canary được đặt hàng bởi Orange và có tên gọi O2 XDA. Những phiên bản sau dần dần được những nhà điều hành mạng lớn trên thế giới như T-Mobile, Cingular, Vodafone… tham gia phân phối. Một số các nhà sản xuất phần cứng khác như MiTac, Motorola… cũng bắt tay vào chế tạo những mẫu tương tự. Như vậy, kể từ ngày dòng điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Windows mới chỉ có mình HTC, đến nay đã có hàng chục công ty công nghệ cả mới lẫn cũ tham gia chế tạo và phân phối các sản phẩm này, từ những tên tuổi nổi tiếng như Samsung, Motorola, HP cho đến những nhà sản xuất OEM/ODM lớn của thế giới như Quanta, Asus, Gigabyte...vv hay những kẻ mới xuất hiện như Tech Fair Wireless. Bên cạnh đó, sự cổ vũ phát triển cho nó cũng phải kể đến công đóng góp rất lớn của những nhà phân phối đồng thời cũng là những hãng viễn thông khổng lồ như T-Mobile, O2, Vodafone, Orange…
![]() |
Ngược dòng lịch sử, khi Microsoft bắt đầu chào hàng hệ điều hành mới mẻ dành cho các thiết bị cầm tay, hãng phần mềm lớn nhất thế giới này chỉ được đón chào bởi những nhà sản xuất OEM/ODM (Đài Loan) nhỏ, được biết đến là nơi gia công hầu hết các sản phẩm công nghệ thông tin trên thế giới. Trong khi đó, top 5 nhà sản xuất điện thoại hàng đầu thế giới ở thời điểm đó là Nokia, Samsung, Motorola, LG, Siemens tràn đầy những nghi ngại về một thế lực phần mềm tiến chân sang phần cứng. Đứng đằng sau các đại gia điện thoại đó là những hãng gia công khổng lồ như Quanta, Compal, Foxconn cũng không có động thái ủng hộ rõ ràng. Rốt cuộc, HTC là kẻ được lợi nhất cho đến thời điểm này do những sách lược đúng đắn bắt tay với Microsoft. Theo tính toán của một số hãng nghiên cứu thị trường, 80% đến 85% số lượng PDA phone và smartphone cài đặt hệ điều hành Microsoft Windows Mobile bán ra trên toàn thế giới được thiết kế và sản xuất bởi HTC. Sự thành công đáng kinh ngạc này đã thôi thúc hàng loạt hãng công nghệ chậm chân nối đuôi nhau tiến vào thị trường. Hệ điều hành Microsoft Windows Mobile từ năm 2002 đến nay đã phát triển qua 4 phiên bản. Khởi đầu với Windows Mobile 2002 trong Orange SPV và O2 XDA, cho đến Windows Mobile 2003 với O2 XDA II, O2 XDA Iis và các phiên bản tương đương T-Mobile MDA II, MDA III bán chạy nhất trong lịch sử.
Đến cuối năm 2004, Microsoft phát triển phiên bản mới có tên gọi là Windows Mobile 5.0 có những cải tiến vượt bậc, khắc phục được hầu hết tính không ổn định của những phiên bản hệ điều hành trước đó. Nhờ vào nền tảng WM 5, sự phát triển của các sản phẩm sử dụng hệ điều hành này của Microsoft mới thực sự tăng trưởng mạnh mẽ. Hiện tại, bản nâng cấp là WM 6 đã bắt đầu được cài đặt trên những mẫu PDA phone và smartphone mới nhất tung ra thị trường cuối quý 2 năm nay như HTC S710 hay O2 XDA Terra. Trong tương lai, hệ điều hành Windows Mobile mới nhất đang được phát triển trong phòng thí nghiệm có tên mã là Proton sẽ được giới thiệu vào nửa cuối năm 2008. Theo Microsoft cho biết, đến Proton cả hai dòng điện thoại PDA phone và smartphone sẽ dùng chung một hệ điều hành thay vì tách rời nhiều phiên bản như trước đây tiện lợi hơn cho các nhà phát triển phần mềm cũng như người sử dụng cuối cùng.
" alt=""/>Những chặng đường phát triển của Smartphone và PDA phone