Nhận định, soi kèo Wellington Phoenix vs Perth Glory, 12h00 ngày 4/5: Những người khốn khổ
Điều gì làm nên sự sôi động của BĐS Việt Nam?Việt Nam hiện đang là một thị trường hấp dẫn thu hút giới đầu tư BĐS. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế và gần đây nhất là sự thay đổi của các chính sách pháp luật, thị trường BĐS Việt Nam đang trở thành điểm nóng mới cho các nhà đầu tư, giúp họ dễ dàng nắm bắt cơ hội hơn.
Làn sóng đầu tư khổng lồ từ các nhà phát triển trong và ngoài nước đang tạo ra những tác động rõ rệt cho thị trường, và mọi doanh nghiệp đều nỗ lực để lại dấu ấn của mình và để được ghi nhận bởi các chuyên gia, tổ chức uy tín. Nhằm ghi nhận những nỗ lực này, PropertyGuru lần thứ 5 liên tiếp tổ chức giải thưởng dành cho BĐS Việt Nam - Vietnam Property Awards (VPA).
Nằm trong chuỗi Giải thưởng BĐS Châu Á uy tín, VPA trở thành nơi ghi dấu những thành tựu nổi bật của các nhà phát triển BĐS tại Việt Nam. Mỗi năm, sự kiện thu hút sự tham gia của các nhân tố nổi trội trong ngành, những đơn vị để lại ấn tượng mạnh mẽ với giải thưởng đầy thuyết phục cho những dự án xứng đáng.
 |
Thị trường BĐS Việt Nam phát triển mạnh mẽ (Ảnh: nguồn Internet) |
Được khởi xướng từ năm 2005 nhằm công nhận những thành tựu về BĐS trên khắp Châu Á, giải thưởng lần lượt được tổ chức tại nhiều quốc gia trong khu vực và chính thức ra mắt tại Việt Nam từ năm 2015, từ đó liên tục tạo tiếng vang lớn.
Tại lễ trao giải VPA năm ngoái, 43 giải thưởng đã được trao cho hơn 25 công ty và tổ chức cá nhân. Những danh hiệu được xướng tên như CapitaLand Vietnam, KIEN A Corporation, ứng cử viên mới Alpha King và SonKim Land Corporation cũng đã tham gia tranh giải và dành chiến thắng trọng hạng mục Chủ đầu tư hạng trung tốt nhất trong Lễ trao giải BĐS Châu Á tổ chức tại Thái Lan.
Jules Kay, Giám đốc mới được bổ nhiệm gần đây của PropertyGuru Asia Property Awards, chia sẻ lý do khiến ông hào hứng với VPA cũng như vai trò của những giải thưởng này. “Đảm nhận vai trò mới tại PropertyGuru, tôi rất vui mừng được cùng các cộng sự tìm kiếm, vinh danh, quảng bá và góp nâng cao chất lượng các dự án BĐS, bao gồm các dự án tại Việt Nam. Cùng với các chuyên gia, tôi mong muốn đưa giải thưởng lên một tầm cao mới.”
Tìm ra chủ nhân xứng đáng cho mỗi giải thưởng
Trong suốt những năm được tổ chức tại Việt Nam, VPA được biết đến như một giải thưởng đáng tin cậy, công bằng và minh bạch với hệ thống giải thưởng mở và được đánh giá bởi một hội đồng chuyên gia hoàn toàn độc lập.
Tại VPA 2019, đánh giá sẽ được thực hiện dưới sự dẫn dắt của ông Dương Quốc Thiện - Giám đốc Điều hành Transform Architecture. Hơn nữa, để đảm bảo kết quả được công bằng nhất, toàn bộ quy trình đánh giá đều được giám sát bởi BDO - một trong những công ty kiểm toán lớn nhất thế giới, đã hỗ trợ các giải thưởng trên khắp châu Á trong hơn một thập kỷ.
Lễ trao giải VPA 2019 sẽ diễn ra vào ngày 23/8/2019 tổng kết cho một quá trình đánh giá nghiêm túc và kỹ lưỡng của ban giám khảo đối với các dự án tranh giải. Trước đó, các ứng cử viên sẽ được thẩm định qua các vòng theo từng hạng mục, bao gồm việc tham quan thực địa, thẩm định chi tiết và họp đánh giá hội đồng giám khảo.
Các giải thưởng của mỗi hạng mục dành cho những cái tên xứng đáng nhất sẽ được công bố tại lễ trao giải. Năm nay, lễ trao giải VPA sẽ diễn ra tại khách sạn InterContinental Saigon (TP.HCM) với hơn 500 khách mời danh dự và các doanh nghiệp chủ chốt trong ngành.
VPA diễn ra với hơn 40 hạng mục tranh giải và cả các giải thưởng phụ, trải dài từ thiết kế, xây dựng, chăm sóc khách hàng đến dự án cộng đồng, dự án xanh,cơ sở hạ tầng công cộng. Sự kiện dần góp phần hình thành các tiêu chuẩn cho dự án BĐS tại Việt Nam, giúp khuyến khích tiềm năng ảnh hưởng đến thị trường BĐS lân cận ở châu Á.
 |
Giải thưởng BĐS Việt Nam năm 2018 (Nguồn: Internet) |
Thêm vào đó, PropertyGuru coi trách nhiệm xã hội là yếu tố quan trọng cần được ghi nhận bởi các giải thưởng; bởi vậy, PropertyGuru hợp tác với CARE - tổ chức phi chính phủ hoạt động trên toàn cầu với mục đích cứu sống, giảm thiểu đói nghèo và đấu tranh vì công bằng xã hội từ năm 2017; CARE đóng vai trò chọn lọc và công nhận Chứng nhận đặc biệt dành cho Thực hành xây dựng tích cực.
VPA góp phần thiết lập một chuẩn mực trong nhiều lĩnh vực khác nhau của ngành BĐS; qua mỗi năm, những dự án, ý tưởng sáng tạo hơn lại được vinh danh. Khi các doanh nghiệp, con người hoạt động trong lĩnh vực BĐS ngày càng khao khát những điều lớn lao hơn, bùng nổ hơn và “xanh” hơn, sứ mệnh của VPA là đảm bảo rằng những thành tựu đó được ghi nhận thích đáng. Lễ trao giải VPA 2019 chính là cơ hội để nhìn nhận những bước tiến trong lĩnh vực BĐS tại Việt Nam.
Giải thưởng BĐS Việt Nam 2019 Đăng ký & gửi hồ sơ tranh giải: Từ 19/11/2018 Ngưng tiếp nhận đăng ký: 28/06/2019 Ngưng tiếp nhận hồ sơ ứng cử: 05/07/2019 Kiểm tra thực địa: Từ 08/07/2019 đến 26/07/2019 Đánh giá vòng cuối: 31/07/2019 Lễ trao giải: 23/08/2019 |
Thúy Ngà
" alt=""/>PropertyGuru tiếp tục tìm kiếm những chủ đầu tư BĐS hàng đầu Việt Nam

 |
|
Đặt tay và chân ở tư thế nằm, ngang với sàn nhà giống tư thế trẻ em tập bò.
Từ từ di chuyển mông xuống phía gót chân của bạn.
Đặt đầu của bạn trên sàn nhà và di chuyển bàn tay về phía trước cho đến khi cánh tay của bạn thẳng. Đặt ở vị trí này trong 30 giây.
Tư thế chân số 4
Nằm xuống sàn và uốn cong đầu gối của bạn. Khoảng cách giữa hai bàn chân nên bằng với chiều rộng của hông.
Nhấc chân phải lên và đặt lên đầu gối trái. Ôm hông trái và từ từ kéo nó về phía cơ thể bạn.
Đầu và vai của bạn nên giữ nguyên tư thế đặt trên sàn nhà. Bạn sẽ có cảm giác kéo dài ở hông bên phải.
Giữ tư thế này trong 30 giây cho mỗi chân.
Tư thế xoắn chân
Nằm xuống sàn và uốn cong đầu gối của bạn. Di chuyển chân của bạn sang bên phải.
Chân trái nằm trên sàn và mắt cá chân phải nằm trên đầu gối trái.
Đặt cánh tay gần đầu của bạn. Kéo đầu gối phải về phía sàn. Giữ vị trí này trong 30 giây cho mỗi bên.
Tư thế chùng chân
Đứng thẳng, di chuyển chân phải về phía trước 1 bước rộng và đặt tay lên sàn nhà. Hãy chắc chắn rằng cánh tay phải của bạn ở bên trái của chân.
Sau đó, mà không di chuyển cánh tay của bạn, đẩy hông về phía trước để kéo căng phần phía trước của hông.
Ở lại vị trí này trong 30 giây. Làm tương tự cho chân trái.
Tư thế dang rộng chân
Đứng với hai chân rộng. Chĩa hai bàn chân ra ngoài. Giữ lưng thẳng, bụng uốn cong và chóng 2 tay lên đùi.
Thở ra và từ từ di chuyển như thể bạn sắp ngồi xuống ghế.
Giữ tư thế này trong 30 giây.
Tư thế uốn gập người
Đặt hai bàn chân trong một khoảng cách và đảm bảo rằng ngón chân hướng về phía trước.
Từ từ thở ra và cúi đầu xuống bàn chân, giữ thẳng lưng và đầu gối hơi cong.
Hãy thư giãn và ở lại vị trí này trong 30 giây, sau đó tăng lên từ từ.
Tư thế đầu bò
Ngồi trên mông và gập đầu gối.
Di chuyển chân phải của bạn ra phía sau đầu gối trái và đặt nó trên sàn bên trái khung xương chậu của bạn. Hãy chắc chắn rằng 2 đầu gối được đặt trên nhau.
Nhấc tay lên để giữ tư thế thẳng, sau đó đi xuống trong khi trải đều cân nặng lên khắp cơ thể.
Giữ tư thế trong 30 giây.
Tư thế ngồi xoắn
Ngồi xuống với hai chân thẳng. Sau đó, gập đầu gối của bạn và đặt chân trái của lên trên chân phải, đặt nó ở phía bên ngoài của hông phải.
Di chuyển bàn chân phải gần với mông bên phải của bạn.
Đặt khuỷu tay phải lên đầu gối chân trái và xoay người về phía bên trái. Giữ tư thế này trong 30 giây và làm tương tự cho phía bên kia.
Tư thế em bé hạnh phúc
Nằm ngửa, thở ra và gập đầu gối về phía bụng của bạn.
Hít vào và lấy 2 tay nàm 2 bàn chân.
Từ từ mở đầu gối rộng hơn một chút so với thân trên. Sau đó kéo chúng về phía nách.
Hãy chắc chắn rằng mắt cá chân của bạn vuông góc với sàn nhà. Giữ tư thế này trong 30 giây.

Những bài tập phục hồi cho bệnh nhân đau lưng
Những bài tập nhằm khôi phục lại chức năng của lưng hàng ngày rất quan trọng. Các bác sĩ khuyên mỗi ngày bạn nên tập đều đặn 30 phút và một tới ba lần một ngày trong giai đoạn phục hồi ban đầu.

Từ sinh non, liệt giường đến võ sư danh tiếng
Từ một cậu bé sinh ra trong bệnh tật, GS.VS Lương Ngọc Huỳnh đã rèn luyện kiên trì, bền bỉ để trở thành một võ sư, một lương y cứu người.
" alt=""/>Thoát đau lưng chỉ với 9 bài tập đơn giản này

Dù không muốn dùng roi vọt với con nhưng nhiều tình huống con quá bướng cũng sẽ khiến các ông bố bà mẹ hiền dịu nhất “tăng xông”. Vậy làm sao để kìm nén cơn tức giận?Đánh thì xót, không đánh thì hư
“Tôi cũng chủ trương không dùng đòn roi với con, cố gắng dạy con bằng các cách bình yên nhất. Nhưng nhiều khi bất lực với con thực sự. Con bướng, khó bảo đến mức không thể nhịn nổi. Hôm trước vừa vật con ra giường tẩn cho một trận. Đánh xong con khóc, mẹ cũng khóc theo. Xót con cả tối không sao ngủ được”, chị Hà Anh (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ.
Con gái chị Hà Anh đang học lớp mầm, bé khá ngoan và nghe lời người lớn. Nhưng mỗi khi phật lòng điều gì đó là bé ném đồ, khóc ăn vạ. Chị Hà Anh theo trường phái “đánh con là thất bại lớn của cha mẹ” nên luôn cố gắng dạy dỗ con bằng các biện pháp ôn hòa. Chỉ đến khi con quá bướng, dám hất cả bát cơm xuống sàn vì mẹ gắp miếng trứng mà bé không thích ăn, chị bực mình quá mới vật con ra giường tét mông.
 |
Dù không muốn dùng roi vọt với con nhưng nhiều tình huống con quá bướng cũng sẽ khiến các ông bố bà mẹ hiền dịu nhất “tăng xông”. |
“Lúc đó mình bất lực thực sự. Phạt con cũng đã làm, nói chuyện với con cũng rất nhiều lần, con vẫn bướng như vậy nên đành phải đánh”, chị lý giải.
Xử trí thế nào khi con hư là điều mà tất cả những người làm cha, làm mẹ đều đau đầu tìm lời giải. Người phạt con, người đánh con nhưng rồi hành vi xấu của con lại lặp lại.
“Lúc đầu mình cũng phạt nhẹ nhàng đấy, nhưng có vẻ các hình phạt không làm con sợ mà còn nhờn hơn, nghịch dại hơn như thách thức bố mẹ. Đến khi bực quá, không chịu được nữa đành cho ăn roi. Thế mà con vẫn không sợ, vẫn hư, vẫn ăn roi đều. Biết đánh con là hạ sách nhưng mình không còn cách nào khác. Ai có con trai thì sẽ hiểu”, một bà mẹ có con trai 7 tuổi chia sẻ.
Làm sao để dạy con hư không cần roi vọt?
Chia sẻ tại buổi trò chuyện “Tôi làm mẹ giận” diễn ra ở Hà Nội chiều 21/4, nhà văn Trang Hạ, bà mẹ của ba đứa con, cho rằng khi con hư, cha mẹ nên tìm cách nói chuyện với con trước khi nghĩ đến dùng hình phạt.
“Tất cả các lỗi lầm của con nên xử lý sau 24 tiếng khi mẹ đã bình tĩnh trở lại. Khi con hư, phản xạ đầu tiên của cha mẹ là muốn trừng phạt nhưng điều đó chỉ thỏa cơn giận của người lớn lúc đó chứ không có tác dụng dạy dỗ đứa trẻ. Hãy nói chuyện với con lúc con tưởng là mẹ đã quên lỗi của nó rồi. Lúc đó cả mẹ và con đều bình tĩnh để tiếp nhận câu chuyện.
Trước đây con mắc lỗi, tôi cũng thường phạt con không được đi chơi hoặc không được sử dụng thứ gì đó mà con thích. Nhưng kể từ khi tôi học được từ một phụ huynh cách phạt con bằng vòng tròn xin lỗi. Tôi cũng về nhà vẽ một vòng tròn xin lỗi trong gia đình mình. Bất cứ ai mắc lỗi, bố mẹ hay con cái đều phải đứng vào vòng tròn xin lỗi đó để tự nhìn lại lỗi lầm của mình. Tôi phát hiện ra là con sợ đứng vào vòng tròn đó hơn cả bị phạt đi chơi và từ đó con rất ít khi mắc lỗi”, Trang Hạ chia sẻ.
 |
Nên giải quyết các lỗi lầm của con khi cả cha mẹ và con đều đã bình tĩnh trở lại. |
Chị Hoài Anh, tác giả những cuốn sách dạy con nổi tiếng như “Trái tim của mẹ”, “Nim – những câu chuyện nhỏ” thì cho rằng dù bản thân chị không dùng bạo lực với con nhưng cũng không nên lên án hay trầm trọng hóa việc dạy con bằng roi vọt của những bà mẹ khác. Bởi theo chị, còn có hình thức bạo hành khác đáng lên án hơn.
“Có những bà mẹ không dùng đòn roi với con nhưng lại bạo hành con bằng hình thức khác ghê gớm hơn đó là thường xuyên mắng chửi con, đay nghiến, chì chiết con, cái đó còn nguy hại hơn gấp nhiều lần”, chị Hoài Anh nói.
Bà mẹ có cô con gái 5 tuổi chia sẻ rằng, xử trí với con hư thì điều quan trọng nhất là sự kiên nhẫn của cha mẹ. “Không một đứa trẻ nào sinh ra đã bướng, sẽ có thời điểm con hết bướng và chấp nhận thỏa hiệp với cha mẹ. Vấn đề là người lớn cần phải kiên nhẫn. Cũng giống như chuyện một đứa trẻ không thích ăn rau. Theo nghiên cứu khoa học thì một đứa trẻ dưới 6 tuổi cần phải thử đủ 18-20 lần với mỗi loại rau củ mới. Nhưng bố mẹ thì chưa bao giờ đủ kiên nhẫn để cho con thử đến từng đó lần, mà chỉ nổi đóa khi con không chịu ăn”, chị Hoài Anh nói.
 |
Từ trái qua phải: Họa sĩ Mai Hoa, bé Nim - con gái chị Hoài Anh, tác giả Hoài Anh, nhà văn Trang Hạ.
|
Họa sĩ Mai Hoa, bà mẹ nổi tiếng đưa 3 con đi phượt khắp châu Âu cũng chia sẻ cách “trị” khi con hư: “Hãy trò chuyện với con khi cả con và mẹ đều đã bình tĩnh trở lại. Và mẹ phải kiên trì cho đến khi con nhận ra lỗi của mình”.
Chị Hoa kể về trường hợp con trai thứ hai của chị. Năm bé 4 tuổi, có một lần bé đòi uống nước ép hoa quả trong tủ lạnh, chị tưởng là đã hết nên nói với con là “không còn đâu con ạ”. Ai ngờ bé tự ra mở tủ lạnh và lấy chai nước uống. Sau đó bé ra chỗ mẹ tát mẹ một cái và bảo “mẹ sai con có quyền đánh mẹ”. Lúc đó chị rất choáng với hành động của con, giải thích với con đủ thứ nhưng con vẫn nhất mực cho rằng mẹ nói dối, mẹ sai là con có quyền đánh mẹ. Phải mất cả tháng trời thủ thỉ trò chuyện khi hai mẹ con đi ngủ, nằm bên nhau, bé nhà chị mới nhận mình sai và xin lỗi mẹ.
“Hãy trò chuyện với con khi con gần mình nhất, khi con yếu lòng nhất và cần mình nhất. Đối với bé dưới 5 tuổi thì là lúc tắt điện bắt đầu đi ngủ, lúc đó con sợ bóng tối, cần mẹ nhất thì những lời thủ thỉ của mẹ sẽ được con lưu tâm”, chị Mai Hoa bật mí.
Kim Minh
" alt=""/>Bí quyết kìm nén cơn giận để không đánh khi con hư