Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là việc sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế - xã hội (KT-XH), quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn TP để sử dụng hiệu quả các nguồn lực phục vụ mục tiêu phát triển bền vững trong thời kỳ 2021 - 2030 và những năm tiếp theo.
Quy hoạch Thủ đô Hà Nội được triển khai thực hiện theo phương pháp tích hợp, đa ngành, bảo đảm sự thống nhất và đồng bộ trong định hướng phát triển và liên kết giữa các ngành, lĩnh vực nhằm khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn lực cho phát triển KT-XH của thành phố, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của ngành, lĩnh vực, các quận, huyện, thị xã nhằm bảo đảm mục tiêu phát triển nhanh và bền vững.
Phạm vi nghiên cứu là toàn bộ địa giới hành chính TP Hà Nội, có tính tới mối liên hệ phát triển vùng Thủ đô và vùng Đồng bằng sông Hồng.
UBND TP Hà Nội là cơ quan tổ chức lập quy hoạch. Cơ quan lập quy hoạch là Viện Nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội. Đơn vị tư vấn lập quy hoạch sẽ được tổ chức lựa chọn theo quy định pháp luật về đấu thầu.
Theo kế hoạch, thành phố giao Viện Nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội chủ trì, phối hợp với Sở KH&ĐT, Sở QH&KT, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội và các sở, ban, ngành TP, UBND các quận, huyện, thị xã triển khai công tác lập Quy hoạch Thủ đô.
Trong đó, Sở KH&ĐT chủ trì trong công tác tham mưu các nội dung liên quan đến công tác quản lý nhà nước về quy hoạch theo quy định của pháp luật, phối hợp chặt chẽ với Viện Nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội và các sở, ngành trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội. Đồng thời, là đầu mối liên lạc với các cơ quan chuyên môn của Bộ KH&ĐT trong công tác hướng dẫn tổ chức lập quy hoạch, tổ chức trình thẩm định, báo cáo tiến độ theo định kỳ.
Nhằm bảo đảm tiến độ thực hiện, UBND thành phố yêu cầu các đơn vị được phân công nhiệm vụ triển khai đồng thời, lồng ghép các nội dung, tinh gọn các thủ tục, rút ngắn thời gian triển khai nội dung công việc nhưng vẫn phải bảo đảm chất lượng và tuân thủ đúng các quy định pháp luật hiện hành.
Hồ sơ và nội dung Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phấn đấu hoàn thành trong quý II/2023 và dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt vào quý III/2023.
Thanh Sơn
Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng thuộc địa giới hành chính của 55 phường, xã thuộc 13 quận, huyện, vừa được UBND TP Hà Nội thông qua.
" alt=""/>Hà Nội dự kiến trình Thủ tướng Quy hoạch Thủ đô vào năm 2023Với tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú, Bình Định như một Việt Nam thu nhỏ có đầy đủ nét văn hóa - lịch sử; sinh thái biển, rừng, hồ, đồng bằng và con người thân thiện, nghĩa khí.
Ngay từ đầu năm 2023, ngành du lịch đã áp dụng chuyển đổi số vào quảng bá du lịch. Tất cả những điểm đến, những thông tin du lịch đều được đưa lên app Du lịch Bình Định bằng thông tin, hình ảnh, video clip sinh động. Từ đó, du khách có thể dễ dàng tìm hiểu về du lịch của địa phương, đồng thời quảng bá những sự kiện hấp dẫn.
Trong năm, ngành Du lịch Bình Định đã tổ chức thành công hàng loạt các sự kiện hấp dẫn để chào đón mùa hè, mùa du lịch cao điểm của năm như: khai mạc Lễ hội du lịch Bình Định năm 2023 “Quy Nhơn - Thiên đường biển - Rực rỡ Sắc màu”; Lễ hội khinh khí cầu; Hội chợ Triển lãm sản phẩm OCOP và Làng nghề truyền thống Bình Định 2023; Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ IV tại tỉnh Bình Định, năm 2023; sự kiện “Gặp gỡ Bình Định - Nhật Bản 2023” tại tỉnh Bình Định.
Đặc biệt, trong tháng 10, tỉnh Bình Định đã tổ chức thành công “Giải đua thuyền buồm quốc tế và ván chèo đứng Quy Nhơn 2023”. Đây là sự kiện thể thao đầu tiên trong chuỗi sự kiện bên lề quảng bá Giải đua thuyền máy Nhà nghề quốc tế Grand Prix Binh Dinh 2024…
Theo số liệu thống kê, năm 2023 ngành du lịch Bình Định ước đón được hơn 5 triệu lượt khách, tăng 21,4% so với năm 2022. Tổng thu du lịch trong năm 2023, ước đạt được 16.405 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2022.
Ông Thanh cho biết, để đạt được điều này, bên cạnh việc đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng; phát triển sản phẩm du lịch đa dạng hấp dẫn; áp dụng chuyển đổi số để đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, quảng bá thu hút khách du lịch, nhà đầu tư… ngành du lịch Bình Định đã tập trung mở rộng phạm vi liên kết phát triển du lịch với các địa phương, tổ chức trong và ngoài nước.
“Tiếp nối kết quả đạt được, thông qua toạ đàm hôm nay, tôi mong muốn hai địa phương cùng các doanh nghiệp tăng cường phối hợp chặt chẽ để triển khai các hoạt động liên kết phát triển du lịch ngày càng hiệu quả với nhiều sản phẩm, chương trình du lịch liên kết thực sự hấp dẫn, độc đáo; hướng đến trao đổi khách hai chiều, tạo thêm thị trường cho các điểm đến.
Qua đó, góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa - lịch sử của dân tộc cũng như thúc đẩy các hoạt động xúc tiến đầu tư vào du lịch, thương mại - dịch vụ, chuyển đổi số... góp phần phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương”, ông Thanh chia sẻ.
Liên kết phát triển du lịch
Tại toạ đàm, ngành du lịch hai tỉnh Bình Định, Lai Châu đã cùng nhau thảo luận phương thức triển khai các hoạt động liên kết, hợp tác phát triển du lịch; Phối hợp, trao đổi, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà nước về du lịch; Định hướng nội dung liên kết, hợp tác cho các doanh nghiệp du lịch của hai địa phương, tạo điều kiện gắn kết hệ thống kinh doanh lữ hành, lưu trú, vận chuyển khách du lịch.
Phát triển và tổ chức các chương trình tour du lịch như: du lịch biển, du lịch cộng đồng, du lịch khám phá tìm hiểu văn hóa lịch sử, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, du lịch thể thao mạo hiểm, nhằm trao đổi khách qua lại giữa hai địa phương với phương châm hợp tác cùng phát triển với mục tiêu tam phát “Tôi phát, Bạn phát và Chúng ta cùng phát’’.
Ông Trần Quang Kháng, Phó Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Lai Châu, tin tưởng rằng, sau chương trình toạ đàm xúc tiến du lịch Lai Châu - Bình Định năm 2023 Lai Châu – Bình Định sẽ phát triển mối quan hệ bền chặt hơn, cùng nhau triển khai các hoạt động liên kết, hợp tác phát triển du lịch.
“Chúng ta cùng phối hợp, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà nước về du lịch; phối hợp, hỗ trợ tổ chức các sự kiện xúc tiến, quảng bá, khảo sát du lịch tại mỗi địa phương. Các doanh nghiệp du lịch sẽ có những đối tác mới, có cơ hội mở rộng thị trường, cùng nhau hợp tác, phát triển trong thời gian tới”, ông Kháng nói.
Diễm Phúc
" alt=""/>Chuyển đổi số thúc đẩy xúc tiến đầu tư vào du lịchTrực tiếp bóng đá Việt Nam vs Thái Lan, thuộc khuôn khổ bán kết lượt đi AFF Cup 2020, vào lúc 19h30 ngày 23/12.
" alt=""/>Bán kết AFF Cup 2020 Việt Nam vs Thái Lan