Theo thống kê, mỗi năm trên thế giới có khoảng 2,09 triệu người mắc mới và 1,76 triệu người tử vong do ung thư phổi (Ảnh: Medical News Today).
Theo Bệnh viện Phổi Trung ương, ung thư phổi loại không tế bào nhỏ chiếm hơn 80% trường hợp, bao gồm ung thư biểu mô tuyến, ung thư biểu mô vảy và một số ít là ung thư tế bào lớn.
Diễn tiến âm thầm và tiên lượng xấu là những đặc điểm quan trọng của loại bệnh này. Người bệnh có thể đến khám vì ho kéo dài, ho ra máu, khó thở, đau ngực, đau xương...
Điều trị ung thư phổi bằng phẫu thuật như thế nào?
Diện phẫu thuật áp dụng tùy thuộc vào mức độ phát triển của khối u (Ảnh: Internet).
Tùy vào tình trạng sức khỏe và tình trạng phát triển, xâm lấn của bệnh nhân ung thư phổi, bác sĩ sẽ lựa chọn cách phẫu thuật phù hợp. Các phương pháp phẫu thuật ung thư phổi bao gồm:
- Phẫu thuật mổ mở.
- Phẫu thuật cắt phổi trong lồng ngực có video hỗ trợ.
- Phẫu thuật có hỗ trợ bằng robot.
Diện phẫu thuật áp dụng tùy thuộc vào mức độ phát triển của khối u bao gồm:
Phẫu thuật cắt bỏ thùy phổi
Cấu tạo phổi bao gồm 2 thùy ở bên phổi phải và 3 thùy ở bên phổi trái. Khi khối u chỉ khu trú ở trong một thùy phổi, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để loại bỏ thùy phổi có chứa khối u.
Phẫu thuật cắt toàn bộ một bên phổi
Trong trường hợp tế bào ung thư ảnh hưởng đến toàn bộ một bên phổi, bác sĩ sẽ cân nhắc tiến hành phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ một bên phổi có tế bào ung thư.
Đây là một phương pháp phẫu thuật phức tạp và bác sĩ sẽ làm các biện pháp kiểm tra chức năng hô hấp phần bên phổi còn lại trước khi tiến hành phẫu thuật. Nếu phần bên phổi còn lại khỏe mạnh, đảm bảo nhu cầu hô hấp của cơ thể khi loại bỏ một bên phổi thì bệnh nhân mới đủ điều kiện để phẫu thuật.
Phẫu thuật cắt bỏ một phần phổi
Khi khối u còn nhỏ và chưa lan ra ngoài phổi, bác sĩ sẽ đề nghị bệnh nhân thực hiện phương pháp phẫu thuật này. Các lựa chọn phẫu thuật cho bệnh nhân bao gồm: cắt bỏ hình nêm, cắt bỏ đoạn phổi và cắt bỏ gần toàn bộ phổi.
Phẫu thuật là một phương pháp điều trị hiệu quả giúp loại bỏ triệt căn tế bào ung thư phổi ở giai đoạn sớm. Tuy nhiên, bạn có thể cần điều trị thêm các liệu pháp bổ trợ như: hóa chất, xạ trị, miễn dịch để tiêu diệt tế bào còn sót lại, phòng ngừa tái phát, di căn sau phẫu thuật.
" alt=""/>Có những loại phẫu thuật điều trị ung thư phổi nào?PGS.TS Đỗ Trung Quân, Chủ tịch Hội Nội tiết - Đái tháo đường Hà Nội cho biết, đái tháo đường được ví như "đại dịch" vì gia tăng nhanh số ca mắc và ngày càng trẻ hóa (Ảnh: Hồng Hải).
Tại Việt Nam, ước tính có khoảng 7 triệu người mắc bệnh này, nhưng đến một nửa số đó không biết mình mắc bệnh. 55% người bệnh đái tháo đường gặp biến chứng, gồm 34% biến chứng về tim mạch, 39% mắt và thần kinh, 24% thận.
Bệnh nhân đái tháo đường bị biến chứng làm tăng chi phí y tế, giảm chất lượng cuộc sống. Đây là thách thức lớn với y tế Việt Nam nói chung và y tế Hà Nội nói riêng.
Phát biểu tại hội thảo, TS.BS Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội cho biết, Hà Nội có khoảng 500.000 người bị đái tháo đường và 1,5 triệu người mắc tiền đái tháo đường.
"Trong năm 2023, Quỹ BHYT Hà Nội chi khoảng 1.000 tỷ đồng điều trị bệnh lý này cho người dân. Tuy nhiên, đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, bởi trong thực tế, nhiều bệnh nhân đái tháo đường phải mua thêm thuốc ở bên ngoài; nhiều người mắc bệnh đái tháo đường nhưng không biết mình mắc bệnh", ông Hưng nói.
Theo PGS Quân, một nửa số người đái tháo đường không biết mình mắc bệnh cảnh báo mối nguy sức khỏe rất lớn. Bởi khi phát hiện sớm, kiểm soát được, biến chứng đái tháo đường sẽ đến muộn hơn.
Trong khi đó, nếu không được kiểm soát, điều trị, đái tháo đường có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như biến chứng tim, thận, mắt, tổn thương thần kinh, bàn chân... Bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ bị suy tim gấp 5 lần so với người không mắc bệnh. Một nửa trong số đó có nguy cơ tử vong trong 5 năm.
Chỉ với thao tác lấy máu đầu ngón tay có thể tầm soát nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường (Ảnh: Tú Anh).
Không chỉ gia tăng nhanh số người mắc bệnh, mà đái tháo đường ngày càng trẻ hóa. "Thực tế, có những bệnh nhân 14-15 tuổi đã mắc đái tháo đường type 2", PGS Quân thông tin.
Theo chuyên gia này, đái tháo đường là bệnh mãn tính phải điều trị suốt đời bằng thuốc, điều chỉnh dinh dưỡng, vận động. Kiểm soát tốt đường huyết, người bệnh có sức khỏe ổn định.
Tuy nhiên, người bệnh đái tháo đường đang rất hoang mang vì những quảng cáo tràn ngập trên Internet, mạng xã hội về "một liệu trình chữa khỏi bệnh tiểu đường", khiến không ít bệnh nhân bỏ thuốc, từ đó nguy cơ tăng nặng biến chứng, thậm chí tử vong.
Vì thế, PGS Quân khuyến cáo, mỗi người có thể phòng ngừa nguy cơ mắc đái tháo đường, bằng cách tập thể dục thường xuyên, ăn uống lành mạnh để duy trì cân nặng vừa phải, tránh béo phì.
Mỗi người cần kiểm soát huyết áp và nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. Theo dõi, kiểm soát lượng đường máu: Việc này rất cần thiết, đặc biệt là với những người có yếu tố nguy cơ và đang được điều trị.
"Kiểm soát các yếu tố nguy cơ: Tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, tình trạng thừa cân béo phì là các yếu tố cần được quan tâm hàng đầu. Kiểm tra sức khỏe định kỳ, điều trị bệnh đái tháo đường ngay khi được chẩn đoán và tuân thủ phác đồ theo hướng dẫn", PGS Quân khuyến cáo.
Ông Quân cũng lưu ý, ai cũng có nguy cơ mắc tiểu đường, tuy nhiên nguy cơ cao hơn ở những người thừa cân, béo phì; tiền sử gia đình có người mắc bệnh; tiền sử đái tháo đường thai kỳ; tiền sử tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, gout, người sinh con trên 3,5 kg...
Vì thế, đây là nhóm đối tượng cần lưu ý tầm soát để phát hiện bệnh sớm, nếu có. Xét nghiệm phát hiện đái tháo đường rất đơn giản, chi phí thấp.
Hội nghị Nội tiết - Đái tháo đường và Hội chứng chuyển hóa Hà Nội mở rộng lần thứ X năm 2024 có sự tham gia của các báo cáo viên, chủ tọa đoàn là những giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia đầu ngành trên cả nước đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh nội tiết phức tạp.
Đây là diễn đàn trao đổi, cập nhật và đào tạo những kiến thức chuyên môn mới nhất về chẩn đoán, điều trị và phòng chống các bệnh lý liên quan về nội tiết, bệnh rối loạn chuyển hóa để nâng cao năng lực cho các bác sĩ, kỹ thuật viên và điều dưỡng trên khắp cả nước.
" alt=""/>"Đại dịch" đái tháo đường trẻ hóa, BHYT Hà Nội chi 1.000 tỷ tiền điều trịTS.Lương Y Phùng Tuấn Giang, Chủ tịch Viện nghiên cứu phát triển y dược cổ truyền Việt Nam, cho biết, một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng bổ sung chiết xuất trà xanh có thể giúp điều trị một số bệnh gan.
Một nghiên cứu ở 80 người mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu cho thấy bổ sung 500mg chiết xuất trà xanh mỗi ngày trong 90 ngày làm giảm đáng kể các dấu hiệu tổn thương gan ALT, AST (chỉ số men gan). Mặc dù nhóm dùng giả dược cũng nhận thấy mức AST và ALT giảm nhưng không đáng kể.
Uống trà xanh cũng đã được chứng minh là có tác dụng bảo vệ chống lại các bệnh như ung thư gan, viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ…
Để thấy được những lợi ích tuyệt vời của trà xanh, hãy uống một tách trà hàng ngày.
Nước ép cà rốt
Beta-carotene, một chất chống oxy hóa mạnh giúp giảm căng thẳng oxy hóa và viêm ở gan, có nhiều trong nước ép cà rốt. Ngoài ra, bằng cách khuyến khích giải độc và tăng cường tổng hợp mật, các vitamin A, C và K có trong nước ép cà rốt giúp tăng cường chức năng gan.
Nước ép cà rốt là một sự bổ sung tuyệt vời cho đồ uống mùa hè của bạn vì nó có thể giúp ngăn ngừa nhiều bệnh về gan và duy trì chức năng gan khi tiêu thụ thường xuyên.
Nước uống bạc hà, dưa chuột
Ngoài tác dụng làm mát và dưỡng ẩm, nước bạc hà dưa chuột còn có tác dụng làm sạch. Dưa chuột và bạc hà phối hợp với nhau để hỗ trợ các hoạt động giải độc tự nhiên của gan bằng cách loại bỏ độc tố khỏi cơ thể.
Hơn nữa, chất chống oxy hóa trong bạc hà có thể giúp cải thiện chức năng gan, khiến loại đồ uống tự làm này trở thành một lựa chọn sảng khoái và lành mạnh cho sức khỏe nói chung, đặc biệt là vào mùa hè.
Cà phê
Theo Medical News Today, cà phê là một trong những đồ uống tốt nhất bạn có thể uống để tăng cường sức khỏe gan.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống cà phê bảo vệ gan. Ví dụ, các nghiên cứu trong một đánh giá nghiên cứu năm 2016 đã chỉ ra rằng uống cà phê giúp giảm nguy cơ xơ gan hoặc tổn thương gan vĩnh viễn ở những người mắc bệnh gan mạn tính.
Cà phê là thức uống phổ biến đặc biệt tốt cho gan (Ảnh: N.P).
Uống cà phê cũng có thể giúp giảm nguy cơ phát triển một loại ung thư gan phổ biến.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng nó thậm chí còn liên quan đến nguy cơ tử vong thấp hơn ở những người mắc bệnh gan mạn tính. Những lợi ích lớn nhất được thấy ở những người uống ít nhất 3 tách cà phê mỗi ngày.
Những thực phẩm và đồ uống bạn nên tiêu thụ ở mức tối thiểu để bảo vệ gan tốt nhất:
- Thực phẩm và đồ uống chứa nhiều đường
Theo Health, tiêu thụ quá nhiều đường, đặc biệt là ở dạng fructose, có thể gây hại cho gan và dẫn đến tích tụ mỡ trong gan. Lượng đường fructose cao có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ.
Các nghiên cứu cho thấy những người tiêu thụ đồ uống có đường, như soda, hàng ngày có nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ cao hơn 50% so với những người không tiêu thụ đồ uống có đường.
- Thịt đỏ và thịt chế biến sẵn
Thịt đỏ và thịt chế biến sẵn có nhiều chất béo gây viêm và các hợp chất khác góp phần gây viêm và tổn thương tế bào. Ăn nhiều thịt đỏ và thịt chế biến sẵn có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu và ung thư gan cao hơn.
- Thực phẩm "siêu chế biến"
Thực phẩm "siêu chế biến" (ultra-processed foods) là các thực phẩm đã qua nhiều quy trình chế biến, được thêm nhiều phụ gia và có thể ăn liền. Thực phẩm "siêu chế biến" có liên quan đến một số tình trạng sức khỏe, bao gồm cả bệnh gan. Vì thế, bạn nên sử dụng thực phẩm này ở mức tối thiểu để bảo vệ sức khỏe tổng thể, trong đó có gan.
- Rượu
Uống quá nhiều rượu sẽ làm tổn thương gan và làm tăng đáng kể nguy cơ mắc các bệnh về gan, chẳng hạn như ung thư gan và xơ gan do rượu.
Các nghiên cứu cho thấy phụ nữ uống nhiều hơn một ly mỗi ngày và nam giới uống hai ly trở lên mỗi ngày có nguy cơ mắc ung thư gan tăng 42% và nguy cơ tử vong do ung thư gan tăng 17% so với những người uống ít rượu.