Những dòng tâm sự Lauren Hồng Herremans viết cho người mẹ ruột khiến bao người xúc động. 23 năm trước, cô bị bỏ rơi sau khi chào đời.
![]() |
Lauren Hồng Herremans khi mới chào đời và tờ giấy khai sinh mang tên Đinh Thị Hồng. |
Bước ngoặt cuộc đời
Khoảng 20 giờ ngày 14/1 năm 1996, một sản phụ trẻ tên Đinh Thị Phúc (SN 1976) đến bệnh viện đa khoa Gia Lâm (Nho Quan, Ninh Bình) sinh con một mình. Các bác sĩ trực lúc ấy là Trần Thuật và Trần Thị Hưng.
![]() |
Theo thông tin cung cấp, cô Phúc (giờ khoảng 43 tuổi) có địa chỉ ở xóm Lội, xã Lạc Văn (Nho Quan, Ninh Bình). 1 ngày sau khi sinh, người mẹ này đã để lại con rồi biến mất.
Người phụ trách phòng khám đã cử người về địa chỉ trên xác minh nhưng không có kết quả. Đứa trẻ được các nhân viên y tế đặt cho cái tên Đinh Thị Hồng và chuyển đến bệnh viện Đồng Giao (Tam Điệp, Ninh Bình).
3 tháng sau, một cặp vợ chồng người Bỉ hiếm muộn con cái đã nhận nuôi Hồng. Cô bé được đưa sang nước ngoài với cái tên mới: Lauren Hồng Herremans.
![]() |
Lauren Hồng Herremans có cuộc sống hạnh phúc sau khi sang Bỉ làm con nuôi. |
‘Trước khi nhận nuôi tôi, bố mẹ nuôi đã nhiều lần cố gắng có con nhưng vô vọng. Lần nào, mẹ nuôi có thai cũng bị sảy. Cuối cùng, họ quyết định nhận con nuôi.
Bố nuôi đã một mình đến Việt Nam làm thủ tục đón tôi sang Bỉ. 4 tháng sau, điều kỳ diệu đã đến. Mẹ nuôi mang thai và sinh được một người con trai. Dẫu vậy, họ vẫn dành cho tôi tình yêu thương tuyệt đối. Mỗi tối đi ngủ, mẹ nuôi ôm tôi vào lòng vào nói: ‘Con là món quà của tạo hóa’’.
Lauren Hồng chia sẻ, cô chưa bao giờ nhận ra mình là con nuôi. Bố nuôi của Lauren làm trong ngân hàng còn mẹ làm luật sư.
Ở đất nước xa lạ cùng những con người khác màu da, khác dòng máu nhưng cô có cuộc sống viên mãn. Cô được học múa balê suốt 10 năm, học vẽ và các môn năng khiếu theo sở thích. Mỗi ngày trôi qua, với cô đều là giây phút đáng nhớ.
Một ngày, các bạn hỏi cô có phải người Trung Quốc không? Cô bối rối, không biết trả lời ra sao. Mang trăn trở hỏi bố mẹ nuôi, Lauren Hồng mới biết mình là người Việt Nam. Họ nói những người mang cô đến thế gian này không thể chăm sóc cô. Lauren còn nghĩ, có thể bố mẹ ruột đã qua đời.
‘Nhiều lần tôi nhìn lên bầu trời xanh, tưởng tượng bố mẹ đang ở trên đó và viết thư gửi bố mẹ ruột bằng bút chì, đặt chúng vào phong bì. Hy vọng bố mẹ ở thiên đường sẽ nghe được lời tôi nói’, quệt nước mắt cô gái Bỉ kể tiếp.
Đau đáu tìm lại máu mủ
Lauren Hồng bộc bạch, năm 14 tuổi, trong giờ học về tôn giáo, giáo viên đã yêu cầu các học sinh viết ra những đặc điểm về ngoại hình, năng khiếu… mà họ được thừa hưởng từ bố mẹ. Trong khi các bạn cắm cúi viết, những dòng chữ dần lấp đầy trang giấy trắng, đầu óc cô vẫn trống rỗng.
![]() |
Cô gái Bỉ gốc Việt có năng khiếu về hội họa và âm nhạc. Cô cho rằng, đó là những đặc điểm cô thừa hưởng từ đấng sinh thành. |
‘Tôi tự hỏi: ‘Rút cuộc, bố mẹ đẻ là người ra sao? Tôi giống họ những điểm gì? Tôi bật khóc. Đó là khoảnh khắc thôi thúc tôi đi tìm mẹ'.
'Tôi là người sáng tạo, thích vẽ, thích ca hát, cảm thụ âm nhạc tốt. Có thể những đặc điểm đó tôi được thừa hưởng từ bố mẹ đẻ’, Lauren Hồng chia sẻ thêm.
Lauren thừa nhận, cô chưa bao giờ thấy thoải mái khi nhắc đến việc mình được nhận nuôi với bố mẹ người Bỉ.
‘Tôi sợ bố mẹ nuôi phải suy nghĩ. Tôi không muốn họ buồn phiền vì bất cứ điều gì. Họ đã cho tôi rất nhiều thứ, tình cảm, vật chất và không có gì đền đáp nổi. Nhưng bấy nhiêu đó cũng khó khỏa lấp được khoảng trống về mẹ ruột trong tâm hồn tôi’, Lauren Hồng ngập ngừng nói.
Sau 23 năm, đứa bé sơ sinh bị bỏ rơi năm nào đã trở thành cô gái xinh đẹp, tốt nghiệp đại học Odisee Brussels (ở Bỉ) chuyên ngành sư phạm tiểu học và hiện tại đang học lên thạc sĩ chuyên ngành tâm lý học.
‘Tôi biết ở các nước châu Á, việc có con khi chưa kết hôn vẫn bị lên án. Mẹ ruột tôi thật dũng cảm khi vượt qua miệng lưỡi thế gian, mang thai tôi 9 tháng, sinh tôi ra đời.
Chắc hẳn bà rất đau khổ khi rời bỏ tôi. Lựa chọn đó rất khó khăn nhưng có lẽ là lựa chọn tốt nhất dành cho tôi, mang đến cho tôi cuộc sống tốt đẹp hơn.
Tôi có rất nhiều câu hỏi, chỉ mẹ mới có thể trả lời. Mẹ đã mang thai tôi khó khăn ra sao? Mỗi năm đến ngày sinh nhật, liệu mẹ có nhớ đến tôi - đứa con gái bà bỏ lại bệnh viên năm xưa không?
Cuộc sống của mẹ bây giờ thế nào? Tôi có anh chị em ruột thịt không? Nếu có cơ hội, mẹ sẽ cân nhắc việc gặp lại tôi chứ? Chồng của mẹ có biết gì về tôi không?’, Lauren tâm sự.
![]() |
Bố nuôi làm thủ tục đón Lauren sang Bỉ. |
Nhờ một vài người quen biết qua mạng xã hội Facebook, Lauren Hồng liên hệ được với bác sĩ Trần Thị Hưng - người có mặt thời khắc cô ra đời. Tuy nhiên, thời gian quá lâu, bà Hưng không nhớ được gì nhiều.
‘Bác sĩ Hưng suy đoán, ngày đó mẹ tôi là sinh viên và chưa kết hôn. Mọi thứ vẫn chưa rõ ràng. Tôi hi vọng qua các kênh thông tin, mẹ đẻ sẽ nhận ra tôi. Tôi không trách giận gì mẹ mà luôn mong đợi ngày gặp lại bà.
Có thể bà e ngại chồng hiện tại và các con biết đến sự tồn tại của tôi nhưng trái tim tôi mách bảo, một ngày bà sẽ xuất hiện, ôm tôi vào lòng. Tình mẫu tử là sợi dây thiêng liêng, dù tôi có đi đâu, sợi dây đó vẫn kết nối với mẹ. Tôi tin là vậy.
Việc tìm lại gia đình thực sự có ý nghĩa lớn với tôi. Đó là mảng ký ức tôi đã đánh mất. Nếu không tìm được, tôi sẽ day dứt đến hết cuộc đời’.
Lauren cho biết, cô đang ở Việt Nam, sắp tới cô sẽ đến Ninh Bình, bắt đầu hành trình tìm mẹ của mình.
'Tôi sinh vào ngày 14/1/ 1996 tại bệnh viện đa khoa Gia Lâm (Nho Quan, Ninh Bình). Vài ngày sau bệnh viện chuyển tôi về bệnh viện Đồng Giao (Tam Điệp, Ninh Bình) với cái tên Đinh Thị Hồng. 3 tháng tuổi tôi được gia đình luật sư người Bỉ nhận nuôi. Tôi muốn tìm lại mẹ ruột của mình. Nếu có bất cứ thông tin gì, vui lòng liên hệ theo email: [email protected] hoặc facebook: Lauren Herremans. Xin chân thành cảm ơn'." alt=""/>23 năm bị bỏ rơi ở bệnh viện, cô giáo Bỉ khao khát tìm lại mẹ ViệtThắng cố là cái tên quen thuộc được nhiều người nhắc tới khi ghé Tây Bắc. Đây là món ăn thường được nấu và chế biến bởi người dân bản làng trong các lễ hội, chợ phiên đông người. Nguyên liệu chủ yếu của món ăn "khó nuốt" là nội tạng ngựa gồm các loại tim, gan, tiết, lòng, thịt… kết hợp cùng nhiều loại gia vị đặc trưng như quế chi, sả, thảo quả, lá chanh, gừng… và cây thắng cố. Ảnh: Cooky.
![]() ![]() |
Khi nấu chín, thắng cố sẽ có một mùi nồng riêng biệt và màu sệt, rất khó ăn nếu bạn lần đầu tiên trải nghiệm. Bạn có thể dùng trực tiếp trên chảo hoặc chia ra từng phần, ăn kèm rau bạc hà, rau thơm, rượu ngô. Ảnh: Foodtaybac. |
![]() |
Lá ngón xào tỏi là món ăn đặc trưng ở vùng Mường So (Lai Châu). Lá ngón được nhiều người dân tận dụng để chế biến nhiều món ăn cho bữa cơm gia đình như nấu canh, xào tỏi. Món ăn sau khi hoàn thành dậy lên mùi thơm hấp dẫn, có vị chan chát, bùi bùi, đọng lại đầu lưỡi là vị ngọt và thoảng mùi thơm dịu nhẹ. Tuy nhiên, khi nghe đến tên của món ăn này nhiều thực khách đã không dám thử. Ảnh: Dulichviet. |
![]() ![]() |
Nậm pịa là đặc sản của người Thái, thường xuất hiện trong những bữa tiệc đãi khách của người dân vùng cao. Nguyên liệu chính của món ăn là nội tạng các loài động vật ăn cỏ như bò, dê... tất cả được nấu hầm thật nhừ. Đây là món ăn khá "khó nuốt" vì có vị đắng của lòng và "pịa" (phân non). Ảnh: Cooky, langthangtaybac. |
![]() |
Da trâu thối là đặc sản của dân tộc Thái. Để làm món ăn này, người ta cắt da và lọc da trâu, để nguyên phần lông,cho vào cuốn lá chuối, ủ trong khoảng hai ngày. Mùa hè, thời tiết nóng bức sẽ khiến da trâu "thối" nhanh hơn.Sau khi quá trình ủ hoàn thiện, lông ở da sẽ tự rụng và được dùng để chế biến canh da trâu hay da trâu nướng. Ảnh: Dkn.tv. |
![]() ![]() |
Nòng nọc om măng: Nguyên liệu sử dụng cho món ăn kinh dị này là nòng nọc bắt sống, mẻ, hành và măng rừng tươi. Các thành phần được xào đều cùng nhau và nêm nếm vừa vị. Nhiều người khi nghe đến món ăn này đã rùng mình không dám thử, ấy vậy đây chính là món đặc sản của người dân Tây Bắc. Ảnh: Halotravel. |
Bông điên điển tép rong; cá linh bông điên điển hay bông súng mắm kho là món ăn rất được lòng thực khách khi đến miền Tây mùa nước nổi.
" alt=""/>5 món ăn Tây Bắc khiến thực khách tò mòNgười đàn ông kể rằng anh đã rất ngạc nhiên khi thấy vật này trong ngăn kéo bàn trang điểm của vợ. Anh nghĩ đó là một món đồ chơi tình dục. Ban đầu anh thấy rất xấu hổ vì để vợ phải dùng đến nó. Nhưng sau đó anh chuyển sang cảm giác lo lắng vì sợ nó không an toàn và sẽ làm đau vợ mình.
Khi anh thử bấm một nút bấm trên đó và không thấy gì xảy ra thì đúng lúc vợ anh bước vào. Cô vợ hỏi: ‘Anh làm gì với cái máy mát-xa mặt của em đấy?’
Lúc đó, anh mới nhận ra rằng nghi ngờ của mình hoàn toàn sai lầm.
Câu chuyện hài hước của người đàn ông được chia sẻ trên một hội nhóm Facebook, khiến người đọc bật cười. Một số người còn trêu anh khi bình luận: ‘Dùng cái này thích lắm đấy’.
Trước đó, trên mạng cũng từng chia sẻ một tình huống dở khóc dở cười khi một người đàn ông ở Đài Loan đã tức tối cắt chiếc áo ngực đắt tiền của vợ ra sau khi thấy túi chất lỏng bên trong.
Sau khi cắt ra, thấy túi chất lỏng bên trong chiếc áo, anh này đã rất mạnh miệng chỉ trích nhà sản xuất gây nguy hiểm cho sức khoẻ phụ nữ.
Nhưng sự thật là anh không biết rằng loại áo ngực ‘siêu đẩy’ này có thiết kế bên trong là tấm đệm chứa gel hoặc nước.
Khi câu chuyện của anh được chia sẻ trên mạng, nhiều người đã hài hước tiết lộ rằng, chiếc áo mà anh ta vừa làm hỏng có giá khoảng 3,6 triệu đồng.
Những tình huống dở khóc dở cười khiến nhiều ông chồng phải thốt lên rằng: ‘Phụ nữ thật phức tạp’.
Tưởng đồ chơi tình dục là tất ủ ấm, người phụ nữ Nhật Bản đã lấy đi vào chân.
" alt=""/>Ông chồng tưởng máy mát