![]() |
Đau đầu đột ngột là một trong những dấu hiệu của đột quỵ |
Thông tin tại hội thảo cho biết, đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não là bệnh lý tổn thương một phần não xảy ra đột ngột do mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc vỡ. Máu mang oxy và chất dinh dưỡng lên nuôi não. Khi thiếu máu nuôi, não sẽ ngưng hoạt động rồi chết đi trong vài giây đến vài phút. Biểu hiện lâm sàng của đột quỵ là liệt nửa người, tê và mất cảm giác nửa người, nói khó hoặc không nói được hoặc hôn mê…
Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba sau các bệnh lý tim mạch và ung thư. Đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế. Theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới, cứ 6 người thì có 1 người có nguy cơ sẽ bị đột quỵ.
Mô hình bệnh tật trong thế giới hiện đại đang ngày càng diễn biến phức tạp, bệnh không lây nhiễm đang dần chiếm ưu thế. Đặc biệt là đột quỵ não với nhiều yếu tố nguy cơ như bệnh tim, bệnh mạch máu ngoại vi..
Các thống kê trên thế giới cho thấy, đột quỵ não là nguyên nhân đứng hàng thứ nhất gây tàn tật ở người trưởng thành. Do vậy, đột quỵ não là một chủ đề quan trọng của y học cấp cứu từ cơ sở tới các chuyên khoa. Là một trong những đơn vị đầu tiên triển khai thành công điều trị bệnh nhân đột quỵ não cấp sử dụng thuốc tiêu huyết khối Alteplase... đồng thời với đó là Kỹ thuật Lấy huyết khối, Kỹ thuật dẫn lưu não thất.
TS. Vũ Đăng Lưu, Phó trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh- Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Đột quỵ não bao gồm chảy máu não và nhồi máu não. Trong đó nhồi máu não chiếm từ 80-85% các trường hợp.
Đây là tình trạng bệnh lý thường gặp ở người trên 40 tuổi, phổ biến nhất là những người có tiền sử bệnh lý tiểu đường, tim mạch, huyết áp, hay tăng cholesterol máu, hút thuốc lá... Ở các nước phát triển, đột quỵ não là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế và là nguyên nhân đứng hàng thứ ba gây tử vong, sau bệnh tim mạch và ung thư.
Theo TS Lưu: Tỷ lệ đột quỵ não được dự báo sẽ tăng lên nhanh chóng và sẽ đạt 1,2 triệu người mắc mới mỗi năm vào năm 2025. Tại Việt Nam, cùng với mức sống của người dân ngày càng được cải thiện, lối sống thay đổi theo hướng giảm vận động, tuổi thọ tăng thì nguy cơ xuất hiện các bệnh lý đột quỵ não, đặc biệt là nhồi máu não cũng gia tăng.
Trong những năm qua, BV Bạch Mai là đơn vị đi đầu triển khai thành công các kỹ thuật cao điều trị bệnh nhân đột quỵ não cấp bằng phương pháp sử dụng thuốc tiêu huyết khối, lấy huyết khối và dẫn lưu não thất.
Đến nay, Bệnh viện đã hỗ trợ chuyển giao các kỹ thuật này cho gần 200 y, bác sỹ của hơn 40 bệnh viện trong cả nước, góp phần cứu sống hàng nghìn bệnh nhân. Tuy nhiên đối với các mạch máu lớn điều trị tiêu huyết khối thông thường sẽ có hiệu quả rất thấp và sẽ nguy cơ chảy máu và chuyển dạng rất cao vì vậy đòi hỏi phải có sự phối hợp các kỹ thuật trong điều trị bệnh nhân.
Do đó, tại Hội thảo khoa học chuyên đề “Điều trị bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cấp” các đại biểu tham dự đã được cập nhật, nghe, xem các kỹ thuật trong điều trị bệnh nhân đột quỵ não cấp để thống nhất các chỉ định và mức độ áp dụng kỹ thuật đảm bảo chất lượng điều trị và tận dụng thời gian vàng của bệnh nhân, đồng thời giúp các bệnh viện kiện toàn và phát triển các kỹ thuật trong điều trị đột quỵ não…
Theo Tổ chức Y tế thế giới, cứ 6 người thì có 1 người tiểm ẩn nguy cơ bị đột quỵ. Trong đó, tỷ lệ đột quỵ não được dự báo sẽ tăng nhanh và đạt 1,2 triệu người mắc mới mỗi năm trên thế giới vào năm 2025.
(Theo SKĐS)
Tại sao thêm dấu chấm vào cuối tin nhắn có thể tạo cảm giác khó chịu đến vậy? Câu trả lời đã được giải đáp bởi Gretchen McCulloch, nhà ngôn ngữ học Internet, tác giả cuốn sách Because Internet: Understanding the New Rules of Language (tạm dịch: Vì có Internet - Giải đáp Quy tắc Ngôn ngữ mới).
![]() |
Tin nhắn kết thúc bằng dấu chấm có thể biểu hiện cảm xúc khác so với tin nhắn bình thường. Ảnh: CBC.ca. |
Nói về dấu chấm ở cuối tin nhắn, McCulloch muốn nhắc lại cách chúng ta tách một thông điệp thành 2 câu khác nhau. Với tin nhắn văn bản, đa số chúng ta sẽ gửi 2 hoắc nhiều tin nhắn để tách thông điệp. Còn khi viết trên giấy hoặc báo cáo, chúng ta sử dụng cách truyền thống là dùng dấu chấm hoặc dấu phẩy.
Theo McCulloch, thay vì dùng dấu chấm, một số người còn dùng dấu gạch ngang, thậm chí là dấu chấm lửng khi kết thúc một câu.
"Trong văn bản thông thường, chúng ta luôn kết thúc một phát ngôn theo cách không cần thiết (dấu chấm)", McCulloch chia sẻ. Khi giao tiếp bằng việc gửi tin nhắn mới để kết thúc tin nhắn trước đó, người nhận sẽ không có cảm xúc nào.
"Vì bạn cần gửi tin nhắn để đối phương nhận, hành động gửi tin nhắn không mang ý nghĩa gì ngoài cho bên kia biết bạn đã gửi nó", McCulloch nói.
Do đó khi kết thúc tin nhắn bằng dấu chấm, nó có thể tạo ra cảm xúc cho đối phương. Trên giấy hoặc văn bản thông thường, dấu chấm chỉ là cách thể hiện việc kết thúc câu. Tuy nhiên với tin nhắn văn bản, nó còn mang ý nghĩa khác.
"Do không phải quy tắc chung nên người ta sẽ nghĩ nó (dấu chấm kết thúc tin nhắn) mang ý nghĩa", McCulloch nói.
Nếu đặt dấu chấm câu để kết thúc tin nhắn, chúng ta có xu hướng xem nó là nội dung nghiêm túc, trang trọng hoặc người gửi đang hạ giọng.
"Đó là biểu hiện của sự gây hấn (aggression) hoặc gây hấn thụ động (passive aggressiveness), xuất phát từ sự nghiêm trọng của tin nhắn có dấu chấm câu", McCulloch đưa ra ví dụ bằng cách gửi tin nhắn "Hôm nay tệ quá.". Dấu chấm cuối tin nhắn càng nhấn mạnh tâm trạng của người gửi không tốt chút nào.
Hoặc khi gửi tin nhắn "Tôi không biết.", dấu chấm cuối câu thể hiện bạn đang thật sự rất buồn.
![]() |
Dù vậy, không phải lúc nào tin nhắn kết thúc bằng dấu chấm cũng mang ý nghĩa tiêu cực. Ảnh: Lifehacker. |
Theo McCulloch, sự gây hấn thụ động xuất hiện khi nhắn một tin với nội dung tích cực, nhưng lại chèn dấu chấm làm thay đổi ý nghĩa. Hãy lấy ví dụ với 3 tin nhắn này:
"Chào bạn!"
"Chào bạn"
"Chào bạn."
Tin nhắn kết thúc bằng dấu chấm than mang ý nghĩa người gửi đang háo hức để tiếp tục trò chuyện. Tin nhắn không có dấu nào mang ý nghĩa trung lập. Trong khi tin nhắn với dấu chấm tạo cảm giác nghiêm trọng ẩn sau 2 từ "Chào bạn" có vẻ thân thiện. Đó là lý do chúng ta gọi nó là gây hấn thụ động.
Tại sao dấu chấm cuối câu lại gây cảm giác khó chịu này? McCulloch nói rằng nó đến từ việc chúng ta sử dụng dấu chấm cho một thông điệp vốn đơn lẻ, không cần thiết phải dùng dấu chấm cho chức năng kết thúc.
Với tin nhắn "Chào bạn", nó có thể mang nghĩa tích cực (dấu chấm than) hoặc bình thường (không có gì cả). Cố tình kết thúc bằng dấu chấm trong tình huống này sẽ khiến người nhận có cảm xúc khó chịu.
Dù vậy, McCulloch cho rằng không phải lúc nào kết thúc tin nhắn bằng dấu chấm cũng cho cảm giác khó chịu mà còn phụ thuộc vào ngữ cảnh.
Ví dụ, nếu gửi một tin nhắn dài với nhiều thông điệp, sử dụng dấu chấm là bình thường vì nó vẫn đảm nhiệm chức năng tách thông điệp thành nhiều câu. Ngoài ra, một số người kết thúc tin nhắn với dấu chấm theo thói quen chứ không có ý nghĩa tiêu cực gì cả.
(Theo Zing)
Bằng sáng chế mới của Apple vừa được công bố, nêu chi tiết về tính năng sửa tin nhắn đã gửi cùng một vài cải tiến khác.
" alt=""/>Lý do tôi ghét kết thúc tin nhắn bằng dấu chấm