Game xã hội là các game được chơi và phát hành qua các mạng xã hội. Kể từ khi Facebook giới thiệu nền tảng cho game xã hội hồi năm 2007, game xã hội nổi lên như một hiện tượng trực tuyến. Sự thành công nhảy vọt của Farm Ville và một số game xã hội khác như Zoo World, Happy Aquarium, Pet Society… đã tạo ra một ngành công nghiệp mà trong năm 2009, chỉ tính riêng tại Mỹ đã thu về 725 triệu USD và hãng nghiên cứu ThinkEquipty dự tính trong năm 2012, con số này sẽ được tăng gấp ba lần.
Sau thành công khá ấn tượng với game bắn súng SQUAD, VTC Studio, đơn vị phát triển game trực thuộc tập đoàn VTC, đang chuẩn bị ra mắt Showbiz World, game xã hội mang đậm phong cách giải trí nhắm đến những người cảm thấy nhàm chán với những tựa game bắn súng, kiếm hiệp nặng về "cày cuốc".
" alt=""/>VTC sắp ra mắt game xã hội đầu tiênẢnh panorama được chia làm nhiều loại, trong đó phổ biến nhất là các tác phẩm có khung hình rộng (chiều rộng lớn hơn nhiều lần chiều cao) và vertorama (vertical panorama - ghép nhiều ảnh với nhau theo chiều dọc), ngoài ra còn có polar (tạo thành hành tinh nhỏ), sphere (hình cầu), cubic (lập phương) cylindrical (hình trụ)...
" alt=""/>Panorama là gì?>> "Phát cáu" vì bảo hành điện thoại HTC
Sau khi ICTnews đăng tải ý kiến của chị Phan Thị Minh Sương về những bức xúc khi đi bảo hành chiếc điện thoại HTC HD2 tại Trung tâm bảo hành điện thoại HTC Hà Nội tại địa chỉ 198 Triệu Việt Vương, bà Lợi Lệ Quyên, đại diện Công ty TNHH Viễn thông Hồng Quang đã liên lạc với chị Sương để tìm hiểu sự việc và có hướng giải quyết vấn đề.
Công ty TNHH Viễn thông Hồng Quang là Trung tâm bảo hành ủy quyền của HTC tại Việt Nam, có trụ sở tại TP. HCM và chi nhánh tại Hà Nội và Đà Nẵng. Bà Quyên cho biết, Cty Hồng Quang đã tìm hiểu kỹ trường hợp của chị Sương và liên lạc với phía Trung tâm bảo hành tại Hà Nội, song “chi nhánh nói một hướng, chị Sương nói một hướng”, và “hai bên có sự hiểu nhầm lẫn nhau”.
Theo bà Quyên, Trung tâm bảo hành tại Hà Nội đã xử lý đúng quy trình bảo hành sản phẩm cho chị Sương. Chính sách bảo hành của hãng quy định máy bị hỏng chân sạc sẽ bị từ chối bảo hành. “Các nhân viên bảo hành ở Hà Nội đã nói rõ như thế với chị Sương khi nhận máy chị Sương đưa đến, nhưng có thể do cách diễn đạt không rõ ràng nên dẫn đến hiểu nhầm và chị Sương nghĩ là vẫn được bảo hành”. Trong khi đó, chị Sương cho rằng máy của mình vẫn đang dùng bình thường, chỉ có chân sạc bị lỏng và không sạc được. Vì thế, “không thể có chuyện hỏng mainboard”, chị Sương nói. Hơn nữa, chị Sương cho rằng “với một số công ty khác, nếu vẫn trong thời gian bảo hành mà máy bị hỏng mainboard thì nhà cung cấp sẽ phải sửa mainboard cho khách hàng và khách hàng hoàn toàn không mất phí”.
Bà Quyên nói rõ với trường hợp cụ thể của chị Sương, không phải chỉ bị hỏng chân sạc, mà khi mang đến máy đã mất nguồn. Vì thế, sau khi bộ phận kỹ thuật kiểm tra đã nhận định máy “không lên nguồn”. “Lúc đó có thể do chị Sương không hiểu “không lên nguồn” với “không sạc được” là 2 bệnh hoàn toàn khác nhau, nên đã kéo theo những hiểu nhầm tiếp theo”.
Vì từ chối bảo hành nên trung tâm sẽ chuyển sang sửa chữa dịch vụ nếu khách hàng đồng ý, đồng thời hỗ trợ phí sửa chữa 10%.
“Mức phí 3,5 triệu đồng mà trung tâm Hà Nội báo với khách là đã hỗ trợ 10% rồi”, bà Quyên nói và cho biết máy của chị Sương “chân sạc bị lỏng, hư ảnh hưởng đến mainboard, và mất quyền bảo hành”. “Trung tâm bảo hành Hà Nội đã làm đúng quy trình, nhưng khúc mắc nằm ở chỗ diễn đạt không rõ ràng khiến 2 bên hiểu nhầm nhau”, bà Quyên khẳng định.
" alt=""/>HTC: Chỉ là chuyện hiểu nhầm khi bảo hành