Một bé gái xinh xắn, tự tin sau khi được đội bộ tóc mới.
"Lúc mới điều trị, mình cũng nghe mọi người nói là tóc sẽ rụng hết, trọc lốc, mình cũng đã chuẩn bị tinh thần rồi. Nhưng khi hiện thực xảy ra thì mình vẫn sốc. Vẫn biết, tóc rụng rồi sẽ mọc lên, nhưng những ngày qua lòng mình cứ nặng trĩu khi thấy mình trong gương. Mái tóc dày, đen nhánh giờ đã rụng gần hết, lộ những mảng trắng trên đầu. Thực sự, dù biết là bệnh, nhưng vẫn buồn, vẫn tự ti", chị N. kể.
Khi nhận tóc, các chị em được chỉnh sửa tóc để phù hợp với khuôn mặt. Đây đều là những bộ tóc được kết từ tóc thật, có thể nhuộm, uốn...
Vì thế, chiều 19/10, khi được bác sĩ thông báo lên nhận tóc giả nhân dịp 20/10, chị N. đã ra từ sớm, ngồi đợi để được chọn mái tóc phù hợp nhất với khuôn mặt.
"Đúng là, đội tóc vào khác hẳn, mềm mại. Đúng hôm gió mùa mưa lạnh, đội vào càng thấy ấm áp. Mình không biết nói gì ngoài bày tỏ lòng biết ơn đến những nhà hảo tâm, đến những người xa lạ đã cắt đi mái tóc của mình để tặng bệnh nhân ung thư", chị N. xúc động nói.
Theo BS Nguyễn Bá Tĩnh, Trưởng phòng Công tác xã hội, Bệnh viện K, tác dụng phụ thường gặp trong quá trình hóa xạ trị ung thư là vấn đề rụng tóc. Hình ảnh mái tóc duyên dáng thưa rụng dần sau mỗi đợt điều trị có lẽ luôn khiến các chị em mặc cảm. Thấu hiểu tâm tư đó, Bệnh viện K, Quỹ Ngày mai tươi sáng phối hợp triển khai Chương trình "Tóc cho người bệnh ung thư" nhằm kêu gọi chị em phụ nữ chia sẻ mái tóc của mình để thiết kế thành những bộ tóc thật đẹp dành tặng chị em đang điều trị ung thư.
Các chị em vui tươi khi được nhận mái tóc mới.
"Rất nhiều người đã đến với chúng tôi, từ những em bé lớp 4-5 tặng đi mái tóc dài nuôi từ khi còn thơ bé, đến những cán bộ y tế, sinh viên, học sinh, và cả những bệnh nhân sau điều trị ung thư khỏi, lặng lẽ kiên trì nuôi tóc để tặng những chị em khác", BS Tĩnh nói.
BS Tĩnh thông tin thêm, sau khi phát động chương trình vào tháng 9/2022, rất nhiều nhà hảo tâm, đơn vị tài trợ, các salon tóc đã cùng đồng hành, ủng hộ lan tỏa thông điệp ý nghĩa của chương trình. Đến nay chuỗi các salon tóc tại Hà Nội, Hồ Chí Minh... các tỉnh thành khác đã thực hiện cắt tóc tạo kiểu miễn phí cho những chị em cắt tóc tặng bệnh nhân ung thư. Cùng với đó họ cũng tham gia cắt tóc miễn phí cho người bệnh ung thư đang điều trị tại Bệnh viện K.
Trong ngày 19/10, 75 bộ tóc đã trao tặng tới từng người bệnh ung thư. Trước đó, 88 bộ tóc cũng đã được trao tặng.
"Con số này còn rất khiêm tốn so với số 14.000 bệnh nhân ung thư đang điều trị nội trú tại Bệnh viện, với 50% là nữ. Vì thế, chúng tôi mong muốn thông điệp "Bao nhiêu sợi tóc - Bấy nhiêu sợi tình" tiếp tục được lan tỏa. Chị em có thể đăng kí cắt tóc tại Bệnh viện K, hoặc khi đi cắt tóc tại các salon, xin hãy tặng phần tóc ấy để chúng tôi tiếp nhận, cùng các nhà hảo tâm kết thành những mái tóc tặng người bệnh. Đó là món quà tiếp thêm tinh thần, nghị lực cho những chị em phụ nữ chiến thắng căn bệnh hiểm nghèo này", BS Tĩnh chia sẻ.
" alt=""/>Tặng 75 bộ tóc mang lại diện mạo mới cho chị em điều trị ung thưĐi bộ nhanh có thể là một chỉ báo sức khỏe tim mạch của bạn trong tương lai (Ảnh: Shutterstock).
"Nếu thể lực và mức độ hoạt động của bạn cao, sức khỏe tim mạch của bạn có xu hướng tốt hơn. Tốc độ đi bộ có thể phản ánh hiệu ứng đó", ông chia sẻ.
Một lợi ích tiềm năng khác của việc theo dõi tốc độ của bạn là gì? Nếu bạn bắt đầu đi chậm hơn trước đây hoặc cảm thấy như mình đang vật lộn để làm những gì từng dễ dàng, thì đó có thể là triệu chứng tinh tế của một vấn đề lớn hơn.
"Hãy coi việc đi bộ như một bài kiểm tra căng thẳng mà bạn có thể làm hàng ngày. Nếu bạn nhận thấy những thay đổi, điều đó có thể giúp bác sĩ biết được điều gì đó đang xảy ra với sức khỏe của bạn", Tiến sĩ Sarraju gợi ý.
Bức tranh toàn cảnh về sức khỏe tim mạch
Bài tập tim mạch rất quan trọng, nhưng có rất nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch của bạn.
Ví dụ, thực phẩm bạn ăn cũng tạo nên sự khác biệt trong hoạt động của tim và hệ thống tim mạch. Ăn thực phẩm lành mạnh hơn và máu sẽ lưu thông tốt hơn qua cơ thể bạn. Ngược lại, ăn nhiều bánh rán và bánh kẹp phô mai, các bộ phận sẽ bị tắc nghẽn.
Hút thuốc cũng có thể gây hại cho tim. Tương tự như vậy đối với việc uống quá nhiều rượu. Tránh cả hai có thể giúp tim đập khỏe mạnh.
"Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch. Không chỉ là cố gắng đạt được tốc độ đi bộ nhất định để không có điều gì xấu xảy ra mà là cố gắng làm tốt nhất có thể mỗi ngày trong tất cả các lĩnh vực này để bảo vệ trái tim của bạn", Tiến sĩ Sarraju lưu ý.
Tầm quan trọng của hoạt động
Có một câu nói mới đang trở nên phổ biến: Ngồi là hút thuốc mới. Đây là một cách nhanh chóng để nhấn mạnh rằng lối sống ít vận động có thể góp phần gây ra một danh sách dài các vấn đề sức khỏe, bao gồm cả bệnh tim.
Đó là lý do tại sao Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị bạn nên tập thể dục cường độ vừa phải, giúp tim đập nhanh ít nhất 150 phút mỗi tuần để giữ cho tim khỏe mạnh. Đi bộ nhanh được phân loại là hoạt động có cường độ vừa phải.
Thật không may, chỉ có khoảng 1 trong 5 người lớn và thanh thiếu niên thường xuyên đạt được mục tiêu tập thể dục hàng tuần đó. Tiến sĩ Sarraju cho biết đi bộ có thể là một cách tốt để đảo ngược xu hướng đó.
Bạn cũng nên trao đổi với bác sĩ trước khi bắt đầu một thói quen tập thể dục, đặc biệt là nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào hiện có. Họ thậm chí có thể kê cho bạn một đơn thuốc tập thể dục để làm việc với một nhà sinh lý học tập thể dục để thiết kế một chương trình.
Tiến sĩ Sarraju nhấn mạnh rằng: "Di chuyển nhiều hơn sẽ tốt hơn là di chuyển ít hơn. Và một khi đứng dậy và đi bộ một chút, bạn có thể thấy mình nỗ lực hơn và trở nên khỏe hơn trong quá trình này. Bạn sẽ thấy và cảm nhận được sự tiến triển".
Và trái tim cũng sẽ tốt hơn nhờ điều đó.
Những lợi ích về mặt thể chất của việc đi bộ
Theo Today, nhiều hệ thống trong cơ thể có thể được hưởng lợi từ việc đi bộ. Đi bộ có thể giúp:
- Cải thiện sức khỏe và chức năng tim mạch.
- Tăng khả năng hiếu khí, sử dụng oxy để trao đổi chất nhằm tạo năng lượng khi chạy.
- Cải thiện huyết áp.
- Kiểm soát lượng đường trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
- Tăng cường quá trình trao đổi chất.
- Duy trì cân nặng.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh viêm xương khớp.
- Duy trì khả năng vận động.
Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ khuyến nghị nên hoạt động thể chất với cường độ vừa phải trong 150 đến 300 phút một tuần. Vì vậy, 30 phút đi bộ nhanh trong 5 ngày một tuần sẽ giúp bạn đạt đến mức thấp nhất trong phạm vi đó.
Nếu đi bộ để kiểm soát cân nặng hoặc giảm cân, có lẽ bạn sẽ muốn đi bộ lâu hơn. Bạn nên đi bộ từ 45 đến 60 phút hầu hết các ngày. Tuy nhiên, bạn không nhất thiết phải đi cùng lúc, có thể đi bộ 30 phút vào buổi sáng và đi bộ 20 phút sau bữa tối cũng được.
Nghiên cứu cho thấy, tốc độ đi bộ trung bình 3-4,8km/giờ có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 thấp hơn 15% so với người đi bộ nhàn nhã 3km/giờ hoặc khoảng 60 bước mỗi phút bất kể khoảng cách đi được.
Chọn tốc độ đi bộ khá nhanh 5-6,5km/giờ hoặc 80-120 bước mỗi phút sẽ giúp giảm 24% nguy cơ tiểu đường. Đi bộ nhanh với tốc độ 6,5km/giờ hoặc nhanh hơn (hơn 120 bước mỗi phút) có nguy cơ thấp hơn 39%.
Một bé gái xinh xắn, tự tin sau khi được đội bộ tóc mới.
"Lúc mới điều trị, mình cũng nghe mọi người nói là tóc sẽ rụng hết, trọc lốc, mình cũng đã chuẩn bị tinh thần rồi. Nhưng khi hiện thực xảy ra thì mình vẫn sốc. Vẫn biết, tóc rụng rồi sẽ mọc lên, nhưng những ngày qua lòng mình cứ nặng trĩu khi thấy mình trong gương. Mái tóc dày, đen nhánh giờ đã rụng gần hết, lộ những mảng trắng trên đầu. Thực sự, dù biết là bệnh, nhưng vẫn buồn, vẫn tự ti", chị N. kể.
Khi nhận tóc, các chị em được chỉnh sửa tóc để phù hợp với khuôn mặt. Đây đều là những bộ tóc được kết từ tóc thật, có thể nhuộm, uốn...
Vì thế, chiều 19/10, khi được bác sĩ thông báo lên nhận tóc giả nhân dịp 20/10, chị N. đã ra từ sớm, ngồi đợi để được chọn mái tóc phù hợp nhất với khuôn mặt.
"Đúng là, đội tóc vào khác hẳn, mềm mại. Đúng hôm gió mùa mưa lạnh, đội vào càng thấy ấm áp. Mình không biết nói gì ngoài bày tỏ lòng biết ơn đến những nhà hảo tâm, đến những người xa lạ đã cắt đi mái tóc của mình để tặng bệnh nhân ung thư", chị N. xúc động nói.
Theo BS Nguyễn Bá Tĩnh, Trưởng phòng Công tác xã hội, Bệnh viện K, tác dụng phụ thường gặp trong quá trình hóa xạ trị ung thư là vấn đề rụng tóc. Hình ảnh mái tóc duyên dáng thưa rụng dần sau mỗi đợt điều trị có lẽ luôn khiến các chị em mặc cảm. Thấu hiểu tâm tư đó, Bệnh viện K, Quỹ Ngày mai tươi sáng phối hợp triển khai Chương trình "Tóc cho người bệnh ung thư" nhằm kêu gọi chị em phụ nữ chia sẻ mái tóc của mình để thiết kế thành những bộ tóc thật đẹp dành tặng chị em đang điều trị ung thư.
Các chị em vui tươi khi được nhận mái tóc mới.
"Rất nhiều người đã đến với chúng tôi, từ những em bé lớp 4-5 tặng đi mái tóc dài nuôi từ khi còn thơ bé, đến những cán bộ y tế, sinh viên, học sinh, và cả những bệnh nhân sau điều trị ung thư khỏi, lặng lẽ kiên trì nuôi tóc để tặng những chị em khác", BS Tĩnh nói.
BS Tĩnh thông tin thêm, sau khi phát động chương trình vào tháng 9/2022, rất nhiều nhà hảo tâm, đơn vị tài trợ, các salon tóc đã cùng đồng hành, ủng hộ lan tỏa thông điệp ý nghĩa của chương trình. Đến nay chuỗi các salon tóc tại Hà Nội, Hồ Chí Minh... các tỉnh thành khác đã thực hiện cắt tóc tạo kiểu miễn phí cho những chị em cắt tóc tặng bệnh nhân ung thư. Cùng với đó họ cũng tham gia cắt tóc miễn phí cho người bệnh ung thư đang điều trị tại Bệnh viện K.
Trong ngày 19/10, 75 bộ tóc đã trao tặng tới từng người bệnh ung thư. Trước đó, 88 bộ tóc cũng đã được trao tặng.
"Con số này còn rất khiêm tốn so với số 14.000 bệnh nhân ung thư đang điều trị nội trú tại Bệnh viện, với 50% là nữ. Vì thế, chúng tôi mong muốn thông điệp "Bao nhiêu sợi tóc - Bấy nhiêu sợi tình" tiếp tục được lan tỏa. Chị em có thể đăng kí cắt tóc tại Bệnh viện K, hoặc khi đi cắt tóc tại các salon, xin hãy tặng phần tóc ấy để chúng tôi tiếp nhận, cùng các nhà hảo tâm kết thành những mái tóc tặng người bệnh. Đó là món quà tiếp thêm tinh thần, nghị lực cho những chị em phụ nữ chiến thắng căn bệnh hiểm nghèo này", BS Tĩnh chia sẻ.
" alt=""/>Tặng 75 bộ tóc mang lại diện mạo mới cho chị em điều trị ung thư