Có rất nhiều nghiên cứu thú vị liên quan đến những thứ như nấm nhôm và hydrogen nhằm tìm kiếm thế hệ tiếp theo của công nghệ năng lượng sẽ thay thế loại pin lithium-ion phổ biến mà chúng ta đang dùng, nhưng liệu bạn có muốn chờ đợi những công nghệ tương lai. Vậy bạn nghĩ sao về việc chúng ta chỉ cần tích hợp một quả pin cực khủng vào điện thoại? Đó chính xác là ý tưởng về chiếc máy có tên K10000 của công ty sản xuất smartphone Oukitel đến từ Trung Quốc. Chiếc điện thoại này sẽ được thiết kế với một quả pin khổng lồ có dung lượng lên đến 10.000mAh, có thể kéo dài từ 10 đến 15 ngày sử dụng thường xuyên cho một lần sạc.  Chiếc điện thoại K10000 sử dụng pin khổng lồ với dung lượng 10.000 mAh, chỉ cần sạc 1 lần có thể sử dụng 15 ngày So với mức độ sử dụng điện thoại của hầu hết chúng ta hiện nay, dung lượng pin "giật gân" của K10000 là một chiến lược bán hàng khá độc đáo. Nhưng như vậy thì một quả pin 10.000mAh sẽ lớn đến cỡ nào? So với loại điện thoại lớn được sử dụng phổ biến nhất hiện nay - iPhone 6 - nó sẽ phải lớn hơn. Dòng điện thoại của Apple chỉ được tích hợp pin có dung lượng 1.810mAh, vì vậy K10000 sẽ có khả năng lớn gấp 5 lần. Ngay là dòng điện thoại mới của Apple có kích thước lớn hơn - iPhone 6s Plus (với pin 2750mAh) cũng không thể "có cửa" so với K10000. Outkitel cho biết, dung lượng pin của K10000 có thể được dùng để sạc cho iPhone 6s Plus hơn 3 lần mà vẫn còn tới 10%. Theo Outkitel, thêm dung lượng pin cũng không làm tăng trọng lượng pin. K10000 thực sự nhẹ hơn một chút so với iPhone 6s Plus (184 gram so với 192 gram). Dù vậy, công bằng mà nói, nó sẽ dày hơn đáng kể với những người dùng khó tính ưa sử dụng các thiết bị mỏng như hiện tại (9mm so với 7,3mm). " alt=""/>Pin mới khủng nhất thế giới 15 ngày sạc 1 lần
  | Ralf Groene, trưởng bộ phận thiết kế công nghiệp của Microsoft, đang đứng trước mô hình mẫu vỏ kiêm bàn phím của Surface Pro 4. |
Trong hình trên là mẫu vỏ kiêm bàn phím Type Cover dành cho Surface Pro 4 trước khi chúng biến thành bàn phím đầy đủ chức năng, mỏng và tùy biến của chiếc laptop kiêm tablet này. Thế nhưng, hành trình để tạo ra thiết kế bàn phím cách tân đó không phải dễ dàng, và công việc này được giao cho nhà thiết kế tài năng Kait Schoeck. Nhóm của bà đã phải loại bỏ rất nhiều thiết kế trước khi chọn được mẫu ưng ý.  | Nhà thiết kế tài năng Kait Schoeck với mẫu sản phẩm. |
Với cơ chế rất phức tạp, nhóm phần cứng của Microsoft đã tạo ra mẫu thử nghiệm cơ chế lẫy độc đáo của Surface Book, rồi sau đó thu gọn cơ chế này để tích hợp vào laptop.  | Kiểm tra toàn bộ linh kiện sản phẩm. |
Các phần riêng rẽ của Surface Book đều trải qua quy trình kiểm lỗi như thế này. Microsoft kiểm thử tất cả các loại bản lề, thiết kế bàn phím và cách thức cân bằng giữa trọng lượng và công năng.  | Chiếc máy CNC để cắt kim loại. |
Microsoft đã sử dụng những chiếc máy CNC khổng lồ để cắt kim loại bằng động cơ phun nước cực mạnh. Mục đích là tạo ra linh kiện thử nghiệm chỉ trong ngày một ngày hai. Đôi khi thử nghiệm hàng chục lần mới chọn ra mẫu ưng ý. Trung bình mỗi ngày, phòng thí nghiệm làm ra 50 mẫu kiểm tra nhanh.  | Phòng thí nghiệm dùng tới 4 chiếc máy in 3D cỡ lớn để in mẫu. |
Ngoài sắt thép, nhóm kỹ sư phần cứng Microsoft còn phải làm việc rất nhiều với chất liệu nhựa. Trong tòa nhà Building 87 đặt 4 chiếc máy in 3D cực lớn sử dụng chất liệu nhựa để in. Và dĩ nhiên, chính những chiếc máy in này đã tạo ra bộ điều khiển cầm tay của Xbox One. Các kỹ sư cũng thử với đủ loại màu sắc, hoa văn và chất liệu khác nhau cho thiết bị phần cứng mới chỉ trong thời gian rất ngắn. Thậm chí, họ còn làm ra những loại "đồ chơi" nhựa màu mè để ráp những mẫu sản phẩm đơn giản.  | Đôi khi các công cụ làm ra trông như đồ chơi. |
Hầu hết nhóm phần cứng của Microsoft đều trong cùng tòa nhà để làm việc cho dễ. Các tòa nhà khác trong khu Building 87 là nơi đặt các máy công nghiệp cỡ lớn cùng các phòng thí nghiệm sản phẩm. Ngoài công nghệ, Microsoft cũng đẩy mạnh mảng khoa học. Tòa nhà Building 87 là nơi đặt Phòng Thí nghiệm Cao cấp (ASL). Một nhóm chuyên gia đang làm việc tại đây dưới sự dẫn dắt của nhà khoa học nổi tiếng Stevie Bathiche. Nhóm của ông thực hiện các thí nghiệm thuộc dạng bí mật nhất của Microsoft.  | Phòng thí nghiệm cao cấp của Microsoft chuyên nghiên cứu các dự án, công nghệ tuyệt mật. |
Ngay cả cách thức người dùng cầm nắm sản phẩm công nghệ cũng được nghiên cứu tại Phòng Thí nghiệm Nhân tố Con người (HFL). Có quá nhiều máy ảnh DSLR được gắn ở đây để scan đầu người để giả lập các dạng đầu khác nhau phục vụ cho việc thiết kế tai nghe và các dạng màn hình chùm đầu kiểu Microsoft HoloLens. Nơi đây còn thử nghiệm những thiết bị kỳ quặc, chẳng hạn chiếc găng-tay trong hình dưới đây có khả năng đo kích cỡ và lực bàn tay, giúp đội ngũ thiết kế tạo ra sản phẩm phù hợp với tất cả người dùng.  | Dữ liệu từ găng tay giúp thiết kế sản phẩm phù hợp với người sử dụng. |
Building 87 cũng là nơi đặt căn phòng yên tĩnh nhất thế giới. Microsoft gọi đây là "căn phòng không có tiếng vọng", dùng để tạo ra hệ thống loa tốt hơn cho máy tính bảng và máy tính xách tay cho đến cải thiện chất lượng cuộc gọi Skype mà không bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm tiếng ồn từ thế giới bên ngoài. Căn phòng này hấp thu tới gần 100% âm thanh, được thiết kế cho việc thử nghiệm các thiết bị âm thanh. Tầm nghe ở đây giảm xuống -20,3 db, tức là đạt tới giới hạn về vật lý. .jpg) | Căn phòng yên tĩnh nhất thế giới nằm trong phòng thí nghiệm của Microsoft. |
Để dễ hình dung hơn, tầm nghe của con người từ 0-125 db, tiếng thở khẽ ở mức 10 db, tiếng lá xào xạc khoảng 20 db, còn trò chuyện thông thường là 60 db. Trên 105 db tai sẽ đau đớn, còn trên 115 db trong khoảng thời gian dài sẽ bị điếc. Căn phòng của Microsoft đạt kỷ lục Guiness là nơi yên tĩnh nhất Trái Đất, phá vỡ kỷ lục -13 db trước đó của phòng thí nghiệm Orfield ở Minnesota, Mỹ. " alt=""/>Bên trong phòng thí nghiệm quái đản của Microsoft
- Tin HOT Nhà Cái
-
-
Xem thêm lịch thi đấu world cup tối nay
-
|