Ăn một lượng lạc vừa phải giúp bạn giảm cân (Ảnh: Bebodywise).
Giúp bạn no lâu
Không giống như các loại đồ ăn nhẹ khác có nhiều carbohydrate đơn giản, lạc giàu chất béo lành mạnh, protein và chất xơ, nên bạn mất nhiều thời gian tiêu hóa hơn.
Một nghiên cứu nhỏ trên 15 người tham gia cho thấy rằng việc thêm lạc nguyên hạt hoặc bơ đậu phộng vào bữa sáng giúp tăng cảm giác no và lượng đường trong máu ổn định hơn.
Carbohydrate đơn giản được hấp thụ nhanh vào máu và dẫn đến lượng đường trong máu tăng đột biến nhanh chóng sau đó giảm nhanh. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy đói ngay sau khi ăn.
Ngược lại, lạc được tiêu hóa chậm và lưu lại trong dạ dày lâu hơn. Điều này giúp bạn cảm thấy no và thỏa mãn, cho phép bạn kéo dài thời gian giữa các bữa ăn.
Cuối cùng, lạc cần nhai nhiều hơn, cho phép bạn ăn chậm hơn. Do đó, điều này giúp cơ thể bạn có thời gian gửi tín hiệu no, có thể ngăn bạn ăn quá nhiều.
Chứa nhiều chất béo lành mạnh
Lạc rất giàu chất béo lành mạnh được gọi là axit béo không bão hòa đơn (MUFA) và axit béo không bão hòa đa (PUFA). Chế độ ăn nhiều chất béo này có liên quan đến việc giảm tỷ lệ viêm, béo phì và các tình trạng mãn tính, chẳng hạn như bệnh tim và tiểu đường.
Hơn nữa, tiêu thụ các loại hạt có liên quan đến việc giảm nguy cơ tăng cân lâu dài. Một số nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng hàm lượng chất béo không bão hòa cao trong các loại hạt có thể cải thiện khả năng sử dụng chất béo dự trữ làm năng lượng của cơ thể. Tuy nhiên, vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn nữa.
Lượng calo nạp vào thấp hơn
Mặc dù lạc có hàm lượng calo cao, nhưng bạn có thể không hấp thụ hết lượng calo mà chúng cung cấp. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn nên ăn quá nhiều.
Vì sao ăn lạc có thể khiến bạn tăng cân?
Ăn quá nhiều thực phẩm giàu calo, chẳng hạn như lạc, vẫn có thể dẫn đến tình trạng dư thừa calo và cuối cùng cản trở nỗ lực giảm cân của bạn. Ví dụ, một khẩu phần lạc 1/4 cốc (146 gram) chứa 207 calo. Ngay cả khi chỉ hấp thụ được 50-75% lượng calo, thì lượng calo này vẫn là 104-155 calo.
Do đó, điều quan trọng là bạn phải lưu ý đến khẩu phần ăn để tránh tình trạng tăng lượng calo. Tốt nhất là chỉ nên ăn 1-2 nắm mỗi khẩu phần vì chúng dễ bị ăn quá nhiều.
Theo Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TPHCM), với giá trị dinh dưỡng phong phú, lạc có thể mang lại nhiều lợi ích như tốt cho tim mạch, kiểm soát cân nặng, cung cấp năng lượng bền vững, hỗ trợ sức khỏe não bộ và hệ thần kinh.
Tuy nhiên, vì nó chứa nhiều calo và chất béo, bạn nên ăn với lượng vừa phải, nhất là khi đang kiểm soát cân nặng.
Nên chọn loại nào?
Tốt nhất, bạn nên chọn loại lạc không hương vị, đã qua chế biến tối thiểu và không chứa thêm muối hoặc các thành phần khác. Tránh kẹo lạc, vì loại này có lớp phủ đường và cung cấp thêm calo.
Để có thêm chất xơ và chất chống oxy hóa, bạn hãy thưởng thức lạc còn nguyên vỏ. Chất xơ bổ sung có thể giúp tăng cảm giác no.
Lạc luộc chứa ít calo hơn lạc sống hoặc rang, với khoảng 116 calo cho mỗi 1/4 cốc (146 gram), so với 207 và 214 calo cho lạc sống và rang.
Tuy nhiên, lạc luộc chứa ít chất béo hơn 50% so với lạc sống và rang, nghĩa là chúng có thể không có tác dụng làm no như nhau. Do đó, hãy chọn loại bạn thích nhất và luôn lưu ý đến khẩu phần ăn của mình.
Bạn hãy chọn loại chưa bóc vỏ vì chúng mất nhiều thời gian hơn để bóc, và điều này có thể ngăn ngừa tình trạng ăn uống vô thức và cuối cùng, giúp bạn kiểm soát tốt hơn khẩu phần ăn và lượng calo nạp vào.
" alt=""/>Ăn lạc giúp giảm cân hay tăng cân?GS.TS Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K (Ảnh: N.B).
Theo ông, bệnh ung thư luôn đi đôi với vấn đề tâm thần, tâm lý bệnh nhân ung thư khác nên việc điều trị bệnh nhân rất đặc thù, đặc biệt. Tâm lý bệnh nhân thay đổi từng ngày, từng giờ, đây là điều khó trong ngành ung thư.
Vì thế, việc luôn cập nhật kiến thức, đào tạo qua hội nghị, hội thảo, chương trình đào tạo là việc hết sức cần thiết. Hoạt động này cần duy trì liên tục trong tương lai để bệnh nhân ung thư được hưởng kỹ thuật mới, thuốc mới, tiến bộ mới khác.
Cũng theo GS Quảng, bệnh viện sẽ đầu tư, xây dựng Bệnh viện K cơ sở 4 để phát triển kỹ thuật cao như xạ trị proton, những kỹ thuật xạ trị tiên tiến nhất trên thế giới. Dự án này cũng phải mất 10-15 năm mới có kết quả nhưng chúng ta phải bắt đầu từ bây giờ.
Trong năm nay, bệnh viện cũng đã đưa cơ sở 1 vào hoạt động, dự kiến đến quý 1/2025 sẽ đưa toàn bộ cơ sở K1 vào hoạt động.
Buổi lễ ký kết nhằm nâng cao chất lượng quản lý và phòng chống bệnh ung thư (Ảnh: N.B).
Ung thư luôn là thách thức và là gánh nặng của hệ thống y tế trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Theo ước tính của Tổ chức Ung thư toàn cầu năm (GLOBOCAN) 2022, Việt Nam có đến hơn 180.000 ca mắc mới và khoảng hơn 120.000 ca tử vong do ung thư.
Mỗi năm tại Việt Nam số ca tử vong do bệnh không lây nhiễm chiếm tới 77% tổng số tử vong, trong đó bệnh ung thư là nguyên nhân đứng thứ 2.
Ở nước ta, ung thư đại trực tràng nằm trong 4 bệnh ung thư thường gặp. Bệnh đang có xu hướng gia tăng, theo GLOBOCAN năm 2022, số ca mắc mới là 16.800 và khoảng 8.400 ca tử vong hàng năm.
Bên cạnh đó, cũng theo dữ liệu GLOBOCAN năm 2022, ung thư tuyến giáp đứng thứ 6 với 6.122 ca mắc mới, trong khi năm 2020 ung thư tuyến giáp đứng thứ 10 về số ca mắc mới tại Việt Nam. Dữ liệu này đã cho thấy sự gia tăng nhanh chóng của bệnh lý ung thư tuyến giáp.
PGS.TS Phạm Văn Bình, Phó Giám đốc Bệnh viện K, cho biết thêm, hiểu được bệnh ung thư, tâm lý của người bệnh sẽ góp phần nâng cao chất lượng điều trị. Điều trị ung thư là điều trị đa mô thức, phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, dinh dưỡng, tâm lý và các phương pháp khác.
Theo PGS Bình, vấn đề đào tạo đóng vai trò rất quan trọng, bác sĩ trẻ chính là sức mạnh của bệnh viện trong tương lai, còn kiến thức kinh nghiệm của các thầy là bước đệm.
"Số mắc mới ung thư, số tử vong ngày càng tăng. Trong thời gian qua chúng ta nỗ lực rất nhiều trong công tác phòng chống để con số này không tăng lên, nhưng thực tế lại ngược lại. Vì thế, chúng ta cần cố gắng hơn.
Đây là cuộc chạy đua, mỗi mắt xích liên quan phải cố gắng hết sức để sàng lọc, phát hiện sớm bệnh. Phát hiện sớm bệnh là chìa khóa để việc điều trị có hiệu quả, giá trị cao nhất cho bệnh nhân và thầy thuốc", PGS Bình nói.
" alt=""/>Số ca mắc mới, tử vong do ung thư ngày càng tăngNam giới bị ung thư đường tiết niệu có thể xuất hiện máu trong tinh dịch (Ảnh: Getty).
Đau rát khi đi tiểu
Người bệnh sẽ có biểu hiện đi tiểu nhiều lần, buồn tiểu liên tục, tiểu không hết, đau rát khi tiểu.
Tiểu ra máu
Nếu khối u ở đường tiết niệu bị viêm loét người bệnh có thể đi tiểu ra máu, lượng máu có thể ra nhiều hay ít sẽ tùy vào tình trạng vết loét. Máu trong nước tiểu khó có thể quan sát bằng mắt thường.
Tiểu khó
Khối u to sẽ chèn ép lên bàng quang và ống dẫn nước tiểu, khiến bàng quang bị kích thích, nước tiểu khó lưu thông. Lúc này người bệnh sẽ có triệu chứng khó tiểu, tiểu đứt quãng, buồn tiểu mà tiểu không ra.
Đau lưng, đau hông
Dấu hiệu này sẽ xuất hiện khi khối u xâm lấn làm bít tắc đường tiết niệu, nước tiểu không thể đào thải ra ngoài trào ngược từ bàng quang lên thận, gây tổn thương thận, hư thận thậm chí là suy thận cực kỳ nguy hiểm.
Những ai dễ mắc ung thư đường tiết niệu?
Các yếu tố nguy cơ của ung thư đường tiết niệu gồm:
- Hút thuốc lá.
- Tiếp xúc lâu dài với chất gây ung thư (ví dụ: thuốc nhuộm azo, kim loại nặng, phenacetin, các amin thơm như benzidine và thuốc nhuộm anilin).
- Viêm đường tiết niệu mãn tính có thể dẫn đến biến đổi tế bào niệu quản thành tế bào biểu mô vảy.
- Nhiễm trùng đường tiểu mãn tính/tái phát.
- Sán máng.
- Sỏi thận mãn tính.
- Viêm niệu đạo.
- Nhiễm HPV 16.
- Tăng hàm lượng clo/asen trong nước uống.
Điều trị ung thư đường tiết niệu
- Phẫu thuật: Phẫu thuật là phương pháp điều trị triệt căn, áp dụng khi bệnh ở giai đoạn tại chỗ, tại vùng. Kết hợp với bơm hóa chất tại chỗ trong trường hợp ung thư biểu mô tại chỗ hoặc hóa trị bổ trợ, nhằm giảm tỉ lệ tái phát sau khi phẫu thuật.
- Điều trị nội khoa: Điều trị nội khoa bao gồm hóa trị và liệu pháp miễn dịch thường sử dụng điều trị bổ trợ sau phẫu thuật trong trường hợp khối u có độ mô học cao, xâm nhập hoặc những trường hợp chống chỉ định phẫu thuật.
- Xạ trị: Xạ trị có thể có một số tác dụng như liệu pháp bổ trợ, để cải thiện kiểm soát tại chỗ sau khi điều trị phẫu thuật đối với bệnh tiến triển.
" alt=""/>Dấu hiệu bất thường khi xuất tinh cảnh báo bệnh nguy hiểm