Một nhà đầu tư tham gia đấu giá 4 lô đất đã quyết định bỏ cuộc sau 7 vòng. Vị này cho biết, 4 lô này đều có giá khởi điểm hơn 36 triệu đồng/m2. Sau 7 vòng đấu, 2 lô tăng lên 136 triệu đồng/m2, 2 lô còn lại lần lượt tăng lên 146-156 triệu đồng/m2. Dù tham gia đấu giá với mục đích đầu tư nhưng người này đánh giá mức giá trên đã vượt quá xa dự kiến nên quyết định bỏ cuộc.
Bước ra khỏi phòng đấu giá, một số người tham gia cho biết, sau 9 vòng, lô đất được trả giá cao nhất đã lên tới 246 triệu đồng/m2.
Trong khi đó, nhiều lô đã chốt giá trúng sau 7-10 vòng đấu. Sau khi kết quả được thông báo, các lô đất này lập tức được rao bán chênh 400-600 triệu ngay khu vực bên ngoài phiên đấu giá.
Như lô đất ký hiệu 2A-29 có giá trúng hơn 156 triệu đồng/m2, cao gần gấp 6 lần khởi điểm đang được rao bán chênh 400 triệu đồng.
Hay lô đất 3A-04 cũng được rao chênh 400 triệu đồng có giá trúng gấp 5,5 lần khởi điểm khi chốt giá đấu hơn 146 triệu đồng/m2.
Cùng “chốt” mức giá trúng này còn có lô đất 1B-16, đang được rao bán chênh lên tới 600 triệu đồng…
Như vậy, sau phiên đấu giá, lô đất có diện tích 62,5m2, cộng chênh 600 triệu đồng có giá 9,7 tỷ đồng.
Các lô đất này được các đội đấu giá giới thiệu đến từ Bắc Ninh, Bắc Giang rao bán và cho biết đội tham gia đấu giá nhiều lô đất và hiện vẫn còn người tham gia bên trong phiên đấu giá với mục đích đầu tư, lướt sóng.
Trong báo cáo mới đây gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Xây dựng đã chỉ ra những hạn chế, tiêu cực như một số nơi có hiện tượng "cò đấu giá" thông đồng làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia.
Theo Bộ Xây dựng có hiện tượng trả rất cao một số lô rồi bỏ cọc, tạo mặt bằng giá ảo để thao túng thị trường. Hay việc mua đi bán lại nhiều lô đất nhằm thu lợi bất chính diễn ra phổ biến ở nhiều nơi, thậm chí mang tính tổ chức.
Cơ quan quản lý đánh giá, kết quả trúng đấu giá đất cao gấp nhiều lần giá khởi điểm sẽ có tác động tiêu cực đến mặt bằng giá đất, nhà ở, đến thị trường (cung, cầu) nhà ở, bất động sản.
" alt=""/>Đất đấu giá Hà Nội lao lên 246 triệu/m2 lô chốt trúng rao chênh ngay 600 triệuĐền Cửa Ông còn gọi là đền Cửa Suốt ở lễ hội vào hai ngày chính là mùng 3 và 4 tháng 2, kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch vào năm chẵn. Đây một trong những di tích nhà Trần nổi tiếng ở vùng Ðông Bắc. Ðền có 3 khu: đền Hạ, đền Trung và đền Thượng tạo thành quần thể kiến trúc hình chân vạc trông ra vịnh Bái Tử Long hùng vĩ. Trong chiến tranh, đền Trung và đền Hạ đã bị phá hủy, ngày nay đền Hạ đã được phục hồi.
![]() |
Cửa Ông là Đền duy nhất thờ đầy đủ gia thất Trần Hưng Đạo và các cận thần của ông. Tại đây có 34 pho tượng quý, có giá trị nghệ thuật cao được các nghệ nhân chạm trổ công phu, tỉ mỉ, sắc nét. Đó là tượng Trần Hưng Đạo, tượng Thánh Mẫu (phu nhân Trần Hưng Đạo), hai công chúa (con gái Trần Hưng Đạo), Trần Quốc Tảng, Trần Anh Tông, Trần Khánh Dư, Yết Kiêu, Dã Tượng, Phạm Ngũ Lão, Lê Phu Trần, Đỗ Khắc Chung...
Trước kia nhân dân ở địa phương có tổ chức ngày hội chính vào ngày mùng 2 tháng 3 âm lịch. Lễ hội được tổ chức linh đình tế lễ và rước kiệu bài vị Trần Quốc Tảng từ đền ra miếu ở xã Trác Chân, tên tục là Vườn Nhãn (theo truyền thuyết là nơi Ðức Ông hoá trôi dạt vào...) và quay trở về đền tượng trưng cho cuộc tuần du của Ðức Ông.
Trải qua thời gian dài, Lễ hội được tích hợp nhiều "trầm tích" văn hóa, lịch sử; có giá trị bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; giáo dục và gắn kết cộng đồng; nuôi dưỡng và phát triển nhu cầu văn hóa tâm linh… Lễ hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tâm linh, sinh hoạt văn hóa cộng đồng của nhân dân địa phương và là điểm đến thu hút du khách.
Những năm gần đây, Đền Cửa Ông được quy hoạch, bảo tồn, phát huy giá trị khu di tích, đây là điều kiện thuận lợi cho Lễ hội Đền Cửa Ông tiếp tục được duy trì, tồn tại.
Việc Lễ hội Đền Cửa Ông được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia có ý nghĩa quan trọng, góp phần đẩy mạnh công tác bảo tồn, phát huy giá trị lễ hội.
D.Minh(tổng hợp)" alt=""/>Lễ hội Đền Cửa ÔngThứ hai,đã xác định rõ tác nhân gây bệnh Covid-19 là virus SARS-CoV-2.
Thứ ba,bệnh Covid-19 hiện nay đáp ứng các tiêu chí thuộc bệnh truyễn nhiễm nhóm B theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 3 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm: Nhóm B gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong.
Năm 2020, Bộ Y tế phân loại Covid-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.
Chủ tịch UBND có thẩm quyền công bố hết dịch
Sau khi chuyển từ nhóm A sang nhóm B, Bộ Y tế chỉ đạo các đơn vị rà soát các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 để xem xét, quyết định việc áp dụng các biện pháp phù hợp với tình hình dịch bệnh thời gian tới.
Khi chuyển Covid-19 sang bệnh truyền nhiễm nhóm B, thẩm quyền công bố dịch do Chủ tịch UBND cấp tỉnh theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế. Bộ trưởng Bộ Y tế công bố dịch theo đề nghị của Chủ tịch UBND cấp tỉnh khi có từ 2 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương công bố dịch.
Như vậy, dịch Covid-19 khi chuyển sang nhóm B không còn thuộc đối tượng công bố dịch của Thủ tướng Chính phủ.
Về việc công bố hết dịch, nếu ở nhóm A, theo quy định, Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định xem xét đề nghị Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch đối với trường hợp Thủ tướng Chính phủ đã công bố dịch.
Khi chuyển sang bệnh truyền nhiễm nhóm B, Bộ Y tế, UBND các tỉnh, thành phố căn cứ vào tình hình thực tế của dịch Covid-19 để thực hiện việc công bố hết dịch theo quy định pháp luật hiện hành.
Trong hơn 3 năm qua để phòng, chống dịch Covid-19, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế và các bộ ngành, địa phương đã ban hành các văn bản để chỉ đạo hoạt động phòng, chống dịch, trong đó, có quy định nhiều biện pháp đặc thù chưa có tiền lệ.
Vì vậy, việc chuyển nhóm bệnh Covid-19 sẽ đặt ra vấn đề phải điều chỉnh đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch đang được áp dụng cũng như các quy định liên quan đến chế độ, chính sách đối với người tham gia phòng, chống dịch, thanh toán chi phí khám, chữa bệnh.