1. Hôn nhân là chuỗi việc làm liên tục
Đừng bao giờ ngừng hẹn hò. Luôn nhớ và ghi sâu vào tiềm thức mình. Học tập, chia sẻ, cười nhiều hơn với bạn đời của mình. Bạn đối xử với bản thân mình tốt như thế nào, hãy đối xử tốt hơn gấp hai lần với người vợ, người bạn đời tri kỉ. Đừng bao giờ bỏ bê, lơ là vẻ ngoài, lời nói, hành động hay suy nghĩ của bạn. Luôn nỗ lực để trở thành một người tốt, người yêu, người chồng tốt.
Hãy lắng nghe nhiều hơn - như lần đầu tiên cũng như tất cả các lần khác. Không kêu ca, phàn nàn nhiều. Là người có ích, luôn được khích lệ. Hãy chủ động nhận các công việc vặt hàng ngày, chứ đừng chờ được yêu cầu làm. Tinh ý nhận ra khi nào “cơn bão” đang đến, rồi nó sẽ qua. Sự khôn ngoan buổi sáng bao giờ cũng hơn buổi tối. Vì thế hãy kết thúc các cuộc tranh cãi trước khi ngủ, đơn giản chỉ bằng một lời xin lỗi.
2. Tranh cãi không phải là điều khôn ngoan
![]() |
(Ảnh minh họa) |
Hầu hết các cuộc tranh cãi đều không phải sáng suốt. Hãy chủ động làm chủ “trận chiến” của mình một cách cẩn thận. Làm người thắng cuộc sẽ làm bạn thấy hả hê trong khoảnh khắc, nhưng sẽ khiến vợ bạn không thoải mái. Vì vậy hãy là người khôn ngoan.
3. Cười nhiều hơn
Nếu bạn không thể cười, bạn sẽ chết. Và nếu bạn có thể cười, bạn sẽ vượt qua mọi khó khăn, đau đớn và mệt mỏi
4. Cuộc sống thế nào? Vợ của bạn sẽ ra sao?
Hai câu hỏi nhưng lại giống nhau câu trả lời. Cuộc sống của bạn sẽ luôn có sự tồn tại cũng như ảnh hưởng rất lớn từ chính vợ bạn.
5. Hôn nhân giống như đi trên một con tàu lượn
Cuộc sống hôn nhân sẽ như thế nào? Câu trả lời sẽ khác nhau từng ngày. Hôm nay là màu hồng tình ái, nhưng ngày mai lại trở bão táp mưa sa. Hôn nhân chắc chắn sẽ không tẻ nhạt mà thật nhiều cung bậc, lúc trầm, lúc bổng, khi lên cao, khi xuống thấp.
6. Đừng bao giờ so sánh bạn đời của mình với người khác
Điều này luôn dẫn tới thảm họa. Đừng bao giờ so sánh vợ bạn, mối quan hệ, cuộc sống chăn gối, của cải hay bất kỳ điều gì của bạn với người khác. Đây sẽ là bước đầu tiên đẩy bạn vào nỗi sợ hãi, ghen ghét, đố kị và tất cả cảm xúc tiêu cực khác.
Hãy sống cuộc sống của chính bản thân bạn. Mang đến những điều tốt nhất cho bạn đời theo tiêu chuẩn và kỳ vọng của chính bản thân bạn.
7. Bản năng và cảm xúc đánh lừa lý trí thuần túy
![]() |
Kết hôn rất dễ dàng nhưng để chung sống hạnh phúc và lâu dài lại rất khó khăn. (Ảnh minh họa) |
Đây là điều khó khăn nhất để ai đó học và chấp nhận. Nhiều khi bạn phải chấp nhận vợ mình luôn đúng bất chấp những lý lẽ sai lè lè, nhu cầu bất hợp lý, thậm chí bằng cả sự nài nỉ sướt mướt. Đôi khi bạn phải nghe và làm theo những yêu cầu của vợ, sau đó mới dám thắc mắc vì sao lại phải làm thế.
8. Liệu bạn có đang quên việc theo đuổi?
Có và không. Ngay cả lúc trước bạn thích việc thường xuyên hẹn hò, nhưng khi đã kết hôn, bạn lại cân nhắc tới hai, ba thậm chí bốn lần việc ra ngoài hẹn hò. Bạn đã phải rất nỗ lực, phải mất thời gian dài để cưa cẩm vợ mình, vậy sao lại muốn từ bỏ những cuộc hẹn hò lãng mạn sau hôn nhân.
Thêm vào đó, nếu bạn ngừng theo đuổi vợ mình, bạn đang dần đánh mất chính bản thân mình. Nếu bạn ngừng việc pha trò, chọc cười vợ mình bằng những câu chuyện hài hước, hành động và ý tưởng thú vị, bạn cần F5 bản thân ngay lập tức. Công việc của bạn là làm cho cô ấy được hạnh phúc và luôn nở nụ cười trên môi, ở bất cứ thời điểm nào trong cuộc sống lứa đôi.
9. Không quan hệ tình dục sẽ làm hôn nhân tồi tệ?
Bạn thử tưởng tượng hôn nhân không tình dục sẽ thế nào? Mối quan hệ của bạn thực sự rắc rối to. Hãy để chuyện yêu là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hôn nhân như một yếu tố hưởng thụ của cả hai.
Một ý tưởng mới lạ mà bạn có thể trải nghiệm: hai người thử không chạm vào nhau một vài ngày trong tháng. Và khi âu yếm trở lại, bạn sẽ thấy điều đó thật tuyệt và mãnh liệt.
10. Kiên nhẫn không phải là một đức tính sẵn có, mà do học tập mà ra
Không chỉ kiên nhẫn với bạn đời, mà còn kiên nhẫn với chính bản thân bạn. Bạn luôn phải cải thiện bản thân, nhưng quá trình đó không bao giờ diễn ra một sớm một chiều.
Kiên nhẫn giúp bạn vượt qua mọi nỗi thất vọng chồng chất lên nhau khi hai người khác biệt nhau về tính cách, văn hóa, ngôn ngữ, thế giới quan…cùng chung sống với nhau dưới một mái nhà.
Thiền, cầu nguyện, hay đi dạo quanh khu nhà bạn. Chơi một trò chơi, hay làm bất cứ việc gì để khiến bạn kiên nhẫn với vợ bạn và với chính bản thân bạn. Bạn sẽ vượt lên những nhược điểm của mình, bỏ qua những điều ngỡ ngẩn có thể gây nên tranh cãi giữa hai người.
11. Vợ luôn là số 1
Không phải là cuốn sách nào đó, không phải công việc hay đám bạn nhậu bù khú. Khi vợ cần bạn, hãy gác mọi thứ lại để xem cô ấy cần gì. Nếu không, lần tới khi bạn cần tới cô ấy, thì chắc chắn người bị bỏ rơi sẽ là bạn.
12. Không bao giờ thỏa hiệp hoặc tái phạm
Một khi bạn làm điều đó, bạn đang giết chết dần cuộc hôn nhân của mình. Hãy tiếp tục duy trì tiêu chuẩn cao của bản thân giống như lần đầu tiên bạn gặp và cố gắng tạo ấn tượng tốt đẹp với người bạn sẽ chung sống cả đời.
(Theo LH/ Dân Trí)
" alt=""/>Tâm sự của đàn ông đã có vợEm mới sinh con đầu lòng được một tháng, gia đình không cho em dùng điện thoại vì ở quê quan niệm phụ nữ sau sinh dùng điện thoại sau này mắt sẽ bị mờ sớm. Tuy nhiên, cuộc sống sau sinh nhiều mệt mỏi, em không biết tâm sự với ai nên giấu cha mẹ vào mạng viết tâm sự này.
Em năm nay 25 tuổi. Chồng em hơn em 5 tuổi. Anh là kỹ sư xây dựng, phải đi làm công trình ở tận Quảng Ninh. Mỗi tháng, anh chỉ về với vợ con hai lần.
Ở nhà, em sống cùng bố mẹ chồng, đều là công nhân về hưu. Kinh tế gia đình ở mức trung bình nên bố mẹ chồng em rất tiết kiệm.
Gia đình bên ngoại của em thì khá hơn. Trước khi sinh con, mẹ thương em nên tháng nào cũng đưa em đi mua sắm quần áo, váy vóc, mỹ phẩm... Ngoài ra, mẹ em còn cho em thêm tiền để chi tiêu. Tính em thật thà, lần nào nhà ngoại cho tiền, bố mẹ chồng hỏi chuyện, em cũng kể hết. Bố mẹ chồng em nghe xong, cứ gật gù suốt.
Sau đó, chờ lúc em đi vắng, bố chồng em vào phòng em rồi đếm số quần áo, váy vóc của em. Tiếp đến, ông nhẩm tính rồi quy ra tiền. Một lần, mẹ chồng em nói với em, em mới biết.
Bà bảo: “Bố mày đếm được trong tủ quần áo của mày có 42 cái váy, 17 cái áo và 9 cái quần. Số quần áo váy vóc đó mà tính ra tiền thì phải 100 triệu. Lần sau, nếu bà ngoại có rủ đi mua sắm thì bảo bà cho tiền rồi cất đi. Mua quần áo nhiều cũng không mặc hết”.
Em sốc lắm nhưng em vẫn không nghĩ bố chồng em là người nhỏ nhặt, hay để ý và tính toán cho đến khi em sinh con…
![]() |
Ảnh minh họa |
Em sinh bé Cún (tên con em), họ hàng bên nội, bên ngoại và bạn bè đồng nghiệp đều đến thăm. Khi đến, hầu như ai cũng cho cháu chút quà.
Gia đình bên nội ít người, lại không quá khá giả nên người đến thăm, tối đa thì cho 500 nghìn đồng. Còn lại chủ yếu mọi người bỏ phong bì 100 - 200 nghìn đồng cho cháu.
Bố mẹ chồng em không lạ gì chuyện đó nên khi họ hàng bên nội đến, bố mẹ chồng em không hỏi dò. Tuy nhiên, họ hàng bên ngoại thì khác. Không kể bố mẹ em, các cô dì, chú bác nhà em đến, ai cũng cho bằng tiền triệu. Người ít thì 1 triệu, người nhiều thì 5 triệu.
Vì thế bố mẹ chồng em tò mò lắm. Lần nào thấy có người đến thăm rồi ra về, mẹ chồng em cũng lon ton chạy vào phòng để hỏi xem bác vừa rồi cho phong bì bao nhiêu?
Em thấy mẹ chồng tò mò nên thỉnh thoảng em cũng bóc phong bì trước mặt bà chứ không giấu giếm. Mẹ chồng em nhìn phong bì xong, mắt chữ O, miệng chữ A rồi chạy ngay về phòng của mình.
Thế rồi, cách đây 3 ngày, mẹ chồng bảo em đưa tiền mọi người cho thằng Cún để bà giữ. Vì em còn trẻ con, cầm tiền lại đi mua váy, áo hết.
Em bảo, em không có nhiều, chỉ có một ít em cần giữ để chi tiêu bỉm, sữa cho con. Vậy mà mẹ chồng nói khiến em choáng váng. Bà bảo: “Bố mày đếm sơ sơ thì mọi người phải cho mày đến 70 triệu. Bỉm, sữa gì mà hết từng ấy tiền?”.
Em hỏi lại bà: “Bố đếm ở đâu mà bảo 70 triệu?” thì mẹ em bĩu dài môi.
Bà bảo: “Lần nào khách đến, bố mày chả ngồi ở bàn uống nước. Vì thế, bố mày nhớ hết có bao nhiêu người đến và mỗi người đến, họ cho cháu bao nhiêu. Nên bố mày bảo, cứ tính trung bình thì mày phải có ít nhất 70 triệu”.
Em nghe mẹ chồng nói mà thấy sợ bố chồng em quá. Đúng là, tất cả họ hàng đôi bên cùng bạn bè, đồng nghiệp tới thăm cháu, mọi người cho cháu khoảng 80 triệu đồng.
Chắc mỗi lần có người đến thăm là ông lại ngồi nhẩm tính số tiền họ cho rồi cộng dồn vào. Như thế mới thấy, bố chồng em để ý và nhớ lâu ghê gớm.
Không biết sau này, cuộc đời em sẽ ra sao nếu cứ tiếp tục sống chung với bố mẹ chồng thế này? Ai có cao kiến gì xin giúp em để bố chồng em hết tính tò mò, soi mói ạ?
Vũ Ngọc(Hà Nội)
" alt=""/>Khách đến thăm bà đẻ, bố chồng ngồi cửa tính tiềnNgôi sao 26 tuổi sẽ sớm hoàn tất việc trở lại Nou Camp trong bản hợp đồng có thời hạn 6 năm.
Barcasẽ trả một khoản phí trước cho Leipzig là 55 triệu euro, kèm theo 7 triệu euro bổ sung (được cho là khó đạt được). Do vậy, khả năng đội bóng xứ Catalan phải chi ít hơn so với mức phí giải phóng hợp đồng là 60 triệu euro của Dani Olmo đã hết hạn vào tháng 7.
Barca đi đến ngã ngũ thương vụ ký Dani Olmo sau khi đích thân giám đốc thể thao Deco bay sang tận Đức để đàm phán với Leipzig.
Chủ tịch Joan Laporta và Barca ban đầu muốn ký Nico Williams trước nhưng tình hình có phần ảm đạm nên CLB chuyển sự chú ý sang Dani Olmo.
Như vậy, Dani Olmo sẽ trở lại Barca sau khi rời CLB lúc mới 16 tuổi để gia nhập gã khổng lồ bóng đá Croatia – Dinamo Zagreb. Đến tháng 1/2020, anh được bán cho Leipzig và nổi lên như một trong những tiền vệ xuất sắc nhất châu Âu.
Mặc dù ban đầu đến EURO 2024 cùng tuyển Tây Ban Nha với vai trò dự bị nhưng do Pedri bị chấn thương trong trận tứ kết gặp Đức nên Dani Olmo trở thành một trong những người hùng ở hành trình giành ngôi vương của đoàn quân HLV La Fuente.
Anh tổng cộng ghi 3 bàn cùng 2 kiến tạo cho tuyển Tây Ban Nha. Cụ thể, Olmo ghi bàn lẫn kiến tạo ở trận đội nhà đánh bại Đức 2-1, sau đó tiếp tục cùng Yamal lập công để loại Pháp với tỷ số tương tự để đưa Tây Ban Nha vào chung kết.
Trước đó, tại vòng 16 đội, Tây Ban Nha 4-1 Georgia, Dani Olmo vào thay Pedri ở phút 52 và là người ấn định tỷ số chung cuộc cho La Roja. Còn ở trận cuối vòng bảng, Olmo kiến tạo cho Ferran Torres ghi bàn duy nhất vào lưới Albania.