
Hiện video đã được nhà vô địch Ligue 1hạ xuống sau khi Mbappe phản ứng về quyền hình ảnh khi CLB không có xin phép trước đó.
Nhưng cũng có thể hiểu, chân sút tuyển Pháp nhất thiết phải lên tiếng, trong tình huống Messi và Neymar không được đếm xỉa giữa lúc cả 2 vẫn đang hiện diện ở phòng thay đồ Parc des Princes.
Tờ Le Parisien loan tin, để làm hài lòng Kylian Mbappevà cũng để giữ chân anh, các sếp bự PSG quyết định thay đổi chiến thuật chuyển nhượng hè này, sẽ mang về chủ yếu những cầu thủ người Pháp về để phục vụ quanh chân sút số 7.
Những cái tên được nhắc đến gồm có Khephren Thuram (Nice), Randal Kolo Muani (Frankfurt), Youssouf Fofana (Monaco), Manu Kone (Gladbach), Rayan Cherki (Lyon). Một PSG với nhiều cầu thủ Pháp trong đội hình tạo bản sắc riêng, đó chính là điều Mbappe muốn.
Những năm qua, PSG chỉ rất nhiều tiền để mang các sao bự đa quốc gia về nhưng vẫn không mang lại thành quả tương xứng trên sân cỏ. Thậm chí trong 2 mùa giải liên tiếp có Messi, nhà vô địch Ligue 1 đều bị loại ngay vòng 16 đội Champions League.
Với việc CLB đang bị ‘tuýt còi’ về luật công bằng tài chính, PSG cần giảm quỹ lương phình to nên không loại trừ khả năng họ để cả Messi lẫn Neymar rời nếu có thể.
Mbpape ít ngày trước hứa với người hâm mộ Paris, sẽ mang chiếc cúp Champions League danh giá về cho PSG. Để làm được điều đó, anh cần sự đồng lòng từ tất cả mọi người, điều hiện giờ phòng thay đồ Parc des Princes không có.
" alt=""/>Mbappe nổi giận, PSG mua dàn cầu thủ Pháp về để chuộc lỗi1. MU - Aston Villa
Sân: Old Trafford
Thời gian: 20h00 ngày 30/4 (giờ Việt Nam)
Link xem trực tiếp: https://vietnamnet.vn/the-thao/xem-truc-tiep-bong-da
Link xem trên K+: https://www.kplus.vn/ottservices/vi-vn/livetv
2. Fulham - Man City
Sân: Craven Cottage
Thời gian: 20h00 ngày 30/4 (giờ Việt Nam)
Link xem trực tiếp: https://vietnamnet.vn/the-thao/xem-truc-tiep-bong-da
Link xem trên K+: https://www.kplus.vn/ottservices/vi-vn/livetv
3. Bournemouth - Leeds
Sân: Vitality
Thời gian: 20h00 ngày 30/4 (giờ Việt Nam)
Link xem trực tiếp: https://vietnamnet.vn/the-thao/xem-truc-tiep-bong-da
Link xem trên K+: https://www.kplus.vn/ottservices/vi-vn/livetv
4. Newcastle - Southampton
Sân: St James' Park
Thời gian: 20h00 ngày 30/4 (giờ Việt Nam)
Link xem trực tiếp: https://vietnamnet.vn/the-thao/xem-truc-tiep-bong-da
Link xem trên K+: https://www.kplus.vn/ottservices/vi-vn/livetv
5. Liverpool - Tottenham
Sân: Anfield
Thời gian: 22h30 ngày 30/4 (giờ Việt Nam)
Link xem trực tiếp: https://vietnamnet.vn/the-thao/xem-truc-tiep-bong-da
Link xem trên K+: https://www.kplus.vn/ottservices/vi-vn/livetv
Xem lịch thi đấu Ngoại hạng Anh ngay tại đây!
Là thế hệ sinh ra trong những năm cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Pháp, ông Chiến nhớ lại, năm cuối cấp ba, phong trào thanh niên xung phong nở rộ. Không khí nóng đến mức, học sinh lớp 10 cuối cấp đã nhìn thấy con đường tòng quân trước mắt.
Sau khi chiến dịch phản công Đường 9 - Nam Lào giành thắng lợi, nhiều chiến sĩ trở về các trường cấp III kể lại chuyện chiến trường.
“Tháng 4, khi chưa kịp tốt nghiệp, nhiều học sinh trong trường chúng tôi đã được đặc cách công nhận tốt nghiệp, lên đường nhập ngũ. Dù chưa thành anh hùng, nhưng chỗ ngồi cũ trong lớp của những học sinh ấy đã được khoanh thành chỗ ngồi danh dự. Nhìn chỗ trống trong lớp, đám con trai ai cũng bị phân tán tư tưởng.
Điều chúng tôi hay nói với nhau không phải chuyện học hành mà là người trước hẹn người sau gặp nhau ở chiến trường”, ông Chiến nhớ lại.
Lên đường ra trận, với lớp thanh niên ngày ấy như một lẽ đương nhiên.
“Ngày lên đường, chúng tôi hết sức vô tư. Có thể người ở nhà lo lắng nhiều, còn việc chúng tôi cần làm là đến chia tay người thân hay bạn gái. Chỉ có đôi người nói tiếc vì đi học xa nhà, được trường báo hôm trước, hôm sau lập tức lên đường không kịp về chào bố mẹ”.
Lễ tiễn sinh viên lên đường nhập ngũ được tổ chức ở sân trường vào buổi tối hôm trước. Sáng hôm sau, cán bộ quân đội về trường chỉ đọc tên từng người và lên xe. Thầy cô, bạn bè đến đưa tiễn trong vội vã.
Ở các địa phương, khu phố cũng vậy. Mỗi khu chỉ có một điểm nhận quân. Không có diễn văn chào mừng, những người nhập ngũ sẽ ngồi chờ ở sân bóng hay hội trường, khi đọc đến tên, chỉ xách túi đồ dùng cá nhân rồi lên xe ca.
Ông Chiến nhớ lại, nơi tập trung quân đội khi ấy nằm ở ngoại thành. Những người lính trẻ có 3 ngày học chính trị, sau đó được sắp xếp vào các đơn vị, nhận quân trang rồi lên đường hành quân.
Những tháng ngày mưa bom bão đạn
“Lính sinh viên” chủ yếu được đưa vào các đơn vị bộ binh, trực tiếp cầm súng chiến đấu. Trước đó, tất cả đều phải tập đeo đất hành quân, nâng dần từ 15kg lên tới 25kg.
“Khi ấy, tôi cũng chỉ cao 1m62, nặng 43,5 cân. Ngày ở nhà, chúng tôi chưa phải lao động nặng nhọc nhiều, nhưng vào bộ đội đều bình đẳng. Chúng tôi xác định, mình không tự rèn luyện và cố gắng, vào chiến trường có thể hy sinh trước khi đánh nhau”, ông Chiến nhớ lại.
Sau 6 tháng huấn luyện, ông và đồng đội hành quân đi bộ đủ 500 cây số. Một đêm đeo 25kg đất, đi được 10 cây số, vậy là đủ tiêu chuẩn để vào chiến trường chiến đấu.
“Khi ra trận, ai cũng xác định có thể hy sinh nên chúng tôi không hề sợ hãi”.
Lớp lính sinh viên ngày ấy có mặt trên khắp các trận tuyến, từ chiến trường Nam Lào đến chiến trường B3 Tây Nguyên. Trong số hàng nghìn sinh viên lên đường, quá nửa đã hy sinh tại các mặt trận phía Nam, trên đất Lào, nhưng nhiều nhất phải kể tới là trong chiến dịch 81 ngày đêm bảo vệ thành cổ Quảng Trị năm 1972.
Trong suốt những năm tháng trong quân ngũ, với ông Chiến, tình đồng đội luôn là điều thiêng liêng và quý giá nhất.
“Là những người lính may mắn được trở về sau chiến tranh, chúng tôi luôn biết ơn những đồng đội đã ngã xuống, hy sinh mãi mãi ở tuổi 20”, ông Chiến xúc động nói.
Chiến tranh kết thúc, những người lính sinh viên đã có giấy gọi đại học đa phần chọn quay lại giảng đường, tiếp tục đi học. Một số người mang thương tật chiến tranh hoặc vì rời xa sách vở quá lâu, chọn đi làm việc.
Ông Chiến quay lại học tại khoa Vô tuyến điện của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, được xếp vào học tại lớp K22. Trong hồ sơ còn lưu, ông có tên trong danh sách của khoa này, khóa 16.
Chậm hơn 6 năm so với bạn bè phổ thông, ông bắt đầu những bước đi đầu tiên sau khi rời áo lính.
5 năm học tập tại mái trường này, ông làm cán bộ lớp, ra trường với điểm trung bình đạt 9,3; luận văn tốt nghiệp đạt điểm 10 tuyệt đối. Ông cũng là người duy nhất toàn khóa được tự chọn nơi công tác sau khi ra trường là Viện Khoa học Việt Nam.
“Ý chí và nghị lực của người lính đã ngấm vào tôi, để tôi có thể vượt qua khó khăn đi tiếp. Dù những tháng ngày trong quân ngũ chỉ kéo dài hơn 6 năm, nhưng tôi luôn coi đó là một nửa của cuộc đời mình, và làm bất kỳ điều gì, tôi cũng không bao giờ quên mình là người lính”.
Ngày 23/7/2021 là kỷ niệm 111 năm ngày sinh của cố GS Tạ Quang Bửu. Ông đã cống hiến rất nhiều cho sự nghiệp cách mạng và giải phóng dân tộc, góp phần không nhỏ trong sự nghiệp phát triển khoa học và giáo dục Việt Nam.
" alt=""/>Ký ức của chàng sinh viên Bách khoa “gác bút” lên đường nhập ngũ