Kết hợp hai phương pháp khử khuẩn UVC và hóa chất giúp triệt tiêu vi khuẩn, robot khử khuẩn giúp giảm bớt việc lây lan dịch bệnh với khả năng đi lại linh động, có thể điều khiển từ xa hoặc lập trình sẵn cho một cung đường khử khuẩn nhất định.
Tiến sĩ Lê Anh Sơn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Công nghệ Phenikaa cho biết, robot khử khuẩn có thể đảm nhận nhiệm vụ hỗ trợ phòng, chống dịch tại Bắc Giang với những nhiệm vụ chính như: vận chuyển các nhu yếu phẩm, giám sát người bệnh và người được cách ly thông qua các camera theo dõi.
Robot cũng có khả năng tự hành hoàn toàn và tránh các va chạm bằng cách sử dụng công nghệ LiDAR, có tích hợp trí tuệ nhân tạo để nhận diện và nhắc nhở mọi người đeo khẩu trang, đo thân nhiệt cùng hàng loạt tính năng ưu việt khác.
Ngoài ra, Đại học Phenikaa cũng đã gửi tặng 10.000 chai nước Oresol cho đội ngũ cán bộ y tế tuyến đầu chống dịch.
Các sản phẩm công nghệ cao “Make in Vietnam” như: bản đồ thông tin dịch tễ Covid-19, robot khử khuẩn, robot tự hành,… hay đơn giản là những tấm chắn giọt bắn, nước oresol là những hành động thiết thực của đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhà khoa học và sinh viên Đại học Phenikaa gửi đến tâm dịch Bắc Giang.
Vân Anh
Người dân Bắc Giang sẽ được hướng dẫn khai báo y tế điện tử. Trường hợp không khai báo điện tử được, người dân cần thực hiện cuộc gọi tới số điện thoại 18001119 (miễn cước) để được các tình nguyện viên hỗ trợ khai báo y tế.
" alt=""/>Robot khử khuẩn 'Make in Vietnam' hỗ trợ phòng chống dịch CovidTheo Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng, dữ liệu là nguyên liệu, là đầu vào quan trọng của chuyển đổi số, phục vụ công việc của bệnh viện, thầy thuốc.
“Nhìn từ góc độ này, ngành Y tế đang sở hữu nguồn tài nguyên lớn, đó là dữ liệu liên quan công tác khám chữa bệnh của người dân Việt Nam. Đây là đầu vào để thông minh hoá, tối ưu hoá các dịch vụ” – ông Dũng cho hay.
Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông mong muốn Bộ Y tế tiếp tục quan tâm, thúc đẩy thêm nhiều mô hình chuyển đổi số có hiệu quả vượt trội, tạo niềm tin và cảm hứng mạnh mẽ cho các cơ sở khác.
GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế nhìn nhận ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ sở khám chữa bệnh vẫn còn hạn chế. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin chưa tương xứng với khối lượng dữ liệu y tế cần quản lý; hệ thống thông tin và các cơ sở dữ liệu còn rời rạc, chưa liên thông với nhau. An toàn thông tin và nhiều yêu cầu về công nghệ thông tin còn chậm triển khai…
Chính những hạn chế này dẫn đến việc phát triển công nghệ thông tin khác nhau giữa các bệnh viện công lập, tư nhân và giữa các tuyến.
Bộ Y tế cho biết Việt Nam hiện có hơn 1.400 bệnh viện công lập và hơn 300 cơ sở ngoài công lập. Một khảo sát mới đây do Cục Quản lý khám chữa bệnh thực hiện tại 732 cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc cho thấy 71% cơ sở đã thực hiện thanh toán viện phí điện tử, số còn lại thanh toán bằng tiền mặt.
Tuy nhiên, chưa đến 50% bệnh viện thực hiện đặt lịch khám trực tuyến. Con số này với bệnh viện tuyến trung ương là 70%. Bệnh nhân đặt lịch qua điện thoại là phổ biến nhất (gần 39%), qua website của viện hơn 28%, qua tổng đài có 21,52% và qua app hơn 11%.
Về bệnh án điện tử, qua khảo sát, còn hơn 32% cơ sở chưa triển khai. Trong số các cơ sở đã thực hiện, mới có 3% cơ sở có phần mềm quản lý được ghi chép của hồ sơ bệnh án đã được thẩm định và bỏ bệnh án giấy.
Ngành Y tế đặt mục tiêu năm 2030, tất cả các cơ sở khám chữa bệnh phải triển khai hồ sơ bệnh án điện tử.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, chuyển đổi số trong y tế không phải là vấn đề xa xôi mà gắn liền với lợi ích thiết thực của bệnh viện, thầy thuốc và người dân.
“Đơn giản nhất là đơn thuốc hay bệnh án điện tử. Nếu chuyển từ viết tay sang đánh máy, người dân không còn phải đau đầu dịch đơn thuốc, cũng không còn sự so sánh chữ bác sĩ “xấu như gà bới” – PGS Khuê chia sẻ.
Bên cạnh đó, ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai đơn thuốc điện tử còn giúp các bệnh viện kiểm soát việc kê đơn; dự trù, lập kế hoạch số lượng thuốc cho từng năm/giai đoạn; quản lý sử dụng kháng sinh, hạn chế tình trạng kháng thuốc kháng sinh…
Một số chủ đầu tư chưa sẵn sàng mở bán do e ngại thị trường chưa tốt. (Ảnh: Hồng Khanh)
Theo Bộ Xây dựng, phân khúc biệt thự, đất nền dự án ở nhiều địa phương hầu như có xu hướng giảm giá và ít có giao dịch. Nguyên nhân do giá quá cao và niềm tin của khách hàng vẫn còn thấp, chi phí lãi vay cao.
Báo cáo thị trường bất động sản nhà ở TP.HCM và vùng phụ cận mới nhất vừa được DKRA Group công bố cho thấy, sau quý I với tỷ lệ hấp thụ chỉ đạt 63%, đến tháng 4, nhiều chủ đầu tư đã áp dụng chính sách chiết khấu thanh toán nhanh. Cá biệt có dự án giảm đến 52% giá bán niêm yết căn hộ.
Tuy nhiên, mặt bằng giá bán sơ cấp tiếp tục neo ở mức cao trước áp lực từ chi phí đầu vào, lãi vay, pháp lý... Đà giảm trên thị trường thứ cấp chững lại với thanh khoản phục hồi nhẹ trước thông tin các chính sách gỡ vướng bất động sản, hạ nhiệt lãi suất.
Giá căn hộ sơ cấp ở TP.HCM đang dao động 67,1 - 76,7 triệu đồng/m2. Còn tại Bình Dương, mức giá khoảng 37 - 46,8 triệu đồng/m2.
Giằng co kẻ bán, người mua
Ông Hoàng Hải - Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) đánh giá, thị trường bất động sản chưa thực sự hồi phục. Một số chủ đầu tư có nhà nhưng chưa sẵn sàng mở bán do e ngại thị trường chưa tốt, ảnh hưởng đến kết quả bán hàng.
Trong khi đó, người mua vẫn trong tâm lý chờ “bắt đáy”. Theo các chuyên gia DKRA Group, tín hiệu tích cực từ việc ngân hàng có dấu hiệu giảm lãi suất, cùng những chủ trương, chính sách hỗ trợ cho thị trường trong những tháng đầu năm vẫn chưa thể tác động mạnh mẽ đến thanh khoản thời gian qua.
Hiện, người mua đang có tâm lý chờ thị trường tạo "đáy" và thiếu tự tin khi xuống tiền. Chưa kể, nhiều người cũng mất niềm tin ở thị trường, đặc biệt là tính pháp lý của các dự án. Ngoài ra, nhiều khách hàng còn chần chừ trong quyết định vay mua bất động sản do lãi suất dù giảm nhưng vẫn ở mức cao.
Ghi nhận thị trường cho thấy, giá bán thứ cấp đã sụt giảm ở hầu hết phân khúc như đất nền, biệt thự... Thậm chí, có nhiều dự án ở TP.HCM và khu vực phía Nam giảm đến 40-45% ở cả thị trường thứ cấp và sơ cấp. Song mức thanh khoản vẫn rất thấp.
Trao đổi với PV VietNamNet, ông Phạm Đức Toản - Tổng giám đốc CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản EZ (EZ Property) cho rằng, làn sóng giảm giá trước mắt sẽ diễn ra mạnh ở những phân khúc đầu cơ giai đoạn trước bị thổi lên quá cao. Một số phân khúc sẽ không giảm như nhà nội đô, khu đô thị có lợi thế thương mại, ổn định về hạ tầng do nhu cầu ở thật vẫn rất lớn.
Cũng theo ông Toản, những sản phẩm bất động sản ven đô hiện cũng chưa giảm nhiều. Có những sản phẩm giá rất cao chỉ đáp ứng nhu cầu của một phần khách hàng có điều kiện kinh tế.
Về việc có nên xuống tiền mua nhà thời điểm này, ông Toản cho rằng cần xem xét, tính toán nhiều yếu tố.
“Thị trường những tháng đầu năm chậm do tâm lý đè nặng khách hàng chứ thực ra nhu cầu giao dịch bất động sản vẫn rất lớn. Chính phủ, các địa phương đang rất quan tâm chỉ đạo và trực tiếp xem xét giải quyết các khó khăn, vướng mắc của các dự án bất động sản. Chính sách cởi mở sẽ tháo được nguồn cung. Nguồn cung được bổ sung thì giá sẽ hợp lý hơn.
Hiện, giá bất động sản vẫn còn cao như chung cư cũ trong nội đô trước kia 30 triệu đồng/m2 giờ có khu vực lên 40 – 45 triệu đồng/m2, điều này không hợp lý. Khi nguồn hàng đa dạng phong phú thì sẽ đa dạng cả về giá, người mua sẽ có nhiều lựa chọn phù hợp hơn” – ông Toản nói.