Ngay sau 2 cuộc tấn công của tin tặc vào hệ thống website và hệ thống điều khiển thông tin tại Cảng hàng không Nội Bài ngày 29/7, trên mạng Internet đã xuất hiện thông tin nhóm hacker công bố 4 file tập hợp danh sách của hơn 410.000 tài khoản hội viên chương trình Bông Sen Vàng của Vietnam Airlines. Trong danh sách nhóm tin tặc công bố có đầy đủ thông tin: ngày gia nhập, điểm tích lũy, ngày hết hạn...
Sau sự việc, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có văn bản số 1002/CNTH8 về việc cảnh báo tình hình tội phạm tấn công các hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) quan trọng của Việt Nam gửi các tổ chức tín dụng và các tổ chức trung gian thanh toán.
Trong công văn của mình, NHNN cũng đề nghị các tổ chức tín dụng và các tổ chức trung gian thanh toán triển khai, thực hiện ngay việc rà soát, kiểm tra tình hình an toàn an ninh hệ thống CNTT của đơn vị mình, đặc biệt là các hệ thống cung cấp dịch vụ cho khách hàng trên mạng Internet (hệ thống website, Internet banking,…). Tăng cường các biện pháp an ninh bảo mật hệ thống CNTT, đảm bảo hệ thống luôn hoạt động liên tục, dữ liệu được sao lưu và phục hồi khi cần thiết. Đồng thời, tăng cường các biện pháp giám sát, theo dõi hoạt động và nhật ký (log) của các hệ thống CNTT quan trọng để kịp thời phát hiện và xử lý các lỗ hổng bảo mật, các truy nhập trái phép, các cuộc tấn công (nếu có).
Cùng với với NHNN, một số ngân hàng thương mại đã có thông tin cảnh báo tới khách hàng đồng thời khóa tính năng thanh toán trực tuyến ở nhiều tài khoản thẻ.
Cụ thể, trong thông báo ngày 31/7, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cho rằng việc tin tặc tấn công vào các trang mạng lớn như vietnamairlines.com trong ngày 29/7 vừa qua là một cảnh báo cho mối nguy hiểm về tội phạm công nghệ nhằm đánh cắp thông tin cá nhân của khách hàng để thực hiện các hành vi gian lận. Không loại trừ khả năng tin tặc tiếp tục tấn công vào các trang mạng khác.
" alt=""/>Ngân hàng đồng loạt cảnh báo khách hàng, đóng tính năng thanh toán trực tuyếnQuadrooter được đánh giá là lỗ hổng nghiêm trọng nhất hiện nay. Nó thậm chí còn ảnh hưởng tới cả thiết bị Android mới nhất và được đánh giá là an toàn nhất như BlackBerry Priv hay Blackphone 2.
Quadrooter thực chất bao gồm 4 lỗi khai thác riêng biệt được một chuyên gia bảo mật tại hội nghị Def Con Hacking phát hiện cách đây ít ngày. Nó cho phép tin tặc có thể truy cập vào dữ liệu cá nhân hoặc cài cắm mã độc trên thiết bị di động Android.
Tuy nhiên, Quadrooter chưa bao giờ khiến Google lo lắng. Hãng này nói rằng bản nâng cấp tháng 8 của hãng đã khắc phục được 3 trong số 4 lỗi này. Lỗi còn lại sẽ được giải quyết trong bản cập nhật tháng 9 tới.
Cũng cần chú ý rằng các bản nâng cấp trên chỉ được ưu tiên cho các thiết bị Android do Google phát triển, chẳng hạn dòng sản phẩm điện thoại Nexus. Những dòng sản phẩm khác sẽ nhận được bản cập nhật muộn hơn.
Kể cả trong trường hợp đó thì tính năng "Verify Apps" của Google vẫn được xem là lá chắn hữu hiệu bảo vệ người dùng trước Quadrooter. Tính năng này được bật mặc định trên mọi thiết bị Android chạy phiên bản Jelly Bean về sau này.
Verify Apps sẽ quét các ứng dụng trước khi chúng được cài đặt để phát hiện bất cứ đe dọa bảo mật nào và ngăn chúng không chạy trên hệ thống nếu có vấn đề. Nếu thiết bị Android đang chạy phiên bản Android từ Jelly Bean trở về trước, bạn sẽ phải kích hoạt thủ công tính năng Verify Apps.
Tuy nhiên, theo thống kê của Android Headlines, 90% thiết bị Android hiện tại đang chạy Jelly Bean hoặc các phiên bản hệ điều hành mới hơn. Vậy nên, bạn không có gì phải lo lắng cả, hãy thoải mái sử dụng và chờ đợi bản cập nhật Android của Google trong thời gian tới.
Nguyễn Minh(theo DigitalTrends)
" alt=""/>Google: Lỗ hổng Quadrooter ư? Có gì mà phải lo!