Trên website, NRTA giải thích: “Lâu nay, sự gia tăng các vấn đề xã hội như lộn xộn trong livestream và nghiện game trong lứa tuổi vị thành niên đã thu hút chú ý rộng rãi từ công chúng. Cần có các biện pháp hiệu quả để quản lý nghiêm khắc”.
Quy định mới cũng nhấn mạnh các nền tảng stream trên mạng nên có “chế độ bảo vệ trẻ em” để ngăn chặn trẻ vị thành niên nghiện game và cấm đối tượng này chi tiền cho các “chủ xị” (host) livestream. Bán quà tặng ảo là một hình thức kiếm tiền từ nội dung phổ biến với những host livestream tại Trung Quốc.
NRTA ban hành quy định mới chỉ vài ngày sau khi Trung Quốc bắt đầu cấp phép game trở lại sau 8 tháng đóng băng. Đây là một phần trong nỗ lực của đất nước nhằm kiểm soát chặt hơn nội dung game và đối phó với nạn nghiện game ở người trẻ.
Cơ quan Quản lý Báo chí và Ấn phẩm quốc gia Trung Quốc (NPPA), đơn vị chịu trách nhiệm cấp phép video game, đã công bố 45 tựa game được phê duyệt vào đầu tuần. Tuy nhiên, danh sách không có game của hai nhà phát triển lớn nhất là Tencent và NetEase. Số tựa game được cấp phép cũng ít hơn lần cuối cùng: 87 tựa game vào tháng 7/2021.
Tencent vừa thông báo đóng cửa dịch vụ “game booster”, cho phép game thủ Trung Qốc chơi các tựa game không phép từ nước ngoài và tăng tốc độ mạng. Nguyên nhân được Tencent đưa ra là “điều chỉnh chiến lược kinh doanh”. Từ nay, dịch vụ chỉ áp dụng với game trong nước. Trước đó một tuần, gã khổng lồ game tuyên bố đóng cửa Penguin Esport vào tháng 6, động thái được các nhà phân tích đánh giá là nhằm cắt giảm chi phí.
Tương tự các loại hình nội dung khác như sách, phim, chương trình truyền hình, video game tại Trung Quốc cũng phải được xem xét và kiểm duyệt. Các tựa game được cấp phép đều được NPPA cập nhật hàng tháng, trừ giai đoạn gián đoạn vừa qua. Áp lực với ngành công nghiệp game càng lớn hơn khi năm ngoái, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình chỉ đích danh nạn nghiện game trong kỳ họp Quốc hội, gọi đây là vấn đề xã hội cần giải quyết.
Tháng 8/2021, NPPA ra quy định hạn chế thời gian chơi game của game thủ dưới 18 tuổi còn từ 8 giờ đến 9 giờ tối thứ Sáu, thứ Bẩy, Chủ nhật cũng như các ngày nghỉ lễ, đánh dấu biện pháp mạnh tay nhất từng có.
Du Lam (Theo SCMP)
Sau Axie Infinity, hàng loạt dự án game NFT được ra mắt trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, hiện lượng người dùng, thu nhập của game thủ và giá token nhiều GameFi đều đi xuống.
" alt=""/>Trung Quốc cấm livestream game không phépBTV Thu Hà vừa tổ chức lễ ăn hỏi với người ban trai lâu năm.
Là một người kín tiếng nên việc Thu Hà lên chuẩn bị lên xe hoa khiến nhiều người bất ngờ.
Không chia sẻ nhiều về vị hôn phu tương lai, Thu Hà cho biết, họ đã có mối quan hệ lâu năm, từ bạn thân sau đó mới yêu nhau.
Nữ biên tập viên xinh đẹp cho biết, cô sẽ "theo chồng về dinh" vào giữa tháng 11.
Thu Hà rạng rỡ bên người thân.
Thu Hà trở thành BTV bản tin "Thời sự" lúc 19 giờ ngày 3-11-2017 trên VTV thay thế BTV Vân Anh. Thu Hà là BTV trẻ nhất của bản tin Thời sự lúc 19 giờ của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) cho đến thời điểm này.
Thu Hà từng đoạt giải Miss duyên dáng của năm 2005, giải Học sinh thanh lịch TP Hà Nội và từng lọt top 10 người đẹp tham dự cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2006. Năm đó, Mai Phương Thúy (cùng tuổi) đăng quang hoa hậu.
Ngân An
Ảnh: Lê Chí Linh
Thu Hà vô cùng rạng rỡ trong lễ ăn hỏi của mình, tuy nhiên người đẹp vẫn giấu nhẹm chồng sắp cưới.
" alt=""/>Chồng sắp cưới điển trai của BTV Thời sự Thu HàÔng Đức dẫn số liệu năm 2014, Học viện có 475 học viên, thu hơn 3,8 tỉ đồng tiền học phí, nhưng chi lương cho các cán bộ, nhân viên hợp đồng lên đến hơn 5,4 tỉ đồng.
Tiếp đến, trong 6 tháng đầu năm 2015, có 382 học viên, mới chỉ thu được hơn 300 triệu đồng tiền học phí nhưng chi lương cho nhân viên hợp đồng hơn 3,1 tỉ đồng. Số tiền bị thâm hụt lên đến 2,8 tỉ đồng.
![]() |
Ngày 10/7, Học viện Âm nhạc Huế tổ chức họp và thông báo về việc có thể cho nghỉ việc hơn 140 lao động. |
Dự toán, trong 6 tháng cuối năm 2015, học viện sẽ chi khoảng 3 tỷ đồng để trả tiền lương cho hàng chục cán bộ, giảng viên đang làm việc tại trường theo dạng hợp đồng. Trong đó, kế hoạch nguồn thu từ học phí và kinh phí đào tạo chỉ đạt khoảng 1,8 tỷ đồng.
Trước tình hình thu không đủ bù chi, đại diện lãnh đạo Học viện Âm nhạc Huế cho biết, trong những tháng cuối năm, có thể sẽ cho nghỉ không lương đối với các cán bộ, nhân viên hợp đồng. Khi nào tình hình tài chính ổn định, sẽ gọi đi làm lại. Điều này đã làm rất nhiều người trong diện hợp đồng hoang mang.
Trao đổi với báo chí, ông Đức cho rằng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh phí của trường bị sụt giảm là do sự sụt giảm về việc thu học phí của học viên. Bên cạnh đó, đầu năm 2014, Bộ Văn hóa Thông tin và Du Lịch giao Học viện Âm nhạc Huế tổ chức thi tuyển và tiếp nhận thêm 27 biên chế nên đẩy tình trạng kinh phí của trường càng vào thế khó khăn.
“Nếu như tình hình ngân sách trở nên xấu nhất thì lao động phải nghỉ không lương một hai tháng, còn hợp đồng thì tùy quyền của bên người sử dụng lao động thôi, có công việc, có lương thì mình hợp đồng, không thì thôi”– lời ông Đức.
Theo một số cán bộ, giảng viên đang làm việc tại Học viện Âm nhạc Huế, nguyên nhân dẫn đến nguy cơ hơn 140 lao động bị mất việc và phải “ra đường” là do kế hoạch tuyển dụng ồ ạt của đơn vị này từ những năm trước đây. Trong đó, việc tuyển dụng lao động mất cân đối giữa các khoa, bộ môn với nhân viên hành chính có nhiều bất cập.
![]() |
Học viện Âm nhạc Huế |
Hơn 140 lao động đang đứng trước nguy cơ bị mất việc đều được Học viện Âm nhạc Huế kí hợp đồng lao động từ 6 tháng đến 3 năm. Có những trường hợp được kí hợp đồng làm việc không xác định thời hạn.
Quang Thành
" alt=""/>Học viện thâm hụt ngân sách, 140 nhân viên có nguy cơ mất việc