Tại lễ khai mạc chương trình Diễn tập quốc tế ASEAN - Nhật Bản năm 2018 có chủ đề “Tấn công DoS/DDoS và hoạt động phối hợp ứng cứu, xử lý sự cố” được tổ chức ngày 23/5/2018, thông tin về tình hình an toàn thông tin hiện nay, ông Nguyễn Trọng Đường, Giám đốc Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) - Bộ TT&TT cho biết, trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, khi vạn vật đều kết nối Internet (IoT), sự cố an toàn thông tin và tấn công mạng diễn ra mỗi phút. Các thiết bị di động trở thành mục tiêu tấn công phổ biến. Cài cắm mã độc và tấn công vào hệ thống của doanh nghiệp ngày càng gia tăng. Ngày nay, các tin tặc còn được một số chính phủ tài trợ nhằm do thám và phá hoại các cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng. “Không ai an toàn 100%, chỉ là khi nào sẽ bị tấn công và tấn công có thường xuyên không”, ông Đường chia sẻ.
Thực tế đã cho thấy, trên thế giới, các hệ thống thông tin lớn lần lượt bị tấn công. Với Việt Nam, thông tin từ đại diện VNCERT cũng cho hay, thống kê của trang securelist.com chỉ ra rằng, Việt Nam xếp thứ 17 trong các quốc gia có người dùng gặp các nguy cơ lây nhiễm cao khi online; xếp thứ 2 trong 15 quốc gia có mức độ lây nhiễm mã độc máy tính cao nhất.
Việt Nam cũng nằm trong Top 10 quốc gia đích của tấn công DDoS (Việt Nam đứng thứ 5 trong Top các quốc gia bị tấn công DDoS niều nhất trong quý IV năm ngoái); và Việt Nam còn có tên trong Top 10 quốc gia bị kiểm soát bởi mạng máy tính ma (Botnet), với 637.395 máy tính bị kiểm soát nằm trong mạng máy tính ma tại thời điểm tháng 1/2018.
Nhấn mạnh tình hình an toàn thông tin, tấn công mạng ngày càng tinh vi, phức tạp, và xảy ra trên diện rộng, do vậy các cuộc diễn tập cần được duy trì định kỳ trong các năm tiếp theo, Giám đốc VNCERT Nguyễn Trọng Đường cho biết thêm, Theo báo cáo, ghi nhận của Trung tâm VNCERT, năm 2017 đã có 13.382 sự cố tấn công mạng vào Việt Nam cả 3 loại hình: tấn công lừa đảo (Phishing), tấn công cài mã độc (Malware) và tấn công thay đổi giao diện (Deface). Trong đó, tấn công Malware là 6.400 trường hợp; 4.377 trường hợp tấn công Deface và tấn công Phishing là 2.605 trường hợp.
![]() |
Đáng chú ý, với năm 2018, số liệu mới nhất tính từ đầu năm đến ngày 19/5/2018, hệ thống giám sát của VNCERT đã ghi nhận 4.035 sự cố tấn công mạng vào Việt Nam, bao gồm 2.661 sự cố Deface, 766 sự cố Malware và 608 sự cố Phishing. Hàng ngày có khoảng gần 100.000 địa chỉ mạng của Việt Nam truy vấn hoặc kết nối đến mạng lưới máy tính ma (Botnet).
" alt=""/>Gần 100.000 địa chỉ mạng của Việt Nam hàng ngày kết nối đến mạng lưới máy tính maHơn 18.000 thiết bị trên 100 quốc gia đã bị ảnh hưởng bởi phần mềm độc hại
![]() |
Và đến thời điểm hiện tại, lựa chọn ấy mang lại không chỉ sự nổi tiếng mà còn là giá trị vật chất cho cậu bạn sinh năm 93 này. “YouTube đối với em không chỉ là một nơi để sáng tạo nội dung, thỏa mãn đam mê của mình mà còn tạo cho em nguồn thu nhập ổn định để có thể duy trì cuộc sống nhưng vẫn có thể làm những điều mình thích”, Dũ chia sẻ.
Kênh Oops Banana chọn Gaming là hướng phát triển để thực hiện các video sáng tạo, đặc biệt là game Minecraft. Các video của Oops Banana thường có nội dung chơi game cùng bạn bè và bình luận theo phong cách hài hước. Trên thế giới, Minecraft không còn quá xa lạ khi được xem là kẻ thống trị thật sự với số lượng video đáng kể cùng với cộng đồng game thủ đông đảo trên toàn thế giới.
Tại Việt Nam, tựa game này tuy còn mới mẻ nhưng Oops Banana với khả năng bình luận hài hước, nội dung phong phú đa dạng, kết hợp với việc hiểu rõ đối tượng khán giả… đang nhận được rất nhiều tình cảm từ cộng đồng mạng. Những seri Minecraft được anh chàng làm theo dạng Storyline đặc biệt được yêu thích hơn cả vì có cốt truyện được xây dựng chỉn chu, mang tính giáo dục và gần gũi với trẻ em.
“Bản thân mình cảm thấy rất vui khi ngày càng có nhiều bạn trở thành creator. Đó là minh chứng cho sự lớn mạnh của cộng đồng YouTuber Việt có thêm nhiều cơ hội học hỏi, trao đổi, hợp tác để cùng phát triển xa hơn nữa”, Dũ bày tỏ sự cạnh tranh dường như không làm anh chàng lo lắng mà ngược lại. “Khi có sự cạnh tranh giữa các bạn Creator với nhau thì đó cũng là thử thách dành cho bản thân Dũ cũng như các bạn khác, để làm thế nào sáng tạo hơn và có thể tạo ra được những sản phẩm ngày một hay và thu hút khán giả hơn.”
Nội dung đặc sắc, màu sắc tươi vui, dẫn dắt hài hước… là những ấn tượng đầu tiên khán giả cảm nhận được khi xem kênh YouTube Oops Banana. Với sức sáng tạo vô biên cùng khả năng làm việc nhóm hiệu quả, câu bạn Chuối và ekip của mình đang ngày càng tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị và hấp dẫn hơn. Là người trẻ và đặc biệt yêu thích YouTube, Chuối vẫn đang tạo ra nhiều sản phẩm sáng tạo mỗi ngày, không chỉ để thỏa mãn đam mê bản thân mà còn muốn mang đến nhiều giá trị tích cực cho cộng đồng.
Với những thành công ngoài mong đợi cùng những dự định ấp ủ sẽ hiện thực hóa trong tương lai gần, Oops Banana và bản thân Dũ đang có những bước đi vững chắc: “Sắp tới mình sẽ làm nhiều nội dung đa dạng hơn nữa hướng tới các chủ đề và thị trường khác nhau. Cụ thể là làm cho những khán giả không cần có kiến thức về game, nhưng vẫn có thể hiểu những nội dung mà em muốn truyền tải, kết hợp với yếu tố hài hước,... để tiếp cận thêm nhiều đối tượng khán giả, nhưng vẫn giữ giá trị cốt lõi ban đầu.”
Để làm được nhiều dự án trong tương lai, anh chàng 9x đa tài đang chiêu ngộ những người có cùng đam mê về chung một nhà. Còn ngần ngại gì nữa mà không nhanh tay gửi ngay thông tin của bạn về cho Oops Banana để có cơ hội trở thành một thành viên của đại gia đình Oops Club. Đăng kí tại đây nha: http://bit.ly/oopsclubtuyendung2.
Hãy cùng xem lại quá trình Oops Banana Channel sở hữu hơn 500 ngàn người theo dõi nhé:
" alt=""/>YouTuber Việt với mong muốn sẽ lấy được nút vàng YouTube