Tại Nam Sơn hay Bắc Sơn, cuối năm 2020, đầu năm 2021, đất đai ở đây được chào bán dưới 1 triệu/m2 và rất ít người quan tâm do lo ngại môi trường sống bị ảnh hưởng bởi bãi rác Nam Sơn. Nhưng đến nay, số lượng tìm kiếm rất lớn, giá cũng tăng lên gấp đôi. Thậm chí đất lâm nghiệp, đất rừng... cũng được cò đất rao bán rầm rộ.
Không chỉ ăn theo quy hoạch mà Sóc Sơn cũng đang là thủ phủ của homestay nên đất cũng tăng giá từ lâu. Chỉ tính riêng đoạn gần Việt Phủ Thành Chương đã có hàng chục tờ rơi, biển rao bán đất dọc đường, trung bình chưa đầy 100m sẽ có 1 tờ rơi rao bán đất.
Nhận thấy khá nhiều rủi ro khi đất Sóc Sơn tăng, chị Mai đã chuyển từ khu vực Sóc Sơn sang phía huyện Thanh Oai, Thường Tín. Tuy nhiên đến nay, vợ chồng chị vẫn chưa tìm được mảnh đất nào ưng ý, phù hợp với khả năng tài chính.
Tại huyện Thanh Oai, một số lô đất được môi giới rao bán, sau khi có thông tin Vành đai 4 đã tăng giá. Bà Lê Thị Thoa, một môi giới nhà đất cho hay, nhiều người dân đang có nhu cầu gom đất rẻ để chờ đường đi qua. Bên cạnh đó, nhiều gia đình cũng dừng rao bán để nghe ngóng tình hình. Tuy nhiên, nếu muốn mua vẫn còn nhiều lô đất nhưng mức giá tăng hơn so với trước Tết.
Chị Nguyễn Hiền, một nhà đầu tư cho hay, thời gian này, giá đất tại nhiều khu vực tăng theo ngày. Mới tuần trước, chị hỏi mua lô đất được rao 2,4 tỷ đồng, chị và môi giới đang trong quá trình thương lượng về giá thì mấy hôm sau đã thấy bảo có người mua rồi. Do không còn nguồn hàng khác nên chị trả tới 3 tỷ đồng để lấy lại nhưng chủ mới không bán, dù chưa sang tên. Phần lớn nhà đầu tư không xuống tiền vì lo ngại thanh khoản nhưng vẫn xuất hiện một số nhà đầu tư mạo hiểm lựa chọn bởi giá đất còn quá rẻ.
Rủi ro khó lường
Mặc dù Vành đai 4 chưa triển khai nhưng giá đất quanh khu vực này đã tăng khá mạnh. Số liệu từ Bộ Xây dựng cho thấy, hiện tượng tăng giá đất, thậm chí "sốt giá" đã xảy ra từ cuối năm 2021. Trong đó, giá đất nền tại một số địa phương có mức ghi nhận tăng cao như ở các vùng ven đô Hà Nội như: Quốc Oai (tăng 20%), Ba Vì (tăng 45%), một số điểm thuộc các tỉnh như Hòa Bình (tăng 46%), Bắc Ninh (tăng 20%), Hưng Yên (tăng 26%)… Mặc dù vậy, theo các chuyên gia, mua đất ăn theo quy hoạch có thể gặp nhiều rủi ro.
Dự án đầu tư xây dựng tuyến Vành đai 4 - vùng Thủ đô Hà Nội theo phương thức PPP có điểm đầu tại Km3+695 trên đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai (địa phận xã Thanh Xuân, Sóc Sơn, Hà Nội); điểm cuối trên đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long (địa phận huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh). Tổng chiều dài dự án đầu tư xây dựng tuyến Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội là 111,2km, trong đó đoạn đi qua TP Hà Nội dài 58,2km (đi qua 7 quận, huyện: Sóc Sơn, Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín và Hà Đông).
Ông Nguyễn Văn Đính, Hội môi giới bất động sản cho rằng, có sự bùng nổ về giá ở một số khu vực khi có thông tin về quy hoạch nhưng mà tất cả những điều đó chỉ mang tính tận dụng, lợi dụng thông tin để đẩy “sóng” thị trường lên và những điều đó không phải là sự thật.
Những nhà đầu tư khi xuống tiền mua BĐS ở những khu vực này trước đó đều muốn có lãi, sản phẩm thanh khoản tốt nhưng cuối cùng không thanh khoản được, tìm cách “cắt lỗ” nên lâm vào tình cảnh khá thê thảm.
Vì thế, khi có thông tin liên quan đến quy hoạch ở những khu vực này sẽ có một số đối tượng lợi dụng để “kích sóng” nhằm tạo “sóng mới” trong khi bản chất là thông tin cũ. Và chỉ có những nhà đầu tư lẻ tẻ, thiếu chuyên nghiệp, chưa bị va vấp bị dính vào.
Còn với thông tin đầu tư thật “ăn theo” việc xây cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2, cầu Trần Hưng Đạo,… bắc qua sông Hồng cũng góp phần làm tăng giá trị BĐS ở những vùng đó lên. Nhưng việc tăng giá này chỉ mang tính nhất thời vì thực tế cho thấy khu vực nào có cầu đi qua sẽ tạo nên hệ thống hành lang, vành đai rồi những vùng đệm, vùng an toàn bảo vệ cầu nên chiếm mất không gian khiến việc kinh doanh, buôn bán không sầm uất, do đó không tạo ra giá trị cho BĐS.
Để ngăn chặn cơn “sốt đất”, hồi tháng 3 Bộ Xây dựng yêu cầu các địa phương tổ chức công bố công khai thông tin về quy hoạch, tiến độ triển khai các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, các dự án BĐS đặc biệt là các dự án lớn và việc sáp nhập thành lập, nâng cấp đơn vị hành chính,… tại địa phương để minh bạch thông tin, ngăn chặn hiện tượng tung tin đồn thổi, đầu cơ nhằm đẩy giá để trục lợi bất hợp pháp.
Đến nay, cơ bản các địa phương đã thực hiện việc đăng tải thông tin quy hoạch. Tuy nhiên, vẫn còn một số địa phương chưa thực hiện hoặc đăng tải với số lượng rất hạn chế.
Với những thông tin quy hoạch, nhiều nhà đầu tư ăn theo dễ gặp phải rủi ro chôn vốn lên tới hàng chục năm như nhiều dự án mở đường trước đó.
Anh Tú
Ông Kostyuk cho biết một số lính đánh thuê tham gia xung đột Ukraine vì bị thu hút bởi "sự lãng mạn của chiến tranh", song những người khác coi chiến đấu là "hoạt động nghề nghiệp", hoặc “muốn có dòng thông tin tốt trong lý lịch cá nhân”.
“Thực tế, họ không nhận ra mình đang vướng vào điều gì. Nhiều người tưởng tượng cuộc xung đột của chúng tôi như một cuộc đấu súng với đối phương, nhưng họ không biết có bao nhiêu pháo binh và bạn phải ngồi dưới làn đạn cả ngày, hàng ngày, nhưng lại có thể không nhìn thấy đối phương ở đâu”, ông Kostyuk nói.
Cũng theo ông Kostyuk, không giống như công dân Ukraine, người nước ngoài được tự do chấm dứt hợp đồng với quân đội. Ông cho biết thêm, sau khi chứng kiến giao tranh ác liệt, gần 1/2 lính đánh thuê nước ngoài đã nói: "Không, thật quá đáng. Đây không phải là loại chiến đấu mà chúng tôi đã đăng ký".
Ông Kostyuk cũng chỉ trích chiến dịch huy động quân sự của chính phủ Ukraine đã tạo ra những người lính không muốn chiến đấu.
Trong khi đó, quân đội Nga nhiều lần cảnh báo lính đánh thuê nước ngoài do Ukraine tuyển dụng bị coi là mục tiêu tấn công hợp pháp. Phía Nga đã nhiều lần tấn công bằng tên lửa tầm xa nhằm vào các trại huấn luyện lính đánh thuê của Ukraine.
Moscow ước tính kể từ khi xung đột Nga – Ukraine bùng nổ vào tháng 2/2022, hơn 11.000 lính đánh thuê nước ngoài đã đến Ukraine, và gần 5.000 người trong số này đã trốn khỏi Ukraine sau khi chứng kiến cách quân đội và chính quyền địa phương đối xử với họ. Theo Bộ Quốc phòng Nga, tính đến tháng 7, số lượng lính đánh thuê nước ngoài trong quân đội Ukraine chỉ còn hơn 2.000 người.
Theo truyền thông Đài Loan (Trung Quốc), trước khi qua đời, Quỳnh Dao căn dặn thư ký đến nhà vào buổi trưa để giải quyết công việc. Khi thư ký phát hiện bà bất tỉnh và gọi cấp cứu đã quá muộn - nữ văn sĩ đã ngừng tim và không còn dấu hiệu sự sống.
Quỳnh Dao tên thật là Trần Triết, sinh năm 1938 tại Hồ Nam (Trung Quốc). Bà bắt đầu sáng tác từ năm 9 tuổi. Đến năm 24 tuổi, bà đã có gần 100 tập truyện ngắn cùng hai bộ tiểu thuyết nổi tiếng Tầm mộng viện và Hạnh vận thảo. Trong suốt sự nghiệp, bà đã sáng tác 54 bộ tiểu thuyết, trong đó có 38 tác phẩm được chuyển thể thành phim ảnh, làm nên tên tuổi của nhiều ngôi sao như Triệu Vy, Lâm Tâm Như, Tô Hữu Bằng.
Những năm gần đây, bà sống kín tiếng trong biệt thự ở Đài Loan sau khi tiễn biệt người chồng thứ hai - ông Bình Hâm Đào vào năm 2019.
Năm ngày trước khi mất, bà vẫn cập nhật mạng xã hội với bài viết tưởng nhớ chồng: "Thà quay về. Bao nhiêu sự việc đã qua khó nhớ lại, bao ân oán đã bị gió cuốn đi... Sự chia cắt giữa hai thế giới, tôi muốn kể về sự cô đơn khi chúng ta có thể gặp lại nhau ở thiên đường và trái đất".
Trong bức thư cuối cùng, nữ văn sĩ nhắn nhủ: "Ra đi là điều tôi mong muốn... Các bạn trẻ, đừng vội từ bỏ. Một thất bại thoáng qua có thể chỉ là bài học, là thử thách để tạo nên một cuộc sống tươi đẹp. Hy vọng mọi người sẽ vượt qua được mọi khó khăn".
Sự ra đi của "bà hoàng tiểu thuyết diễm tình" để lại nhiều tiếc thương trong lòng độc giả châu Á, những người đã lớn lên cùng các tác phẩm bất hủ như Hoàn Châu cách cách, Xóm vắng, Dòng sông ly biệt...
Phim "Hoàn Châu cách cách" gắn liền với tên tuổi của nhà văn Quỳnh Dao:
Video: YouTube
Ảnh: Tư liệu