Qua kiểm tra hồ sơ lưu, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương khẳng định đây là giấy tờ giả. Bệnh viện cho biết, mọi học viên khi thực tập tại đây luôn có hồ sơ gốc, việc đối chiếu với các cơ quan chức năng diễn ra thường xuyên và liên tục.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương từng bị làm giả giấy tờ khám sức khỏe thi bằng lái xe và các mẫu chứng nhận kết quả xét nghiệm. Đây là bệnh viện hạng 1, trực thuộc Sở Y tế TP.HCM, có bề dày hơn 100 năm hình thành và phát triển.
Trước đó, ngày 30/3, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) phát hiện một trường hợp làm giả giấy nhập viện. Giấy nhập viện có tên bệnh nhân N.V.H. (sinh năm 1978, Cà Mau), chẩn đoán chấn thương sọ não, đa chấn thương, có con dấu và chữ ký Trưởng khoa Chỉnh hình của bệnh viện.
Ông Lê Minh Hiển, Trưởng phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, mẫu giấy được cung cấp là giả mạo, thông tin bệnh nhân cũng không có thật.
Vào tháng 2 vừa qua, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM gặp tình huống giả mạo tương tự. Cơ sở y tế này nhận được công văn của Tổng Lãnh sự quán Canada tại TP.HCM về việc xác minh Hợp đồng lao động đối với ông Trần Văn Thành (sinh năm 1982). Qua kiểm tra hồ sơ nhân sự, Bệnh viện Nhi đồng 1 xác nhận Hợp đồng lao động nêu trên là giả.
Ngoài ra, một giấy chứng nhận khác đã giả mạo con dấu và chữ ký của Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 nhằm kêu gọi từ thiện. Bệnh viện đã trình báo công an địa phương sự việc trên.
Vào thăm anh Phạm Ngọc Thịnh (SN 1986, quê Gia Lai) một ngày giáp Tết, trên giường bệnh, người đàn ông đang hướng ánh mắt thất thần ra cửa sổ. Mấy hôm trời se lạnh, anh lại càng nhớ nhung không khí Tết sum vầy ấm áp cùng gia đình. Thế nhưng có lẽ năm nay, anh không được hưởng hạnh phúc giản đơn ấy.
Hơn 8 năm trước, trong lúc đi làm thợ mộc, anh Thịnh không may bị ngã giàn giáo dẫn đến tổn thương cột tủy sống, liệt hoàn toàn 2 chân. Cuộc sống trở nên túng quẫn, vợ chồng anh phải gửi con trai lớn sang nhà ngoại. Vợ anh cũng đi làm công nhân trong TP.HCM để trang trải nợ nần. Nhiều năm qua chỉ có con gái út ở cạnh, thủ thỉ với anh những chuyện vui buồn.
Thời điểm mới bình phục sau tai nạn, anh Thịnh mang theo con gái mới 4 tuổi đi bán vé số ở nhiều tỉnh thành. Đứa trẻ sớm hiểu chuyện. Thấy cha bị liệt, cô bé học cách tự lập, phụ giúp việc nhà. Khoảng 5 tháng trước, anh Thịnh phát hiện bị loét vùng cùng cụt. Bởi không có tiền nên anh mua thuốc kháng sinh ngoài tiệm rồi tự vệ sinh cho mình. Nghĩ rằng chỉ cần nằm nghỉ ngơi sẽ khỏi, không ngờ vết loét ngày càng rộng và sâu.
Giữa tháng 12/2022, anh nhập viện Bệnh viện Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp (TP. HCM). Bác sĩ Văn Tiến Lộc cho biết, do vết thương nằm sát lỗ hậu môn nên bị nhiễm trùng tái đi tái lại, vết thương khó lành, thời gian điều trị bị kéo dài.
Bác sĩ dự kiến, nếu vết thương vẫn không lành thì có khả năng phải phẫu thuật mở hậu môn tạm cho anh Thịnh để điều trị ổn định vết loét.
“Bệnh nhân Thịnh điều trị đến hiện tại đã được 80-90%, nhưng dù chỉ còn lại 10-20% thì vẫn có thể phá hủy thành quả bấy lâu nay cố gắng. Vì vậy, chỉ khi nào lành hẳn chúng tôi mới dám cho bệnh nhân xuất viện”, bác sĩ Lộc nói.
Dù viện phí chỉ khoảng 25 triệu đồng nhưng với anh, số tiền ấy thật xa xỉ. Suốt nhiều năm nay, một mình anh chật vật nuôi con gái nhỏ. Mấy tháng nằm ở nhà chữa vết loét, anh không thể bán vé số nên tìm tòi, tham gia mạng xã hội để kiếm tiền.
“Khi nào khỏe thì tôi hát, còn ở bệnh viện chỉ nói chuyện thôi. Ai thương thì tặng quà, sau đó tôi đổi thành tiền. Có tháng nhiều thì được hơn 3 triệu đồng, nhưng đa phần chỉ được hơn 1 triệu, chi tiêu dè xẻn mới đủ cho cha con tôi. Con bé ngoan lắm, chẳng đòi hỏi gì bao giờ”, anh Thịnh giãi bày.
Lần này vào viện, anh phải gửi con gái về nhà ngoại. Đứa nhỏ đã quen có cha, thường nhắn tin, gọi điện hỏi khi nào cha mới về. Nhiều lần thấy con gái khóc, anh Thịnh cũng muốn bỏ điều trị để về với con, nhưng sợ vết thương càng nặng thì sau đó càng khó chữa nên anh đành nín nhịn.
Gần 1 tháng nay, phần lớn thời gian chỉ có mình anh bơ vơ trên giường bệnh. Vợ anh bận đi làm, thỉnh thoảng buổi tối mới ghé thăm. May nhờ có thân bệnh nhân khác thương cho hoàn cảnh, thường giúp anh vệ sinh, xin cơm từ thiện, thay ga trải giường…
Mẹ của anh Thịnh mất sớm, cha lại có gia đình mới, kinh tế chẳng dư dả nên không phụ đỡ được gì. Mấy người em ai cũng khó khăn, vướng bận con nhỏ, chỉ giúp được chút ít rồi thôi.
Anh Thịnh mong mỏi vết thương sớm được điều trị lành để về nhà đón Tết với con gái, nhưng có lẽ đành lỡ hẹn vì chưa đủ kinh phí. Thông qua Báo VietNamNet, rất mong các nhà hảo tâm thương xót, sẻ chia để anh được điều trị những phương pháp tối ưu nhất, để cha con anh sớm ngày đoàn tụ.
(Ảnh, clip: Khánh Hòa)
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Phòng Công tác xã hội Bệnh viện Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp hoặc: Anh Phạm Ngọc Thịnh/chị Nguyễn Thị Thương (vợ anh Thịnh); Địa chỉ bệnh viện: 313 đường Âu Dương Lân, phường 2, quận 8, TP.HCM; Điện thoại: 0942795358. 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõủng hộ MS 2023.014 (Anh Phạm Ngọc Thịnh) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148.Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Vietinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamNet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP.HCM. Điện thoại: 19001081. |
Giao lưu trực tuyến “Tiêm vắc xin Covid-19 an toàn cho trẻ em” diễn ra trong bối cảnh Việt Nam đã có hơn 130 triệu liều vắc xin đã được tiêm chủng, trong đó hơn 96% dân số trên 18 tuổi đã tiêm mũi 1; 76% đã tiêm mũi 2. Chiến dịch tiêm chủng vắc xin Pfizer cho trẻ em từ 12-17 tuổi cũng đang diễn ra tại 55 tỉnh, thành phố, với hơn 6 triệu liều đã được tiêm chủng.
![]() |
Chiến dịch tiêm chủng này được tiến hành trước tại các địa phương đã trải qua đợt giãn cách xã hội, có tỷ lệ mắc Covid-19 cao; các địa phương có mật độ dân số đông, nguy cơ lây nhiễm cao. Trẻ được tiêm vắc xin theo lộ trình từ lứa tuổi cao đến thấp, ưu tiên tiêm trước cho nhóm 16-17 tuổi và hạ dần độ tuổi theo tiến độ cung ứng vắc xin và tình hình dịch tại địa phương.
Hiện nay, một số vắc xin phòng Covid-19 theo hướng dẫn của nhà sản xuất đã có chỉ định tiêm chủng cho trẻ em từ 12-17 tuổi. Các kết quả nghiên cứu của nhà sản xuất cũng cho thấy tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ em có hiệu quả phòng bệnh tương tự như ở người từ 18 tuổi trở lên. Vì vậy, nhiều quốc gia trên thế giới đã triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em trong lứa tuổi từ 12-17.
![]() |
Các chuyên gia đều khẳng định, hoạt động tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em có ý nghĩa rất quan trọng; trước tiên để bảo vệ sức khỏe trẻ em trước bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, sau đó còn góp phần tăng diện bao phủ vắc xin phòng dịch, từ đó tạo miễn dịch cộng đồng vững mạnh tại Việt Nam.
Chuyên gia y tế còn nhấn mạnh, nếu không tiêm vắc xin cho trẻ, các em sẽ dễ mắc Covid-19 và virus dễ lây lan trong môi trường học đường, gây nguy cơ cho những trẻ sức đề kháng yếu hoặc có bệnh nền. Ngoài ra, trẻ em cũng có thể gặp tình trạng mắc Covid-19 kéo dài; học tập bị gián đoạn...
Thời gian giao lưu: 14h Thứ Tư ngày 15/12/2021.
Kính mời quý Bạn đọc đặt câu hỏi với các khách mời TẠI ĐÂY
“Tiêm vắc xin cho nhóm từ 12 tuổi trở lên giúp trẻ giảm nguy cơ mắc Covid-19, ngăn ngừa bệnh lây lan, không trở nặng” (Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ - CDC) “Sớm hay muộn, toàn thế giới cũng sẽ phải tiêm vắc xin cho trẻ em, bởi một lý do đơn giản là trẻ em cần được đến trường, cần giao tiếp xã hội và không thể tách trẻ em ra khỏi cuộc sống. Chúng ta sẽ không thể thoát khỏi đại dịch này mà không tiêm chủng cho trẻ em, vì lợi ích của chính các em và vì lợi ích bảo vệ cộng đồng nói chung” (TS. Saad Omer - Giám đốc Viện Y tế Toàn cầu Yale, Anh) |
VietNamNet
Bộ Y tế ngày 10/12 công bố 14.839 ca Covid-19, giảm 481 ca so với ngày hôm qua. Tiến độ tiêm chủng tiếp tục được đẩy nhanh trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp.
" alt=""/>Trực tuyến 14h chiều nay: Tiêm vắc xin Covid