![]() |
Dự án The Arena là mô hình tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng giải trí kết hợp thương mại độc đáo |
Thông cáo từ Trần Thái Cam Ranh cũng cho biết, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, kéo dài gây ảnh hưởng đến cả tiến độ thi công dự án lẫn khả năng thanh toán của đa số khách hàng. Tuy nhiên, chủ đầu tư đã nỗ lực tối đa và tận dụng mọi nguồn lực để triển khai hoàn thành dự án.
![]() |
Theo kế hoạch, dự án sẽ đi vào hoạt động giai đoạn 1, hai tòa Light và Sea sẽ được quản lý - vận hành bởi Tập đoàn Absolute Hotel Services (AHS) - một trong những công ty khai thác, quản lý và sử dụng thương hiệu khách sạn phát triển dẫn đầu khu vực châu Á Thái Bình Dương với hơn 100 khách sạn trong danh mục đầu tư.
![]() |
Dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 khiến lượng khách du lịch sụt giảm nghiêm trọng, tác động nặng nề đến ngành dịch vụ lưu trú đồng thời gây thiệt hại nặng không chỉ cho các chủ đầu tư dự án mà còn cho các nhà đầu tư thứ cấp. Trong bối cảnh đó, Công ty Trần Thái Cam Ranh cho biết đã chủ động đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ, chia sẻ khó khăn với khách hàng.
Theo đó, Trần Thái Cam Ranh áp dụng chương trình thuê lại căn hộ của chủ sở hữu trong 1 năm kể từ thời điểm bàn giao. Nhờ đó khách hàng của dự án sẽ giảm được rủi ro với bài toán kinh doanh lưu trú trong giai đoạn đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp.
Công ty Trần Thái Cam Ranh cũng thông báo sẽ miễn thu phí quản lý trong thời hạn 1 năm, hoãn thu kinh phí bảo trì. Trong thời điểm hiện tại, chủ đầu tư sẽ tự tạm ứng tài chính của công ty để trang trải hoạt động bảo trì tòa nhà.
![]() |
“Như vậy, với những chính sách trên, áp lực tài chính của khách hàng dự án The Arena sẽ được giảm theo dự toán trung bình khoảng 90 triệu đồng/căn hộ thời điểm nhận bàn giao căn hộ. Chúng tôi hy vọng những chính sách hỗ trợ sẽ là giải pháp thiết thực, hữu hiệu và kịp thời hỗ trợ khách hàng, góp phần cân bằng các yếu tố lợi ích giữa các bên liên quan, chung tay giữ vững thị trường condotel trước đại dịch Covid-19” - Thông cáo của Công ty Trần Thái Cam Ranh cho biết.
(Nguồn: Công ty cổ phần Trần Thái Cam Ranh)
" alt=""/>Dự án The Arena chuẩn bị bàn giao những căn hộ đầu tiênTheo điều tra ban đầu của cơ quan công an, vào khoảng 8h ngày 16/5, chị N.T.P (ngụ phường Tân Đông Hiệp, TP Dĩ An) ra trước nhà để phơi quần áo thì bị một thanh niên đeo khẩu trang, đội nón lưỡi trai nấp phía sau áp sát, dùng dao kề vào cổ rồi khống chế chị P đưa vào nhà.
Tiếp đó, đối tượng này dùng băng keo bịt mắt, mũi, miệng, trói tay chân của chị P, rồi lấy xe máy hiệu SH, điện thoại di động và 7,5 triệu và tẩu thoát khỏi hiện trường.
Sau khi tên cướp rời đi, chị P đã đến cơ quan công an trình báo.
Lực lượng chức năng xác định được nơi đối tượng lẩn trốn, đến tối cùng ngày đã bắt giữ Phan Bá Lĩnh, di lý về Công an TP Dĩ An để tiếp tục điều tra.
Lĩnh thừa nhận hành vi cướp tài sản. Cơ quan điều tra cũng đã thu hồi được toàn bộ tài sản mà đối tượng cướp của nạn nhân.
" alt=""/>Thanh niên nấp sau sào phơi, dùng dao kề cổ người phụ nữ cướp tài sảnCăn nhà có diện tích 20m2 của bệnh nhân nằm ở trong hẻm của đường Hoàng Sa, đường đi vào ngoằn nghèo. Hai F0 là nữ, 18 tuổi và 16 tuổi. Bệnh nhân 18 tuổi có kết quả dương tính được 4 ngày, bị khó thở, đau họng. Còn F0 16 tuổi mới nhiễm bệnh, bị sốt, đau họng, chóng mặt, người mệt kèm khó thơ. Vì quá sợ hãi, em ngồi khóc nức nở.
Người nhà cho biết, ba mẹ bệnh nhi 16 tuổi, đang cách ly trong căn hộ chung cư gần đó. Ban đầu, em có kết quả âm tính, gia đình quyết định đưa em sang nhà bà nội nhằm tránh lây bệnh từ bố mẹ. “Hôm qua, cháu bị đau bụng, tôi đưa đến bệnh viện khám thì có kết quả xét nghiệm nCoV dương tính. Nhà tôi chật, đang có hai F0 thì không biết sẽ cách ly ra sao”, bà nội hai bệnh nhân chia sẻ.
Anh Tùng lần lượt đo chỉ số SpO2 cho hai bệnh nhân. F0 16 tuổi có chỉ số SpO2 ở mức 95. Quay sang nữ F0 18 tuổi đang ngồi trong góc nhà, anh Tùng hỏi: “Em khó thở hả? Em ra đây ngồi cho thoáng”. Chỉ số SpO2 của bệnh nhân này ở mức 94.
“Chỉ số SpO2 của em vẫn ở mức ổn định, vì vậy gia đình mình đừng quá lo lắng. Chỉ cần uống thuốc, đủ nước, thêm nước cam, nước chanh, ăn đủ chất dinh dưỡng, nhiều trái cây là được”, anh Tùng nói với người nhà bệnh nhân.
![]() |
F0 18 tuổi đang đo chỉ số SpO2. Ảnh: Tú Anh. |
Anh Tùng cũng dặn người nhà, khi thấy bệnh nhân sốt thì lau mát, cho uống thuốc. Sau đó, anh ghi lại tình hình người bệnh mang về trạm cho bác sĩ xem và kê thuốc. “Gia đình mình cố gắng theo dõi hai em, nếu có dấu hiệu chuyển nặng cần báo ngay cho trạm, tụi con sẽ mang máy thở, bình oxy cho hai em. Nhà mình nhớ dặn hai em phải luôn thoải mái, đừng quá sợ hãi”, anh Tùng chia sẻ.
Vừa lo cho F0 này xong, chuông điện thoại của anh Tùng lại reo. Một người phụ nữ nhà ở đường Võ Thị Sáu, phường Võ Thị Sáu, quận 3 giọng hốt hoảng: “Vợ chồng tôi dương tính trước đó nên gửi con về nhà ngoại. Hai ngày nay, con tôi cũng nhiễm bệnh rồi. Con bị sốt, khóc nhiều, vợ chồng tôi đang phải cách ly nên không đến với con được, mong bác sĩ giúp nhà tôi với”.
Do phường Võ Thị Sáu không thuộc Trạm Y tế lưu động số 1, anh Tùng khuyên người mẹ cần bình tĩnh. “Chị dặn người nhà lau mát cho bé để hạ sốt trước nhé”, anh Tùng nói. Sau đó, anh nhắn số điện thoại của một người bên phường Võ Thị Sáu để người bệnh nhờ hỗ trợ.
![]() |
Anh Tùng dặn kỹ người nhà và 2 F0 về bổ sung dinh dưỡng, giữ tinh thần thoải mái. Ảnh: Tú Anh. |
Hai vợ chồng cùng tham gia chống dịch
Vợ chồng anh Tùng, quê Lào Cai, vào TP.HCM thuê phòng trọ ở, đi làm ở một thẩm mỹ viện ở quận 3 hồi tháng 5 vừa qua. “Vợ chồng tôi vào được mấy ngày thì TP thực hiện giãn cách xã hội theo Chị thị 15”, anh Tùng chia sẻ.
Lúc đó, cả hai vợ chồng anh định về quê, nhưng lưỡng lự, vì nghĩ, dịch tại TP sẽ nhanh được kiểm soát. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh ngày càng diễn biến khó lường hơn, TP quyết định thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 16. Nơi làm việc đóng cửa, ở nhà không làm gì cũng khó chịu, anh Tùng và vợ quyết định đăng ký tham gia vào lực lượng phòng chống dịch của TP và được chấp nhận.
![]() |
Đến nay, anh Phạm Thanh Tùng vợ đã tham gia vào đội phòng chống dịch của TP được hơn 2 tháng. Ảnh: Tú Anh. |
Cuối tháng 6, hai vợ chồng anh được tiêm vắc xin phòng Covid-19 để đủ điều kiện tham gia vào lực lượng phòng chống dịch. “Ban đầu, tôi đăng ký tham gia vào đội lái xe cứu thương, nhưng không được”, anh Tùng chia sẻ. Sau đó, anh và vợ được phân vào đội lấy mẫu xét nghiệm, công tác tiêm vắc xin.
Trước ngày Trạm Y tế lưu động số 1 được thành lập, vợ chồng anh được Trung tâm Y tế quận 3 gọi đến hỏi ý kiến có tham gia làm tình nguyện viên tại trạm, đến nhà F0 hỗ trợ hay không. Sau một chút lưỡng lự, vợ chồng anh Tùng gật đầu đồng ý. Hiện Trạm Y tế lưu động số 1 đang theo dõi sức khỏe cho khoảng 150 bệnh nhân Covid-19 điều trị tại nhà.
Trước khi tham gia vào công việc này, vợ chồng anh Tùng được bác sĩ tập huấn cách theo dõi F0 dấu hiệu nào là nhẹ, nặng cần chuyển viện và gọi cho bác sĩ. Anh cũng được học về kỹ thuật đo chỉ số SpO2, cách lắp đặt bình oxy, máy thở đúng kỹ thuật.
“Thường chỉ số SpO2 của F0 từ 94 trở lên là đạt. Nếu nồng độ oxy trong máu của họ xuống quá thấp, kèm khó thở, tức ngực mình cần phải mang máy thở xuống cho người bệnh và gọi cho bác sĩ đến, hoặc tư vấn từ xa”, anh Tùng chia sẻ.
![]() |
Anh Tùng ghi lại thông tin F0 đưa về trạm cho bác sĩ xem. Ảnh: Tú Anh. |
Anh cho biết, ngày đầu mới đến nhà F0, anh có sợ và lo lắng, một phần chưa có nhiều kinh nghiệm. Nhưng bây giờ, công việc đã quen, anh nhận thấy, mình giúp được càng nhiều bệnh nhân càng tốt. Hỗ trợ được nhiều F0, anh cũng thấy tự tin, quyết tâm hơn.
"Hiện F0 điều trị tại nhà ở phường nhiều, nên tôi không đếm được một ngày mình đến nhà bao nhiêu người. Tôi chỉ nghĩ, mình hỗ trợ được càng nhiều người trong lúc này càng tốt", anh Tùng nói.
Để phòng bệnh cho mình, vợ chồng anh Tùng dặn nhau phải luôn mang đồ bảo hộ, kính chống giọt bắn khi tiếp xúc với F0. Trong quá trình tiếp xúc với người bệnh không cho tay lên mắt, mũi, miệng vào lúc đó. Khi ra khỏi nhà F0 phải bỏ đồ bảo hộ, xịt khử khuẩn đúng theo quy định.
Theo anh Tùng, trong tình hình dịch bệnh đang có diễn biến phức tạp, ai cũng có tâm lý lo lắng, vì vậy, khi bị bệnh họ thường hoảng sợ. “Các F0 cần giữ tinh thần thoải mái, lạc quan. Trong nhà đã có người bị nhiễm rồi, nếu ai cũng lo lắng sẽ khiến bệnh của mình càng trở nặng thêm. Bản thân tôi cũng sợ mình nhiễm bệnh, nhưng nếu mình sợ thì ai sẽ làm”, anh Tùng nói.
>>> Cập nhật tình hình Covid-19 mới nhất
Tú Anh - Thanh Phương
Ngày 26/8, Bộ Y tế ban hành 7 loại trong danh mục thuốc điều trị ngoại trú cho người mắc Covid-19.
" alt=""/>Tình nguyện viên ở TP.HCM hỗ trợ 7