Các chương trình ngoại khóa Ngày hội STEM đang được nhiều trường tổ chức thường xuyên, nhằm đưa phương pháp giáo dục này tiếp cận gần hơn với học sinh; giúp giáo viên nâng cao kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm và giáo dục STEM trong nhà trường; tạo môi trường năng động, không gian hoạt động, giải trí lành mạnh, bổ ích; đồng thời giáo dục cho học sinh ý thức tổ chức kỷ luật, phát triển phẩm chất, năng lực công nghệ số, truyền thông, giao tiếp, hoạt động phối hợp…
Đối với giáo dục tiểu học, Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh đã có văn bản hướng dẫn thực hiện chính thức từ năm học 2022 - 2023; với cấp mầm non, một số trường đã bắt đầu đưa bài học STEM vào hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.
Cô giáo Nguyễn Thị Loan, Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Hạ Long (TP. Hạ Long) cho biết trường tập trung triển khai các hoạt động huớng tới hình thành kỹ năng và phát triển tư duy của trẻ thông qua giảng dạy STEAM, tích hợp các môn học: ngôn ngữ, tạo hình, toán học, khám phá khoa học, thí nghiệm, âm nhạc.. Trong quá trình đó trẻ được tự đặt câu hỏi, ra quyết định cho các hoạt động, lựa chọn hình thức, tự thực hiện và điều hành. Trẻ được chủ động trong sử dụng đồ dùng, đồ chơi, rèn tính cẩn thận, khả năng tự quan sát, tự giải quyết vấn đề. Giáo viên đóng vai trò là người định hướng, hỗ trợ, tạo môi trường cho trẻ thực hiện các hoạt động đó.
Tăng cường các hoạt động nghiên cứu, sáng tạo khoa học, công nghệ
Nếu như trước đây, việc nghiên cứu, sáng tạo khoa học, công nghệ, kỹ thuật chủ yếu được thực hiện trong các trường đại học, cao đẳng, thì nay đã lan tỏa trong cả bậc học phổ thông trên địa bàn tỉnh. Từ năm 2015 đến nay, toàn tỉnh đã có gần 1.500 học sinh, sinh viên tham gia vào các CLB nghiên cứu khoa học cấp trường; có nhiều đề tài được nghiệm thu, ứng dụng cho công tác dạy và học tập.
Học sinh Quảng Ninh còn được khuyến khích tham gia các cuộc thi, kỳ thi nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, cấp quốc gia, như: Cuộc thi sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng; Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học...
Đại diện Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Quảng Ninh cho biết Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng toàn tỉnh, từ năm 2017 đến nay có 576 mô hình, sản phẩm tham dự và có 200 mô hình, sản phẩm đạt giải (gồm 05 giải nhất, 14 giải Nhì, 46 giải Ba, 135 giải Khuyến khích). Kết quả tham gia Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc: có 05 mô hình, sản phẩm đạt giải (01 giải Ba, 04 giải khuyến khích). Trong Cuộc thi sáng tạo dành cho thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc lần thứ 19 - năm 2023, tỉnh Quảng Ninh vinh dự có 1 dự án đạt giải Ba kèm Huy chương Đồng, của nhóm học sinh Trường THCS Trọng Điểm (TP. Hạ Long) mang tên: Mô hình ứng dụng máy nghiền vỏ hàu hà để xử lý thành phân hữu cơ.
Cả 4 dự án của đoàn Quảng Ninh tham dự Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học năm học 2022-2023 đều xuất sắc đoạt giải, trong đó có 2 giải Nhì và 2 giải Ba.
Không chỉ vậy, các dự án tiêu biểu của tỉnh khi tham gia các cuộc thi quốc tế đều đạt thành tích tốt. Trong đó, gần đây nhất, đề tài dự thi của đội tuyển Trường THPT Chuyên Hạ Long: Rescue eye - Hệ thống phát hiện và cảnh báo nguy cơ tai nạn đuối nước đoạt Huy chương Bạc Olympic Phát minh và Sáng chế quốc tế năm 2023 được tổ chức tại Hàn Quốc từ ngày 27-29/7. Hay đề tài “Ứng dụng công nghệ nano chế tạo hạt ZnO để khử khí CO trong hầm lò” của đội thi của Trường Trung học phổ thông Hòn Gai (Quảng Ninh) đã xuất sắc giành Huy chương vàng và Giải đặc biệt tại Cuộc thi Olympic khoa học quốc tế Hàn Quốc (KiYO 4I) 2023.
Phong trào thi đua phát huy sáng kiến của học sinh, sinh viên trong phát triển khoa học, công nghệ tỉnh Quảng Ninh tiếp tục được đẩy mạnh, tạo môi trường lành mạnh, bổ ích để học sinh, sinh viên được rèn luyện, trang bị kiến thức, phát huy khả năng sáng tạo. Từ đó, góp phần thực hiện định hướng phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 của Quảng Ninh; đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tỉnh một cách căn bản và toàn diện.
M.C
" alt=""/>Quảng Ninh khơi nguồn đam mê sáng tạo cho học sinh, sinh viên*Trực tiếp Olympic 2024 hôm nay 31/7....
Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc chia sẻ, trong xu thế hội nhập và phát triển, tiếng Việt là cầu nối quan trọng gắn kết quê hương, đất nước với bạn bè quốc tế. Chính vì vậy, việc dạy và học tiếng Việt luôn được Bộ GD-ĐT đặc biệt chú trọng, cải thiện, nâng cao chất lượng trong những năm qua.
Cùng với xu hướng đào tạo của các nước trên thế giới, lấy nền tảng ngôn ngữ là chìa khóa mở cánh cửa đầu tiên trong hành trình học tập đầy hứa hẹn nhưng cũng nhiều thử thách, Bộ GD-ĐT luôn xác định yếu tố then chốt quyết định chất lượng giảng dạy, học tập của lưu học sinh nước ngoài tại Việt Nam là trình độ tiếng Việt.
Chính vì vậy, việc nâng cao năng lực tiếng Việt luôn được xem là một nhiệm vụ quan trọng và xuyên suốt trong quá trình đào tạo tại tất cả các cơ sở giáo dục trên toàn quốc.
“Việc dạy và học tiếng Việt không chỉ là việc giảng dạy ngôn ngữ, trang bị công cụ tiếp thu kiến thức mà còn là việc quảng bá văn hóa, lan tỏa bản sắc dân tộc và nâng cao năng lực giao tiếp liên văn hóa cho lưu học sinh đang học tại Việt Nam nói riêng, người nước ngoài và những người yêu thích ngôn ngữ, văn hóa Việt Nam nói chung”, Thứ trưởng Phúc chia sẻ.
Ông Phúc cũng bày tỏ tin tưởng, thông qua cuộc thi, các lưu học sinh nước ngoài và các học sinh, sinh viên Việt Nam, các thầy cô giáo sẽ có thêm một diễn đàn để giao lưu chuyên môn, văn hóa, nuôi dưỡng và vun đắp tình hữu nghị trên cơ sở ngôn ngữ chung là Tiếng Việt.
Năm 2023 là năm đầu tiên Bộ GD-ĐT tổ chức Cuộc thi Hùng biện tiếng Việt cho lưu học sinh nước ngoài với quy mô cả nước, nhằm tạo sân chơi cho tất cả các lưu học sinh nước ngoài tại Việt Nam được giao lưu, thi đua học tập, tạo động lực cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy và nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Việt, đồng thời góp phần quảng bá giáo dục, văn hóa Việt Nam với bạn bè quốc tế.
Được phát động vào tháng 8/2023, qua 3 vòng thi sơ khảo tại 3 khu vực Bắc, Trung, Nam, hơn 600 trăm lưu học sinh đến từ 15 quốc gia đang học tập ở 63 cơ sở đào tạo của Việt Nam đăng ký tham gia.
Với chủ đề “Việt Nam trong tôi", tại vòng sơ khảo các thí sinh đã khai thác chủ yếu về đặc trưng văn hóa, danh lam thắng cảnh, điểm đến hấp dẫn của Việt Nam, tình đoàn kết hữu nghị và có góc nhìn rất thú vị về những trải nghiệm lần đầu tại Việt Nam. Các lưu học sinh đã thể hiện vốn từ phong phú, cách diễn đạt hợp lý và cuốn hút, mang lại nhiều cảm xúc cho người xem.
Những sự kết hợp độc đáo về thuyết trình, kể chuyện, diễn kịch, ngâm thơ, đọc ca dao và hát bằng tiếng Việt, tạo nên những bài dự thi đa sắc màu vô cùng ấn tượng. Các thí sinh cho thấy không chỉ sử dụng tiếng Việt thuần thục mà có sự hiểu biết rất sâu sắc về đất nước, con người Việt Nam và thực sự đã hòa mình vào văn hóa Việt.
12 đội thi đại diện cho 12 cơ sở đào tạo đã được chọn tranh tài tại vòng chung kết toàn quốc. Chung cuộc, ban giám khảo đã trao 1 giải Nhất cho đội thi đến từ Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội.
2 giải Nhì được trao cho các đội thi đến từ Trường ĐH Cửu Long và Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên.
3 đội đoạt giải Ba gồm Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vinh, Trường ĐH Hà Nội, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia TP HCM.
Hiện nay, có khoảng 22 nghìn lưu học sinh nước ngoài đang học tập tại trên 160 cơ sở đào tạo Việt Nam. Trong 5 năm gần đây (2016-2022), Việt Nam tiếp nhận, đào tạo hơn 45.000 lưu học sinh nước ngoài đến từ 102 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trung bình, hằng năm có từ 4.000 đến trên 6.000 lưu học sinh được tiếp nhận vào các cơ sở giáo dục của Việt Nam. |