- Để Thảo Nhi và Cát Tường loại nhau,ọnghátViệtHồngNhungkhócxingiữthíkết quả tỷ số bóng đá hôm nay Hồng Nhung thừa nhận đã tự làm khó mình.
- Để Thảo Nhi và Cát Tường loại nhau,ọnghátViệtHồngNhungkhócxingiữthíkết quả tỷ số bóng đá hôm nay Hồng Nhung thừa nhận đã tự làm khó mình.
Cáo trạng xác định, Huệ vào các trang "tỷ giá ngoại tệ hôm nay" xem tỷ giá của ngân hàng sau đó gọi điện đến cửa hàng vàng bạc trên phố Hà Trung, Hà Nội để hỏi tỷ giá USD ngoài thị trường tự do.
Bị can dựa vào hai số liệu này để đưa ra mức giá với ba bị hại là người quen. Mức tỷ giá USD mua vào của Huệ thấp hơn so với tỷ giá của thị trường tự do, nhưng cao hơn của ngân hàng. Phần cao hơn này được Huệ giải thích cho các bị hại là "chi phí tiền hoa hồng" khi mua USD tại ngân hàng thương mại.
Để các bị hại tin tưởng, Huệ cầm tiền của những người này, sau đó chuyển lại một phần để họ nghĩ đây là "lãi" từ việc mua bán ngoại tệ dựa vào "mối" làm ăn của Huệ. Các bị hại nhận được tiền "lãi", tiếp tục đưa tiền "hùn vốn" cho Huệ.
VKS xác định, trong 4 tháng cuối năm 2022, Huệ đã huy động được tổng 140 tỷ đồng của 3 bị hại, người nhiều nhất lên tới 94,6 tỷ đồng.
Trong số này, chị Thu ban đầu đưa cho Huệ tới 185 tỷ đồng để nhờ đổi USD. Bị can cầm tiền mua USD rồi giao lại cho bị hại để tạo tin tưởng.
Một ngày sau, chị Thu bắt đầu chuyển tiền cho Huệ, tổng 103 tỷ đồng. Nhưng lần này, Huệ không thực hiện cam kết, chỉ chuyển cho chị 8,5 tỷ đồng nói là "lãi" chênh lệch từ việc mua bán USD. Hơn 94 tỷ đồng còn lại, Huệ chiếm đoạt chi tiêu cá nhân. Sau khi liên lạc đòi tiền không được, các bị hại lần lượt trình báo công an.
Tại cơ quan điều tra, Huệ thừa nhận hành vi, khai đăng ký sử dụng 11 tài khoản ngân hàng cùng đứng tên mình để nhận và chuyển tiền cho các bị hại. Số tiền nhận của các bị hại chuyển, Huệ sử dụng một phần tiền để mua USD trên thị trường tự do để trả cho các bị hại để tạo niềm tin.
Ba chủ cửa hàng vàng bạc tư nhân có hành vi bán USD cho Huệ, bị xác định đã vi phạm Nghị định 88/2019/NĐ-CP, liên quan lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng. Cơ quan điều tra đã kiến nghị và chuyển phần tài liệu có liên quan đến các quận nơi họ cư trú để xử lý.
Huệ bị phong tỏa kê biên hai căn hộ, một sàn dịch vụ, một thửa đất và một xe Lexus. Vụ án sẽ được TAND Hà Nội xét xử trong thời gian tới.
Hải Thư
Trở lại Pháp luậtTrở lại Pháp luật" alt=""/>Lừa góp vốn kinh doanh 'USD giá rẻ', chiếm đoạt hơn 140 tỷ đồngHiện nay, Hà Nội có 712 dự án chậm triển khai với tổng quy mô khoảng trên 11.300 ha đất. Đến ngày 15/6, 705 dự án trong số này đã có kết luận thanh tra, kiểm tra và chỉ đạo xử lý, giao các đơn vị tiếp tục giám sát, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ đầu tư, đưa đất vào sử dụng.
7 dự án còn lại đã có quyết định chủ trương nhưng chưa được nhà nước giao đất, cho thuê đất, Sở Kế hoạch và Đầu tư đang tiếp tục rà soát để đề xuất phương án xử lý.
UBND TP Hà Nội cũng thông tin đã đưa 410 dự án với tổng diện tích hơn 9.000 ha ra khỏi danh sách các dự án chậm triển khai, tiếp tục giám sát. Con số này tăng thêm 80 dự án so với cuối năm ngoái.
Trong đó, 155 dự án sau thanh tra, chủ đầu tư đã chủ động khắc phục các tồn tại. Cơ quan quản lý đã thu hồi đất, bãi bỏ quyết định giao đất, cho thuê đất, chấm dứt hoạt động, dừng triển khai hoặc chấm dứt việc giao chủ đầu tư nghiên cứu lập quy hoạch với 153 dự án.
12 dự án được đề nghị loại bỏ khỏi danh sách do trùng lặp, nhà đầu tư đề xuất nghiên cứu khi chưa có ý kiến của UBND TP. 44 dự án đang được nhà đầu tư thực hiện theo tiến độ và quy định pháp luật đầu tư.
Hà Nội cũng gia hạn tiến độ thêm 24 tháng cho 295 dự án bởi nguyên nhân ảnh hưởng bất khả kháng từ đại dịch. Trong đó, chủ đầu tư của 110 dự án phải nộp thêm cho nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian gia hạn 24 tháng.
" alt=""/>Hà Nội thu hồi hơn 150 dự án chậm triển khai