Lâu nay bạn luôn nghe một lời đồn có vẻ “chắc nịch”: đàn ông nghĩ về “chuyện ấy” mỗi 7 giây! Con số này tương đương với 500 lần/giờ, và hơn 8.000 lần/ngày trong xấp xỉ 16 tiếng họ thức (tạm cho rằng trong khi ngủ 8 tiếng, họ không thể nghĩ gì)! Lời đồn này được cho là kết quả nghiên cứu của Học viện Kinsey, Mỹ.
Sự thật thật sự kinh khủng vậy sao?
Quả đúng Học viện Kinsey đã thực hiện nghiên cứu về vấn đề này, và thấy rằng đàn ông nghĩ về chuyện tế nhị này khá nhiều (và hơn phụ nữ nhiều), nhưng “mỗi 7 giây” là một con số quá cường điệu và thảm hại. Tìm về chân tướng sự việc, khi các nhà nghiên cứu tại Kinsey hỏi các đối tượng là đàn ông và phụ nữ về mức độ, tần suất nghĩ về “chuyện ấy”, 54% đàn ông nói rằng họ nghĩ vài lần trong ngày, 43% nói rằng vài lần/tuần, hoặc chỉ vài lần/tháng, và có 4% nói rằng ít hơn 1 lần/tháng. Còn ở phía nữ, 19% phụ nữ trả lời họ nghĩ mỗi ngày hoặc vài lần/ngày, 67% trả lời là vài lần/tuần hoặc vài lần/tháng, và 14% cho biết thậm chí có những tháng họ còn chẳng nghĩ gì đến chuyện đó.
![]() |
Lưu ý rằng nghiên cứu này được thực hiện với đàn ông và phụ nữ thuộc nhiều độ tuổi khác nhau, bao gồm một số người cao tuổi, ngoài ra cũng không phân biệt rõ chuyện nghĩ “mỗi ngày” và “vài lần mỗi ngày”, trong khi hai khái niệm này có thể khá xa nhau. Và đó là chưa kể đến tính chính xác của ước lượng tần suất khi được yêu cầu nhớ lại, dù người trả lời có muốn hay không.
Do vẫn chưa có một cách thật tốt để theo dõi não bộ người trong vòng nhiều tháng để biết được chính xác họ đã và đang nghĩ gì cả ngày, gần đây hơn, các nhà nghiên cứu tại đại học bang Ohio đã tiếp cận các đối tượng nghiên cứu của mình theo một cách hơi khác. Họ nhắm đến nhóm đối tượng 18-25 tuổi, yêu cầu những người này đếm và ghi lại số lần nghĩ về “chuyện ấy”, về thức ăn, và giấc ngủ.
Kết quả là: một người đàn ông trung bình có 19 suy nghĩ gợi cảm mỗi ngày - chia ra là cứ khoảng 1,26 giờ họ sẽ nghĩ đến một lần; về thức ăn và giấc ngủ, họ nghĩ đến theo thứ tự là khoảng 18 và 11 lần. Trong khi đó, với đối tượng là phụ nữ thì “chuyện ấy” kém được ưu tiên hơn khi chỉ được nghĩ đến trung bình khoảng 10 lần, còn thức ăn và giấc ngủ là 15 và 8,5 lần/ngày.
Như vậy, đầu óc của cánh đàn ông, cũng như hầu hết loài người nói chung, không bị ám ảnh về sex như ta vẫn nghĩ. Hẳn là vậy rồi, vì cuộc sống này còn rất nhiều điều khác thú vị, những việc cần làm vẫn phải làm hàng ngày và sẽ chẳng việc gì có thể xong nổi nếu người ta cứ mỗi 7 giây lại bị xao nhãng một lần!
Theo Afamily" alt=""/>Đàn ông cứ 7 giây lại nghĩ về 'chuyện ấy' 1 lầnMúa cột không chỉ là thế giới của những vũ điệu sexy, khêu gợi hay những cô nàng nóng bỏng, mà đằng sau đó là cả một quá trình khổ luyện bền bỉ. Nhiều cô gái Hà Nội đã quyết định thử sức với múa cột, như tìm cho mình những thách thức thú vị.
![]() |
Huấn luyện viên Phạm Thị Thu Hương (Bella) hiện đang giảng dạy bộ môn này tại một trung tâm thể thao thẩm mỹ ở Hà Nội. Cô đã theo đuổi loại hình nghệ thuật này hơn 5 năm và là một trong những huấn luyện viên múa cột hiếm hoi trên cả nước. |
![]() |
Tại trung tâm Bella đang giảng dạy, có lớp nâng cao dành cho những người muốn trở thành huấn luyện viên múa cột như cô (2 học viên) và lớp dành cho những người học múa cột đơn thuần vì yêu thích và muốn khám phá bản thân (tối đa 8 – 10 học viên). Nhưng dù theo đuổi chương trình nào, để có thể múa cột thành thục, các học viên phải trải qua các bài tập vô cùng khắc nghiệt. |
![]() |
Trong những clip về múa cột, ta thường thấy những vũ công “bay” nhẹ nhàng trên cột, uốn lượn mềm dẻo, có cảm giác đây là một bộ môn rất nhẹ nhàng. Trên thực tế, phải mất 2 – 3 năm tập luyện nghiêm túc và trải qua vô vàn đau đớn, họ mới có thể thành thục múa trên cột khoảng 30 giây. |
![]() |
Họ phải điều tiết thể lực, sự dẻo dai, khéo léo để thực hiện các tổ hợp động tác xung quanh một chiếc cột, từ đó, toàn bộ hệ thống cơ sẽ được “vận hành” săn chắc lại. |
![]() |
Bella tiết lộ, thực ra ít người chọn múa cột làm bộ môn giảm cân, vì có lẽ phải tập rất kiên trì, bền bỉ mới mong giảm cân nhanh nhờ múa cột, nhưng bù lại, bộ môn này được áp dụng như một hình thức tập luyện thể hình kết hợp vũ đạo, và người tập luyện sẽ có một cơ thể khỏe từ đầu tới chân với các cơ bắp rắn rỏi, đặc biệt là vùng cơ ở bụng, cánh tay, đùi và mông. |
![]() |
Khi tập bộ môn này, việc cả tay, chân, đùi, eo đều bầm tím, cơ xương đau rát, toàn thân rã rời là chuyện thường ngày. Chỉ các động tác cơ bản biểu diễn dưới chân cột, xoạc, xoay cột thôi cũng đã khiến người tập đủ vất vả. |
![]() |
Nhón chân, giữ đầu mũi chân và mu bàn chân luôn thẳng là một kỹ thuật bắt buộc của pole dance. |
![]() |
Không chỉ cần mềm dẻo, sexy hay phô diễn đường cong, người tập múa cột còn phải có thể lực tốt, sức khỏe dẻo dai và điều hòa hơi thở, phối hợp nhịp nhàng các bộ phận cơ thể. Đó gần như là một sự kết hợp giữa yoga, gym và nhảy múa. |
![]() |
Cũng chính vì vậy mà múa cột còn được coi là một cách hữu hiệu để chị em thực hành "nghệ thuật quyến rũ", yêu cơ thể mình cũng như khám phá sự sexy tiềm ẩn. |
![]() |
Trong cái nhìn của nhiều người, múa cột vẫn bị mang tiếng là bộ môn không “lành mạnh”, có lẽ ngoài những động tác mang tính chất khêu gợi của nó còn bởi trang phục khi tập luyện cũng như biểu diễn của pole dance luôn là bikini. Nếu không mặc đồ hai mảnh, hở nhiều da thịt thì chẳng thể múa cột được, vì khi đu người trên cột inox, nhẵn, trơn, diện tích tiếp xúc thân thể với cột càng lớn thì độ bám, độ an toàn càng cao. |
![]() |
Việc mặc bikini cũng là một phần của quá trình giải phóng hình thể, cởi bỏ những khác biệt về trang phục. Sự đạo mạo, sang trọng hay xuề xòa, bình dị trong trang phục đời thường thể hiện con người xã hội của bạn bị buông bỏ, chỉ còn vẻ đẹp hình thể, con người nội tâm đối mặt với chính mình và với những thách thức mới. |
![]() |
"Đó có lẽ cũng là lý do mà ngày càng nhiều chị em công sở chọn bộ môn thể thao này để theo đuổi, với mục đích rèn luyện sức khỏe và vẽ nên những sắc màu khác lạ cho cuộc sống của mình, dù họ biết, múa cột chẳng phải bộ môn có thể biểu diễn đại trà trong cuộc sống như những môn nhảy múa khác", Bella nhận định. |
(Theo Afamily.vn)
Tin liên quan:
Clip: Cô gái vừa múa cột vừa xếp rubik điêu luyện" alt=""/>Đột nhập lớp học múa cột ở Hà Nội
Trong suốt nhiều năm qua, đã có rất nhiều người luôn cố làm hài lòng người khác tìm đến văn phòng của tôi để điều trị. Thường thì chính họ không giải quyết được vấn đề của mình và mong muốn khiến người khác vui của họ chỉ là dấu hiệu của một vấn đề sâu xa hơn.
Đối với khá nhiều người, việc cố làm hài lòng người khác bắt nguồn từ những vấn đề về giá trị bản thân. Họ hy vọng rằng, khi mình nói đồng ý với mọi người về mọi lời đề nghị thì bản thân sẽ được chấp nhận và yêu quý hơn. Cũng có những người từng có quá khứ bị đối xử ngược đãi và họ hy vọng rằng việc làm hài lòng người khác sẽ giúp họ được đối xử tốt hơn. Theo thời gian, đối với họ, việc làm vừa lòng người khác đã trở thành lối sống.
Rất nhiều người nhầm lẫn việc làm hài lòng người khác với lòng tốt. Khi đứng trước lời đề nghị giúp đỡ của ai đó mà họ muốn từ chối, họ sẽ nghĩ ra những điều như: “Mình không muốn trở thành kẻ sống ích kỷ” hay “Mình chỉ muốn làm người tốt thôi mà”. Chính từ những suy nghĩ đó, họ cho phép người khác tận dụng lợi thế của mình.
Cố làm hài lòng người khác là một thói quen khó bỏ và có thể trở thành vấn đề nghiêm trọng. Dưới đây là 10 dấu hiệu cho thấy bạn có thể đang cố gắng quá mức để làm hài lòng tất cả mọi người:
1. Bạn giả vờ đồng ý với tất cả mọi người
Lắng nghe ý kiến của người khác một cách lịch sự, ngay cả khi bạn không đồng ý là kỹ năng cần thiết mà ai cũng cần có. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là bạn luôn phải đồng ý với tất cả.
Giả vờ đồng ý với mọi người chỉ vì bạn muốn bản thân được yêu quý hơn có thể khiến bạn rơi vào tình trạng đi ngược lại với những tôn chỉ của bản thân. Hãy cứ lắng nghe và thể hiện quan điểm của mình một cách lịch sự, đó mới là điều nên làm.
2. Bạn thấy mình phải có trách nhiệm với cảm xúc của người khác
Sẽ thật tốt khi bạn biết được hành động của mình có ảnh hưởng đến người khác thế nào. Tuy nhiên nghĩ rằng bản thân phải có sức mạnh để làm cho người khác hạnh phúc lại là một vấn đề.
Cảm xúc của mỗi người như thế nào phụ thuộc vào bản thân họ và mỗi chúng ta sẽ phải chịu trách nhiệm về cảm xúc của chính bản thân mình.
3. Bạn thường xuyên xin lỗi
Nói lời xin lỗi một cách thường xuyên là dấu hiệu của một vấn đề khá nghiêm trọng, dù đó có là trường hợp bạn sợ rằng mình bị chỉ trích hay thấy bản thân thật tệ. Đừng nói lời xin lỗi khi mình sống là chính mình. Lời xin lỗi nên được nói ra đúng lúc, đúng nơi với đúng người.
4. Bạn thấy nặng nề về những chuyện mình phải giải quyết
Thời gian của mỗi người là có hạn và bạn phải chịu trách nhiệm về cách quản lý thời gian của mình. Tuy nhiên nếu bạn là người thích làm hài lòng người khác, rất có thể thời gian biểu hàng ngày của bạn sẽ bị lấp đầy bởi những việc không phải của mình. Điều này khiến bạn bị quá tải và luôn cảm thấy nặng nề khi nghĩ đến những việc mà mình phải giải quyết.
5. Bạn không thể nói “không”
Những người sống để làm hài lòng người khác sẽ không biết nói lời từ chối. Họ sẽ nói lời đồng ý với mọi lời đề nghị dù bản thân không thích thú rồi làm qua loa hoặc viện một cái cớ gì đó để thoái thác. Hãy nhớ rằng, bạn sẽ chẳng bao giờ đạt được mục tiêu nào khi bản thân chẳng thể nói lên chính suy nghĩ của mình.
6. Bạn thấy khó chịu khi ai đó giận mình
Một người đồng nghiệp, người bạn tức giận không có nghĩa rằng bạn đã làm điều gì đó sai. Người thích làm hài lòng người khác sẽ thấy rất khó chịu khi ai đó giận mình và họ có xu hướng thoả hiệp, đồng ý làm những điều bản thân không muốn để có thể cải thiện tâm trạng của người kia.
7. Bạn hành động giống những người xung quanh
Mỗi chúng ta sẽ có cách cư xử, thể hiện bản thân khác nhau tuỳ thuộc vào tính cách con người. Tuy nhiên những người chuyên làm hài lòng kẻ khác thường tự phá bỏ mục tiêu của mình và sẵn sàng bắt chước người khác với suy nghĩ rằng điều đó có thể khiến họ trở nên được yêu thích hơn. Đơn cử như việc những người hay làm hài lòng người khác sẽ ăn nhiều hơn nếu họ nghĩ rằng làm vậy có thể khiến mọi người vui vẻ.
8. Bạn cần được khen ngợi để cải thiện tâm trạng
Ai trong số chúng ta cũng sẽ thấy tâm trạng khá hơn khi nhận được những lời khen ngợi, lời nói tử tế. Tuy nhiên, những người chuyên làm vừa lòng người khác lại rất phụ thuộc vào sự công nhận này.
Nếu như giá trị bản thân bạn hoàn toàn phụ thuộc vào những gì người khác đánh giá về bạn, bạn sẽ chỉ cảm thấy khá hơn khi được nhận những lời khen mà thôi.
9. Bạn luôn cố né tránh xung đột
Không ai muốn bản thân luôn vướng vào những xung đột song đừng nghĩ rằng xung đột chỉ mang ý nghĩa tiêu cực. Việc trốn tránh mâu thuẫn, né tránh xung đột bằng mọi cách đồng nghĩa với việc sau này bạn sẽ phải đấu tranh với nhiều hơn cho những điều - người mà bạn thực sự tin tưởng.
10. Không dám thừa nhận rằng mình bị tổn thương
Bạn không thể tạo dựng nên một mối quan hệ tốt đẹp khi bản thân không dám nói ra suy nghĩ, tình cảm của mình. Chúng ta không tránh khỏi những phút buồn bã, tức giận, xấu hổ hay cảm thấy bị tổn thương. Điều này hoàn toàn hết sức bình thường. Việc giấu đi những cảm xúc trong mình chỉ khiến bạn biến mối quan hệ đó trở nên hời hợt.
Vậy làm thế nào để không trở thành người sống chỉ để làm hài lòng người khác?
Tạo được ấn tượng tốt với cấp trên, đồng nghiệp và những người khác là điều nên làm song bạn sẽ không bao giờ có được những mối quan hệ tốt đẹp, phát huy được hết khả năng khi bản thân chỉ luôn cố gắng làm vừa ý tất cả.
Hãy bắt đầu từ bỏ mọi thói quen làm hài lòng tất cả mọi người bằng việc học cách nói “không” với những điều nhỏ nhất. Đừng ngại thể hiện quan điểm riêng của bản thân và có lập trường vững chắc cho điều mà bạn luôn tin tưởng. Từng bước, từng bước bạn sẽ thấy tự tin hơn vào khả năng của chính mình.
Những hành vi tưởng rằng bình thường nhưng chúng lại có tác động xấu đến con của bạn.
" alt=""/>10 dấu hiệu cho thấy bạn đang cố gắng quá mức chỉ để làm vừa lòng người khác