Theo giám đốc truyền thông của sân bay, sự cố xảy ra trên sân đỗ, nơi máy bay được bảo dưỡng, chất và dỡ hàng hóa.
Tóc của Jermani Thompson bị vướng vào băng tải để lấy hành lý lên và xuống máy bay.
"Mọi người đã cố gắng cắt mái tóc, nhưng không thể. Cô ấy đã qua đời trên đường đến bệnh viện”, người này nói với tờ Airlive.
Minh Khôi
" alt=""/>Nhân viên sân bay mất mạng sau khi tóc vướng vào băng tảiMới đây, Sam Mitrovic – nhà tư vấn giải pháp Microsoft – đã phát đi cảnh báo sau khi ông suýt trở thành nạn nhân của “cuộc gọi lừa đảo AI siêu thực”, có khả năng đánh lừa cả những người dùng giàu kinh nghiệm nhất.
Trong blog, ông cho biết nhận được thông báo phê duyệt khôi phục tài khoản Gmail, một phương thức tấn công lừa đảo phổ biến.
Sau khi bỏ qua thông báo này, gần một tuần sau, ông tiếp tục nhận được yêu cầu phê duyệt khác kèm một cuộc điện thoại 40 phút sau đó.
Khi nghe máy, ông nghe thấy giọng Mỹ, tự nhận là nhân viên hỗ trợ Google và nói tài khoản Gmail của ông có hoạt động nghi vấn.
Kẻ gọi điện tiếp tục đặt ra các câu hỏi khiến người nghe điện thoại hoang mang, đồng thời nói thêm, một hacker đã tấn công truy cập tài khoản của Mitrovic trong 7 ngày qua và tải về dữ liệu tài khoản. Điều này khiến ông nhớ lại thông báo và cuộc gọi nhỡ một tuần trước.
Vừa nghe máy, Mitrovic vừa Google số điện thoại và phát hiện nó dẫn đến các website chính thức của Google. Ông yêu cầu người gọi gửi email về tài khoản.
Ban đầu, email có vẻ hợp lý – người gửi sử dụng tên miền Google - nhưng khi kiểm tra phần người nhận, ông tìm thấy một email khác không dùng tên miền Google.
Người gọi nói ‘xin chào’. Tôi lờ nó đi khoảng 10 giây, và sau đó nó lại nói ‘xin chào’ lần nữa. Tới lúc này, tôi nhận ra nó là một giọng nói AI với phát âm hoàn hảo”, trích blog của Mitrovic.
Google thông báo đã bắt tay với Liên minh Chống lừa đảo toàn cầu (GASA) và Liên đoàn nghiên cứu DNS trong sáng kiến mới để chống lại những kẻ lừa đảo.
Deepfake AI không chỉ dùng cho mục đích khiêu dâm và chính trị, chúng còn được sử dụng để chiếm quyền tài khoản của mọi người.
Do đó, lời khuyên là hãy giữ bình tĩnh khi ai đó tự nhận là nhân viên Google tiếp cận bạn. Đừng bao giờ ra quyết định vội vàng dù người gọi tỏ ra gấp rút đến đâu.
SpaceX thu hồi thành công tên lửa đẩy Super Heavy
Rạng sáng ngày 13/10 (giờ địa phương), SpaceX đã phóng tên lửa khổng lồ Starship từ địa điểm Starbase ở Nam Texas, Mỹ. Sau một hành trình ngắn vào không gian, tầng trên cao 50m đã hạ cánh xuống Ấn Độ Dương sau khi quay quanh Trái đất theo đúng kế hoạch.
Trong lần thử nghiệm này, công ty của Elon Musk đã làm nên lịch sử khi thu hồi thành công tầng đẩy có khả năng tái sử dụng Super Heavy. Nó tách ra khỏi Starship và từ từ rơi xuống theo phương thẳng đứng trở lại bệ phóng.
Trước đây, các tầng đẩy đều văng xuống nước hoặc bị hư hại, song lần này, SpaceX đã “chộp” được nó bằng những cánh tay cơ khí khổng lồ của hệ thống có tên mechazilla.
Kỳ tích của SpaceX được nhận xét là đáng kinh ngạc. Việc bắt được tầng đẩy rất quan trọng đối với thiết kế tái sử dụng của Starship.
Trên mạng xã hội X, CEO Elon Musk không che giấu sự tự hào khi gọi đây là “bước tiến lớn trong việc tạo ra sự sống đa hành tinh”.
Đây là lần đầu tiên SpaceX bắt được tầng đẩy mà không có bất kỳ thiệt hại nghiêm trọng nào, thay vì phát nổ hoặc rơi xuống nước.
Mỹ điều tra TSMC
Theo The Information, Bộ Thương mại Mỹ đã mở cuộc điều tra TSMC để xem công ty này có vi phạm quy định xuất khẩu khi sản xuất chip cho Huawei hay không.
The Informationđưa tin, Bộ Thương mại Mỹ đã liên lạc với TSMC vài tuần gần đây để hỏi về việc sản xuất cho Huawei.
Trong một tuyên bố qua email, xưởng đúc chip lớn nhất thế giới khẳng định họ là “công ty tuân thủ pháp luật” và có các quy trình để đảm bảo việc tuân thủ.
Huawei bị Mỹ đưa vào danh sách đen năm 2020 do lo ngại an ninh quốc gia, cấm mua chip được sản xuất bằng trang thiết bị của Mỹ.
Mỹ cũng cấm Huawei sản xuất chip riêng sử dụng công nghệ Mỹ nếu không có giấy phép của Bộ Thương mại.
Cho đến nay, Huawei khẳng định tất cả chip tiên tiến của mình đều do SMIC – xưởng đúc lớn nhất Trung Quốc – sản xuất.
TSMC là nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới, đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng chip. Họ là nhà cung ứng chính chip tiên tiến dùng trong lĩnh vực AI và smartphone.
“UBND phường Trần Nguyên Hãn thông báo từ ngày 26/6, cơ sở này không được hoạt động đến khi hoàn tất được các hồ sơ pháp lý địa phương yêu cầu. Bên cạnh đó, Cơ sở Mầm non Hà My còn liên quan đến các khoản thu chi không hợp lý, không nhận được sự đồng thuận của phụ huynh, một số vấn đề liên quan đến học sinh và phụ huynh (đặc biệt liên quan đến clip đánh học sinh chưa được giải quyết ổn thoả)”, thông báo của UBND phường Trần Nguyên Hãn nêu.
UBND phường cũng thông báo đến các phụ huynh đang cho con theo học tại cơ sở này lựa chọn các trường, cơ sở mầm non khác đủ điều kiện để xin học cho các bé.
Bà Nguyễn Thị Liễu - Cơ sở Mầm non Hà My, thừa nhận đã dùng lược đánh cháu bé L.G.H. Bản thân bà Liễu cũng nhận thức việc đánh cháu H. là sai và đã có báo cáo sự việc gửi về UBND phường cũng như quận Lê Chân.
“Cuối năm 2022, nhiều phụ huynh và cô giáo ở lớp phản ánh với tôi việc cháu L.G.H (lớp A4) hiếu động đánh bạn. Trưa hôm đó, khi vào lớp, tôi cũng nhìn thấy cháu đánh bạn. Tôi đã dùng lược để đánh vào chân với mong muốn dạy bảo trẻ. Chiều hôm đó, tôi đã gặp và trao đổi với mẹ cháu về sự việc.
Phụ huynh không có ý kiến gì. Bản thân trẻ cũng không bị ảnh hưởng về tinh thần hay có thương tích… Một thời gian sau, bé H. nghỉ học. Tuy nhiên trong sự việc này, tôi thấy mình hành xử chưa đúng. Cá nhân tôi xin kiểm điểm và rút kinh nghiệm sâu sắc”, chủ cơ sở này nói.