Vì mối tình này, một người đã đệ đơn kiện. Đó chính là chồng bà - James A. Phills Jr - cũng là một giáo sư trong trường.
Ông kiện vị hiệu trưởng đã trừng phạt mình để bênh vực quyền lợi cho bạn gái.
Garth Saloner, nhân vật trung tâm, đã gọi vụ kiện này là “vô căn cứ”. Tuy nhiên, ông đã từ chức hiệu trưởng Trường Kinh doanh Stanford từ tháng trước vì "không muốn những kiện tụng làm lu mờ danh tiếng của ngôi trường".
Vụ việc không chỉ đơn thuần khiến người ta hoài nghi về sự khôn ngoan của Saloner trong việc hẹn hò với phụ nữ có chồng- ít nhất là trên danh nghĩa.
Nó còn khui ra ánh sáng những vấn đề khác về mặt quản lý, có liên quan tới những người phụ nữ đã và đang làm việc ở Trường Kinh doanh Stanford và ở một đơn vị có tiếng khác của trường là Hoover Institution – một viện nghiên cứu chính sách công.
Vụ kiện của ông chồng không hạnh phúc đã tiết lộ sự tồn tại của một bản kiến nghị từ năm 2014 (có 46 người -khoảng 10% nhân viên cũ và hiện tai). Họ khẳng định rằng có “một môi trường làm việc thiếu thân thiện” phụ thuộc vào giới tính và tuổi tác.
Đầu năm 2013, một số phụ nữ ở Hoover bắt đầu thể hiện sự không hài lòng về môi trường làm việc. Họ nói rằng đó là nơi mà đàn ông thuê đàn ông, còn phụ nữ thì cam phận chịu thiệt thòi. Trường này bắt đầu một cuộc điều tra kéo dài trong vài tháng.
Ông John Etchemendy – hiệu trưởng Stanford – không đưa ra bình luận chi tiết về Trường Kinh doanh và Viện Hoover. Ông cho biết Stanford đã thuê điều tra viên bên ngoài và không phát hiện thấy những phân biệt đối xử mang tính hệ thống. Tuy nhiên, ông thừa nhận “những yếu kém trong quản lý” và cho biết trường đang giải quyết.
![]() |
Ông Garth Saloner - Hiệu trưởng Trường Kinh doanh Stanford |
Những rắc rối của Trường Kinh doanh bắt nguồn từ một sự việc buồn và rất bình thường – một vụ ly dị của James A. Phills Jr. và Deborah H. Gruenfeld (nữ giáo sư hiện đang yêu hiệu trưởng).
Hiện vụ ly hôn này vẫn chưa giải quyết xong sau gần 3 năm. Bà Gruenfeld đã chi 165.000 USD phí pháp lý, trong khi chi phí cho luật sư của ông Phills đã lên đến 260.000 USD, cộng thêm 69.000 USD cho các buổi trị liệu và tư vấn.
Cho đến bây giờ, cặp đôi này vẫn chưa thể thống nhất được thời điểm mà họ đã kết hôn. Ông chồng nói vào năm 2000, còn bà vợ nói vào năm 1999.
Sau lễ cưới, Stanford tỏ ra vui mừng và rộng lượng đến mức cho họ vay 1 triệu đô la mua nhà với những điều khoản đi kèm tốt hơn bất kỳ ngân hàng nào.
Công việc chuyên môn của bà có vẻ tốt hơn, trong khi đó chồng bà không thể giữ được hợp đồng toàn thời gian tại Trường Kinh doanh. Sau hơn chục năm chung sống và có 2 đứa con, hôn nhân tan vỡ. Tháng 6/2012, bà Gruenfeld chuyển ra khỏi nhà.
Quay trở lại với ông Saloner - nhân vật trung tâm của vụ kiện. Ông 60 tuổi, người gốc Nam Phi hiện sống ở Silicon Valley, là người đi tiên phong trong việc nghiên cứu về hiệu ứng mạng – thứ cho phép các công ty công nghệ thống trị thị trường. Năm 2001, ông rời Stanford 2 năm để khởi nghiệp riêng.
Trong suốt nhiệm kỳ hiệu trưởng của ông, Stanford vượt mặt Harvard và Wharton để trở thành trường kinh doanh số 1 trong bảng xếp hạng củaU.S. News. Trường cũng xây dựng thêm một khuôn viên mới khang trang và một ký túc xá với công nghệ hiện đại đi vào hoạt động. Saloner cũng gây quỹ được 500 triệu đô la cho trường này.
Vợ ông – bà Marlene – qua đời vào tháng 6/2012 sau một thời gian dài chiến đấu với bệnh ung thư. Một thời gian sau, ông bắt đầu mối quan hệ với bà Gruenfeld.
Ông Phills lúc đó đang đàm phán việc quay trở về Stanford. Tuy nhiên, trường này muốn đòi lại số tiền cho vay trước đó và nói rằng nếu bà Gruenfeld không còn sống ở đó nữa thì một mình ông Phills không đủ điều kiện để ở.
Trường Stanford nói rằng ông Saloner không can dự vào những quyết định liên quan tới ông Phills.
![]() |
Bà Deborah H. Gruenfeld - nữ giáo sư Stanford liên quan tới vụ kiện tụng |
Ông Phills bắt đầu kiện Stanford và ông Saloner vào tháng 4/2014, cho rằng mình “phải chịu những hành động phân biệt đối xử liên quan tới việc đền bù, nhiệm vụ công việc và những lợi ích về tình trạng hôn nhân, chủng tộc và giới tính”.
Stanford bác bỏ những cáo buộc này và kiện ông Phills vào tháng 8/2015, buộc tội ông Phills đã xâm phạm bất hợp pháp quyền riêng tư và máy tính của ông Saloner, đồng thời cho rằng những tin nhắn mà ông thu được là bất hợp pháp.
Stanford cũng cho rằng vị hiệu trưởng không vi phạm bất cứ quy định nào của trường khi có mối quan hệ với bà Gruenfeld.
![]() |
Ông James A. Phills Jr. - người khởi kiện Stanford và hiệu trưởng Trường Kinh doanh Stanford vì sự phân biệt đối xử |
Cả 3 nhân vật trong cuộc đều từ chối trả lời phỏng vấn của New York Times. Bà Gruenfeld và ông Saloner vẫn tiếp tục mối quan hệ. Bà nhận được 1 triệu đô la cho quyền tác giả cuốn sách “Acting With Power”. Ông Saloner vẫn sẽ tiếp tục giữ chức hiệu trưởng cho tới khi kết thúc nhiệm kỳ. Ông Phills vẫn làm việc ở Apple.
Mặc dù không có ý kiến nào phản đối mối quan hệ giữa ông Saloner và bà Gruenfeld, tuy nhiên những tài liệu của tòa án cho thấy có những cáo buộc chống lại ông Saloner, cho rằng ông đã đối xử không công bằng, đặc biệt là với những nhân viên nữ và lớn tuổi. Ông Saloner trước đó đã cơ cấu lại một số bộ phận của trường và buộc một số nhân viên phải thôi việc.
Các điều tra viên vụ việc Trường Kinh doanh Stanford kết luận rằng các lãnh đạo của trường này không phải lúc nào cũng cư xử phù hợp với quy tắc ứng xử của trường.
Tại Viện Hoover, một nhân viên đã ra đi từng viết một bức thư dài 7 trang cho ông Etchemendy, miêu tả chi tiết một bầu không khí “khác thường” của chủ nghĩa bè phái ở đây.
Hoover có 181 nhân viên toàn thời gian, hơn một nửa số đó là phụ nữ, nhưng các nghiên cứu sinh và nghiên cứu sinh cấp cao phần lớn là đàn ông.
Bài viết của tác giả David Streitfeld, được in trên phiên bản báo in của New York Times số ra ngày 21/10/2015 với tựa đề "Một vụ bê bối trong giới học thuật".Đồng thời, phối hợp với các Bộ, địa phương thực hiện triển khai thí điểm ở quy mô phù hợp để hoàn thiện trước khi triển khai quy mô toàn quốc đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.
Trước đó, kết luận tại cuộc họp triển khai Đề án ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06), Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương khẩn trương triển khai, trong đó, tập trung ưu tiên nguồn lực hoàn thành 25 dịch vụ công thiết yếu phục vụ người dân, doanh nghiệp theo đúng tiến độ.
Tiếp tục nâng cao nhận thức, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Đề án vì đây là Đề án liên quan trực tiếp đến những đột phá chiến lược, lợi ích của quốc gia, của người dân và của doanh nghiệp, không phải là Đề án “của Bộ Công an”. Sử dụng hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để phát triển thành nền tảng cơ sở dữ liệu dùng chung, kết nối chung trên toàn quốc; phải xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung, sản phẩm dùng chung cho các Bộ, ngành, địa phương, các cơ quan trong hệ thống chính trị.
Trong quá trình xây dựng và vận hành, khai thác cơ sở dữ liệu, ứng dụng CNTT phải thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về bảo đảm an toàn, an ninh thông tin
Các Bộ, ngành bám sát các nội dung, nhiệm vụ Đề án, phân công trách nhiệm cụ thể để tổ chức thực hiện, đẩy nhanh tiến độ xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật có liên quan đến thực hiện các nội dung của Đề án; khẩn trương thực hiện kết nối, đồng bộ dữ liệu với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo đúng lộ trình Đề án 06.
Duy Vũ
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam giao Bộ Công an chủ trì nghiên cứu, xây dựng phương án kết nối, chia sẻ dữ liệu liên quan đến xuất nhập cảnh theo thời gian thực để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý xuất nhập cảnh.
" alt=""/>Khẩn trương xây dựng phần mềm liên thông thủ tục hành chínhLà nền tảng điều phối container được các kỹ sư công nghệ của CMC Telecom xây dựng và triển khai trên hạ tầng CMC Cloud 2.0, CMC Kubernetes Engine sẽ loại bỏ nỗi lo việc thiếu tài nguyên, giúp doanh nghiệp không phải quan tâm tới việc triển khai hạ tầng và quản lý cụm K8s, chỉ cần tập trung nguồn lực phát triển các tính năng dịch vụ, từ đó tối ưu chi phí khi triển khai các hệ thống.
Với chủ đề chuyên sâu về lĩnh vực công nghệ nên sự kiện thu hút sự tham dự của các IT, DevOps, những người quan tâm đến microservice, đến việc phát triển ứng dụng và mở rộng hệ thống.
Mở đầu buổi hội thảo, chuyên gia công nghệ thông tin, anh Nguyễn Minh Quang - Service Consulting Expert - CMC Telecom giới thiệu về microservice cùng những hạn chế của kiến trúc một khối trong phát triển ứng dụng và mở rộng hệ thống.
Nội dung quan trọng nhất của buổi hội thảo, diễn giả đã nêu bật được những tính năng nổi trội của CMC Kubernetes Engine và lợi ích to lớn mà doanh nghiệp sẽ nhận được khi sử dụng dịch vụ CMC K8s: “Trong thời đại 4.0 hiện nay, chuyển đổi số đang diễn ra trong các tổ chức, doanh nghiệp. Ưu tiên hàng đầu trong chuyển đổi số là áp dụng những công nghệ hiện đại để đáp ứng những nền tảng kinh doanh nhanh nhạy hiện nay. Nhiều ý tưởng kinh doanh cần được triển khai nhanh chóng nhằm đáp ứng nhu cầu, mang đến trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng đồng thời giúp các quy trình nội bộ tốt hơn và CMC K8s sẽ giải quyết những bài toán trên.”
Demo khởi tạo cụm K8s trên CMC Cloud đã được anh Quang trình bày cụ thể để người tham dự “mắt thấy, tai nghe” về việc triển khai ứng dụng và mở rộng hệ thống với Cluster Auto Scale, từ đó nhận biết và hiểu sâu hơn về cách thức và cơ chế hoạt động của CMC K8s. Đây cũng là phần nội dung được rất nhiều người tham dự sự kiện quan tâm và đặt câu hỏi cho diễn giả về việc khởi tạo cụm K8s.
Buổi hội thảo đã được livestream trên fanpage CMC Cloud. Để theo dõi lại nội dung đầy đủ webinar, truy cập link https://www.facebook.com/watch/live/?ref=watch_permalink&v=1026243881338657.
Buổi hội thảo đã được livestream lại. Để theo dõi lại nội dung đầy đủ webinar, truy cập fanpage CMC Cloud.
Để có thêm nhiều thông tin về chuyển đổi số và trao đổi kinh nghiệm ứng dụng công nghệ cho doanh nghiệp, tham gia cộng đồng https://zalo.me/g/psulql814
Thúy Ngà
" alt=""/>Tối ưu chi phí triển khai hệ thống công nghệ với CMC Kubernetes Engine