Bản đồ DSVHPVT thành phố Hà Nội phản ánh hiện trạng toàn bộ 1793 DSVHPVT đã được kiểm kê.
Ngoài lời nói đầu và phụ lục, bản đồ có kết cấu 3 phần cơ bản: Phần đầu là thể lệ Atlas trình bày tổng quan về các DSVHPVT của Hà Nội, tiêu chí để các di sản được xác định là DSVHPVT ưu tiên bảo vệ, điều kiện để các di sản được xác định là ưu tiên bảo vệ khẩn cấp...
![]() |
Phần hai là những DSVHPVT tiêu biểu của Hà Nội với các hình ảnh, điểm xuyết, chú giải cơ bản về các DSVHPVT đã được UNESCO vinh danh gồm: Hội Gióng, Ca trù, Kéo co ngồi, Kéo mỏ và một số di sản đã được đưa vào danh mục DSVHPVT quốc gia như: Hội làng Lệ Mật, Hội đền Hát Môn, Tri thức chữa bệnh bằng thuốc Nam của người Dao, Tiếng lóng và nghề đóng cối xay lúa, Hát Trống quân, Hát và múa Ải Lao, nghề thêu phục chế...
Phần ba là đóng góp quan trọng nhất của cuốn Atlas với những tấm bản đồ tỷ lệ 1:10000 về hiện trạng các DSVHPVT ưu tiên bảo vệ trên địa bàn TP. Hà Nội, bản đồ hiện trạng các DSVHPVT từng quận, huyện, thị xã ở thủ đô...
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Huy - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát huy di sản văn hóa - đơn vị thực hiện số hóa bản đồ di sản này, thì trên thế giới đã có nhiều quốc gia làm bản đồ liên quan đến văn hóa, còn ở Việt Nam thì Hà Nội là địa phương đầu tiên. "Trước hết, bản đồ di sản văn hóa phi vật thể được lập lên dựa trên kết quả Đề án Tổng kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể được thực hiện trong vòng 3 năm trở lại đây ở Thủ đô.
Bản đồ này chỉ là một nhánh của hàng trăm công việc tiếp theo để phát huy đề án đó. Có thể thiết lập nhiều loại bản đồ, atlas di sản phi vật thể cho tương lai. Nhìn vào bản đồ, người ta có thể thấy được sự thay đổi trong các di sản văn hóa phi vật thể. Ví dụ thông qua một mặt giấy, chúng ta có thể thấy được một cách nhanh chóng trong 1.793 di sản phi vật thể của Hà Nội có bao nhiêu làng xã thờ Hai Bà Trưng, phân bố ở đâu. Và con số cụ thể thể hiện trên bản đồ là khoảng 17 địa điểm khác nhau.
![]() |
Từ đây, chúng ta có thể biến bản đồ di sản phi vật thể thành điểm chỉ dẫn rất lý thú cho du lịch. Du khách có thể mường tượng, liên kết các điểm cùng thờ một vị thần linh. Hoặc trong bản đó cũng cho biết Hà Nội có bao nhiêu điểm và phân bố ở những đâu thờ Thánh Gióng ngoài Phù Đổng (Gia Lâm) và Sóc Sơn… Bản đồ có thể góp phần giải thích cho người ta biết lý do vì sao để có được những sự phân bố của vị thần đó.
Bởi có những vị thần được thờ cúng phân bố dọc theo các con sông, nhưng có vị thần lại gắn liền với nhiều đặc điểm địa lý, lịch sử khác. Nhìn từ loại bản đồ này sẽ phát hiện những bản sắc văn hóa phi vật thể rất riêng của Hà Nội.
Bản đồ giúp cho người ta tìm cội nguồn, mối liên kết cộng đồng và quan trọng hơn là quản lý cũng như phát huy tốt hơn các giá trị di sản văn hóa phi vật thể", ông Huy cho biết.
Khánh An
" alt=""/>Lập bản đồ di sản văn hoá phi vật thểCác VĐV tham gia tranh tài ở 12 nội dung phong trào và nâng cao, tranh 12 bộ huy chương. Nội dung phong trào diễn ra các cự ly 1.750m, 3.500m, 5.250m dành cho nam và nữ. Nội dung nâng cao diễn ra cự ly 5.250m nữ và 8.750m nam. BTC trao giải cá nhân cho các VĐV nam, nữ xếp hạng từ 1 đến 5; trao giải đồng đội từ hạng 1 đến 3 của từng khối. Tổng giá trị giải thưởng khoảng hơn 70 triệu đồng.
Giải có sự tham dự của "cô gái vàng" Nguyễn Thị Oanh(Bắc Giang), Trần Văn Đảng (Hà Nội), Nguyễn Trung Cường (Hà Tĩnh), Trịnh Quốc Lượng (Quân đội)… Ngoài ra còn có nhiều vận động viên trẻ tài năng như Nguyễn Thu Hà (Nam Định), Hán Thị Bích Thư, Dương Minh Hùng (Quân đội), Trần Minh Vân (Thái Nguyên), Bùi Thu Hà (Thanh Hóa)….
Xuất phát điểm thấp kém, tôi nhận ra nghèo là cái tội. Chẳng ai tôn trọng mình nếu mình nghèo hay thất bại cả. Kể cả nếu bạn tìm được người yêu thương mình thì chính họ hàng, bạn bè của người đó cũng coi thường bạn. Thế nên, 21 tuổi, tôi quyết định lên Hà Nội học liên thông và khởi nghiệp lại từ đầu. Tôi bắt đầu với hai bàn tay trắng theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Cũng trong thời gian đó, tôi yêu và tìm thấy cô gái của đời mình. Chúng tôi yêu nhau năm năm thì kết hôn. Giờ cũng được mười năm nên vợ, thành chồng.
Giờ về làng, tôi nhận được sự ngưỡng mộ của mọi người (ngoại trừ việc có thể họ chê vì ngoại hình của tôi không thay đổi). Tôi có vợ đẹp, con xinh, gia đình hạnh phúc. Nhà lầu, xe hơi tôi cũng có từ lâu. Tài sản tích lũy đủ để tôi sống hết phần đời còn lại. Tôi xây nhà ở quê và gửi tiền báo hiếu bố mẹ...
Giờ tôi thấy hài lòng với cuộc sống và cảm thấy đôi khi mình thật may mắn. Vì khó khăn như vậy đã cho tôi thêm động lực đủ lớn để quyết tâm thay đổi. Trong khi đó, bạn bè tôi đa phần đến giờ vẫn loay hoay cơm, áo, gạo, tiền. Thế nên, hãy ngừng tự ti và cố gắng vươn lên. Số phận của ta có thể không thay đổi được, nhưng hãy thay đổi những thứ ta đang có để tương lai tốt đẹp hơn".
Đồng tình với quan điểm cho rằng gia cảnh, ngoại hình không quyết định thành công của mỗi người, bạn đọc ThienDi bày tỏ: "Chồng và tôi quen nhau trong trường đại học. Tôi cao 1m62 và anh cũng vậy. Anh ngỏ lời yêu tôi khi vừa ra trường. Gia đình anh ở quê cũng chẳng khá giả gì khi mà cái máy tính tử tế để hỗ trợ công việc anh cũng không có, một chiếc xe máy cà tàng để đưa đón tôi cũng không. Tôi toàn qua đón anh, máy tính tôi ít dùng nên cũng cho anh mượn. Tôi biết anh không lợi dụng tôi, vì tôi đã quen anh hơn bốn năm trước khi nhận lời yêu và kết hôn.
Anh có đức tính tốt, rất có chí, giỏi giang trong công việc, bạn bè nể trọng. Lúc xin cưới, ba mẹ tôi không đồng ý vì thấy anh hình thức không có, gia cảnh không tốt và lại còn ở xa (anh người Bắc, tôi người Nam). Nhưng rồi, ba mẹ cũng không thắng được con cái. Sau năm năm kết hôn, giờ chúng tôi đã có đủ nhà, xe. Nói vậy để thấy gia cảnh và hình thức không quyết định tất cả. Bạn không nên mặc cảm mà hãy tự tin với những gì mình đang có".
>> Tự biến mình thành lọ lem để đỡ bị đố kỵ
Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nỗ lực vươn lên thay vì than vãn về nghịch cảnh, độc giả Đạt Nguyễn khẳng định: "Bạn có than trách, oán thán cuộc đời cũng chẳng ai quan tâm, nên dù xuất phát điểm thấp, bạn cũng chỉ còn cách cố gắng thôi. Khi đứng top trong lĩnh vực bạn làm thì mọi khuyết điểm mới lu mờ đi được. Nếu bạn năng lực đứng đầu công ty, thì dù có hơi gầy, hơi xấu, hơi lé, hoặc hơi gù... người ta cũng sẽ bỏ qua được hết. Còn nếu đã ngoại hình kém, năng lực lại yếu thì họ sẽ dìm bạn xuống bùn.
Tôi cũng từ làng quê nghèo, nhà năm miệng ăn nhưng chỉ được mấy thước ruộng. Lớp sáu, tôi còn phải đi dép đứt, dán quai lại để đi học. Đến lớp chín, tôi còn mặc áo khoác rách vá lại. Suốt 12 năm đi học, tôi chỉ có hai bộ đồ mới là đồng phục bắt buộc của trường cấp ba, còn lại đồ cũ đi xin hết. Tôi cũng tự ti, thích một cô gái nhưng cũng không dám nói, nhưng tôi cũng cố gắng để vươn lên.
Cấp hai, tôi làm lớp trưởng, thành tích đứng top của trường, thầy cô yêu quý. Lên cấp ba, tôi cũng làm cán bộ lớp, học ở mức khá của lớp chọn, trường điểm. Sau đó, tôi đậu đại học. Sau sáu năm ra trường đi làm, tôi kiếm được một triệu thì người khác đã kiếm được cả chục, trăm triệu đồng. Khi tôi cầm chục triệu trong tay thì xã hội toàn tiền tỷ, khi tôi có trăm triệu trong tài khoản thì đất đai giờ cũng lên giá chóng mặt.
Trước đây, cũng có lúc tôi than trách này nọ, mình không được ai hỗ trợ. Tôi nhận ra khi mình ngồi than vãn thì xã hội đang chạy vù vù, than thân chẳng được gì, nên tôi cố gắng nâng cao chuyên môn, năng lực, ít nhất cũng phải mức tốt ở chỗ đang làm. Giờ đây, tôi đã có vợ con, cũng hay đùa với vợ rằng hai đứa "môn đăng hộ đối" trong nghèo khó nên cùng phải phấn đấu".
" alt=""/>Vượt qua mặc cảm vừa xấu vừa nghèo