 chia sẻ những thôngtin thiết thực cho cha mẹ.</strong></p><p>Tết Nguyên đán, miền Bắc chìm trong giá rét nhưng các gia đình vẫn phải đưacon nhỏ về quê. Ốm vì lạnh, thay đổi môi trường là mối lo lớn nhất lúc này vìkhông phải ai cũng có điều kiện đi xế hộp. <br /><br />Theo PGS. BS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), rétđậm, rét hại khiến trẻ rất dễ bị ốm, đặc biệt trẻ dưới 5 tuổi. Do đó cha mẹ cầnđặc biệt chú ý giữ ấm cho con. Sau đây là những kinh nghiệm để cha mẹ chống rétcho con khi về quê xa:<br /><br /><strong>Chuẩn bị đồ chống rét</strong><br /><br />-Nên mặc cho trẻ để giữ nhiệt được nhiều tầng: Đầu tiên mặc một lớp quần áocotton bó sát để giữ ấm (và hút mồ hôi khi nóng). Độn thêm 2 – 3 áo mỏng (vừacản nhiệt, vừa có thể cởi dần ra dễ dàng). Mặc tiếp áo len giữ ấm, khoác áongoài dày (nên mặc áo khoác người lớn để ấm cả chân tay bé).<br /><br />-70% nhiệt lượng cơ thể thoát ra từ vùng mặt, đầu, lòng bàn chân, bàn tay, mỏ ác(thóp) và ngực, do đó cần khăn quàng cổ, đeo khẩu trang che mũi miệng, đội mũlen, đeo bịt tai... bảo vệ. Đi 2-3 lớp tất mỏng, giày ủng cao su chống ướt, bốtlông… để giữ ấm đùi, gan bàn chân.</p><table width=)
 |
ảnh minh họa |
-Nếu về nơi có điện nên dùng túi sưởi bỏ túi, máy sưởi mini khá hữu dụng.
Người ở phía Nam nắng ấm đi du lịch ra Bắc rét buốt cần mua đồ chống rét từ nhà,không nên tới nơi du lịch mới mua sẽ đắt và có thể bị nhiễm lạnh trước khi muađược đồ.
-Tiêm phòng bệnh mùa đông cho trẻ trước khi về quê.
-Chuẩn bị đầy đủ các thuốc chống cảm lạnh, cúm, sốt, nhức đầu vì thời tiết.
-Mang theo dầu gió, dầu gừng để chống rét kịp thời. Men tiêu hóa và thuốc trịtiêu chảy đề phòng trẻ đau bụng vì lạnh…
Về quê bằng xe máy nên để trẻ ngồi sau xe. Nên ấp mặt trẻ vào ngực mẹ cho ấm.Trẻ nhỏ nên dùng bỉm để tránh bị ướt, nhiễm lạnh khi đi vệ sinh. Sau 3-4 giờ cầnrửa bằng nước trà ấm, lau khô và đóng bỉm mới tránh hăm.
Dùng chăn, áo rộng ủ ấm cho con, nhưng không nên quấn chặt các loại chăn, áokhăn vì trẻ sẽ khó thở, thậm chí bị ngạt thở, dẫn đến tử vong.
Có thể dùng miếng dán tạo nhiệt dán vào lớp quần áo bó (vùng bụng, lưng, đùi),hoặc bít tất ở vùng gan bàn chân. Miếng dán giữ ấm cơ thể 10-15 giờ liên tục, antoàn, dễ sử dụng. Nhưng khi dùng cần thận trọng, nếu thấy nóng quá cần chuyển vịtrí miếng dán.
Không cởi quần áo cho trẻ ngay khi tới nơi
Về tới quê không nên cởi bớt quần áo cho trẻ ngay. Hãy đóng kín các cửa để tránhgió lùa, nhóm lửa sưởi (hoặc dùng máy sưởi) cho trẻ ấm lên rồi hãy cởi bớt đồcho trẻ. Khi phòng ấm cần sờ lưng trẻ, nếu thấy nhiều mồ thì lau khô, thay áongay để tránh bị nhiễm lạnh.
Không tắm lâu
- Đi đường bụi bẩn nhưng đừng tắm kỹ ngay cho trẻ. Chỉ nên rửa chân, tay, mặtmũi, thay quần áo nhanh và ủ ấm. Có thể dùng máy sưởi nhỏ, hoặc bóng đèn 200wsưởi, hoặc dùng máy sấy tóc để sưởi ấm đầu, cổ, chân tay, mông trẻ sau mỗi lầndùng nước sẽ giúp trẻ sạch và dễ chịu.
-Không nên cho trẻ tắm quá thường xuyên để tránh nhiễm lạnh.
Đi ngủ che chắn kỹ
Chỗ trẻ ngủ cần che chắn kín, có chăn đệm đủ ấm là tốt nhất. Nếu giường lạnh,hãy trải thêm chăn để tăng sinh nhiệt cho trẻ ấm hơn. Hoặc dùng máy sưởi, đệmnước nóng làm ấm chăn đệm hơn.
Nếu không hãy cho trẻ mặc áo len người lớn đi ngủ sẽ ấm và đêm trẻ trở mình cũngkhông bị hở bụng, lưng.
Thường xuyên kiểm tra thân nhiệt trẻ bằng cách sờ trán xem nóng hay lạnh để xửlý kịp thời.
Nếu ở quê đốt lửa, hoặc sưởi ấm bằng than cần lưu ý dặn dò trẻ cách tránh bỏng.Mở cửa thông khí để tránh tai nạn ngộ độc khí CO (do sưởi than tổ ong trong nhàkín), và các tai nạn sưởi lửa…
Về quê phải đi chơi, thăm họ hàng. Nhưng chỉ nên cho trẻ đi lúc 9-10h sáng, hoặc14 - 15 giờ chiều – là lúc nhiệt độ cao nhất trong ngày. Cho trẻ chơi ở nơi cókhông khí trong lành, sạch sẽ và thoáng. Tránh nơi quá nhiều cây cối, vì sẽ cảmthấy bị lạnh hơn. Chú ý canh trẻ chơi đùa, hoặc dặn trẻ lớn thấy toát mồ hôi làcần cởi áo, hoặc dùng khăn mềm lau mồ hôi để tránh bị cảm lạnh, viêm họng…
Tránh xa mầm mống gây bệnh, giảm cơ hội lây nhiễm, phòng chống cảm lạnh, bệnhtật bằng cách không tới các nơi công cộng, hội hè, đình đám… đông người.
Khi nào không nên cho trẻ ra ngoài
- Khi trẻ bị ốm, sốt, mệt mỏi. Hoặc những ngày nhiệt độ dưới 10 độ C, có gió cầntránh cho trẻ ra ngoài vì dễ bị cảm lạnh, ho, sốt...
Khi đi xe máy đường dài