Trường THPT Nguyễn Công Trứ (Ảnh: Hoài Nam).
Do đó, trường quyết định sẽ "phiên" (sang điểm, ký tên) toàn bộ các điểm số, kết quả trong 3 năm học của 2 em học sinh này từ học bạ cũ sang học bạ mới vào tháng 6 vừa qua.
Cô M.K, người ghi lời phê nói trên cũng nhìn nhận trong quá trình "phiên" chưa trao đổi lại với phụ huynh để nắm tình hình và có sự chủ quan khi ghi lời phê trong học bạ cho học sinh.
Được biết, 2 học sinh H.G. và em B.T. học ở lớp "mũi nhọn" của trường, lớp không có học sinh khá hay trung bình. Điểm trung bình cuối năm các môn học của hai học sinh này rất cao, đạt học lực giỏi và hạnh kiểm tốt.
Như Dân tríđã đưa tin, vào tháng 6 vừa qua, tại Trường THPT Nguyễn Công Trứ xảy ra sự việc nhà trường thay mới học bạ cho 2 học sinh H.G. và B.T. của lớp 12A9.
34 giáo viên gồm giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn của hai em học sinh này từ lớp 10 đến lớp 12 được điều động để "phiên" lại điểm từ học bạ cũ sang học bạ mới.
Nhà trường khẳng định không có chuyện sửa điểm của học sinh mà chỉ điều chỉnh lời phê của giáo viên chủ nhiệm phù hợp với năng lực của học sinh nhằm đảm bảo quyền lợi của các em.
" alt=""/>Cô giáo phê gì khiến 2 học sinh phải bỏ học bạ cũ, thay học bạ mới?Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Quân (Ảnh: Tuấn Anh)
Thứ trưởng Lê Quân cho biết, muốn hội nhập tốt phải lấy tiêu chuẩn quốc tế làm thang đo, từ đó đổi mới giáo dục nghề nghiệp. Với những tham chiếu quốc tế, tiêu chuẩn lao động quốc tế và thị trường lao động quốc tế, chúng ta sẽ nhìn thấy rõ hơn khoảng cách để từng bước hoàn thiện và hội nhập.
Trong quá trình ấy, ông Quân cho rằng, cũng có những vướng mắc khi áp dụng và triển khai.
“Người học khi tham gia vào các chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc tế, rào cản lớn nhất là vấn đề ngoại ngữ. Để vượt qua được rào cản này, chúng ta phải đầu tư cho các em gấp 2, gấp 3 lần”.
Ông cho rằng, nếu đòi hỏi thái quá về trình độ ngoại ngữ mà bỏ qua cái gốc là làm sao đào tạo ra người lao động có kỹ năng đáp ứng nhu cầu nghề nghiệp thì sẽ rất khó có được những người có năng lực.
Nhưng ngược lại, nếu quá tập trung vào kỹ năng nghề quá mà bỏ qua ngoại ngữ thì người học sẽ không có khả năng hội nhập.
Do vậy, theo ông cần phải vừa tiếp nhận, vừa điều chỉnh cho phù hợp.
“Khoảng năm 2000, chúng tôi đã phụ trách các chương trình đào tạo chuyển giao từ Pháp dành cho những sinh viên có trình độ ngoại ngữ còn hạn chế. Đây là thách thức rất lớn nhưng chúng tôi đã vượt qua bằng cách tổ chức đào tạo tăng cường cho các em.
Sau này khi tốt nghiệp, nhiều em đã đạt chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và được làm việc trong môi trường quốc tế. Nhiều em sau đó đã học tập tiếp ở nước ngoài. Đây là những đối tượng các trường đại học nước ngoài rất quan tâm để giới thiệu chương trình học tiếp”, ông Quân dẫn chứng.
Phải đào tạo nguồn nhân lực doanh nghiệp cần
Ông Quân cũng cho rằng, khi triển khai chương trình, bên cạnh việc đào tạo theo chuẩn quốc tế, chương trình cũng cần phải hướng đến sự phù hợp với thị trường Việt Nam.
“Không phải đào tạo nghề là cứ thế đi theo những chuẩn cứng. Chúng ta phải đào tạo đáp ứng nhu cầu thị trường nước ngoài, nhu cầu thị trường trong nước, nhu cầu của các doanh nghiệp, phù hợp với điều kiện của nhà trường và người học.
Nếu chúng ta đào tạo ra nhân lực mà doanh nghiệp Việt Nam không có nhu cầu, khi đó cũng là không phù hợp. Những chương trình đào tạo “duy lý trí” rất dễ rơi vào tình trạng tỉ lệ sinh viên nghỉ học, bỏ học rất cao”, ông Quân khuyến nghị.
Trao bằng tốt nghiệp cho sinh viên (Ảnh: Tuấn Anh)
Bên cạnh đó, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH cho rằng, mục tiêu đào tạo chất lượng cao không phải thể hiện ở việc đào tạo xong, các em ra nước ngoài làm hết. Đào tạo 100 em nhưng đến 70 em trở thành công dân nước ngoài, như thế là rất lãng phí.
“Công sức, ngân sách bỏ ra để đào tạo trước hết phải đóng góp mạnh vào việc tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước. Đó mới là sứ mệnh của chương trình”.
Khẳng định lại hướng đi đúng đắn của chương trình đào tạo này, Thứ trưởng Lê Quân nói: “Đến hôm nay, chúng ta có thể thở phào khi một lứa sinh viên đã hoàn thành chương trình. Tỉ lệ sinh viên theo học từ đầu vào đến đầu ra đạt 93%. Nhờ vào việc gắn chặt định hướng nghề nghiệp, tạo động lực cho các em học tập và cũng phải rất kiên nhẫn, chúng ta mới có thể đạt được thành tích này”.
Ông Vũ Xuân Hùng - Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy (Bộ LĐ-TB&XH) thông tin, theo thống kê của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, ngay sau khi tốt nghiệp từ tháng 11/2019 đến nay, đã có 477/724 sinh viên tốt nghiệp có việc làm, trong đó có 40 em đã đi làm việc hoặc đang hoàn thiện các thủ tục để đi làm việc ở nước ngoài như Mỹ, Canada, Pháp, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc. |
Trường Giang
-“Đào tạo nghề tại Việt Nam đã đến lúc phải hướng tới thực hiện song song 2 “nhà trường”. Một nhà trường gắn với giảng đường, nhưng một nhà trường thứ hai cũng quan trọng không kém, đó chính là doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp phải là một trường nghề”.
" alt=""/>“Mục tiêu đào tạo chất lượng cao không phải để các em ra nước ngoài làm hết”