Trong bức ảnh mới chia sẻ,ìnhluậnbóngđákhoedángnuộtnàsauthávideo bóng đá ngoại hạng anh hot girl bình luận bóng đá khiến người hâm mộ vô cùng bất ngờ khi khoe vóc dáng nuột nà, gợi cảm sau khi sinh con một tháng.
Trong bức ảnh mới chia sẻ,ìnhluậnbóngđákhoedángnuộtnàsauthávideo bóng đá ngoại hạng anh hot girl bình luận bóng đá khiến người hâm mộ vô cùng bất ngờ khi khoe vóc dáng nuột nà, gợi cảm sau khi sinh con một tháng.
GS Ngô Bảo Châu trò chuyện với học sinh, sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM.
Trước câu hỏi, giải một bài toán khó và hiểu một người phụ nữ thì cái nào dễ hơn, GS Ngô Bảo Châu chia sẻ cả hai đều khó.
Tuy nhiên bài toán hôm nay không hiểu, ngày mai có thể hiểu. Còn người phụ nữ thì hôm nay hiểu nhưng ngày mai có thể không hiểu. GS Ngô Bảo Châu chia sẻ, ông có may mắn có người vợ luôn chăm sóc và tôn trọng nghề nghiệp của mình bởi nghiên cứu về toán đôi lúc ông như một người tự kỷ, trong gia đình không muốn nói chuyện với ai.
GS Châu chia sẻ nhiều khi về nhà mặt cứ sệ xuống nhưng thực ra không có chuyện gì. Ông cho rằng đó có thể là một gánh nặng tâm lý rất là lớn, không dễ dàng khi có một ông cứ 'mặt nặng mày nhẹ'. Nhưng vợ ông rất thông cảm việc của chồng và các con cũng vậy. Dù không phải là người học toán, cũng không hiểu những việc ông đang làm nhưng rất tôn trọng công việc của chồng. Đó là chỗ dựa vững chắc cho ông nghiên cứu khoa học.
![]() |
Ảnh: Ngô Tùng |
Với câu hỏi: Giáo sư có phải là người giỏi cân bằng mọi thứ trong cuộc sống không, hoặc thầy có khoảnh khắc lười trong ngày không? Nếu có thầy đã làm thế nào để vực dậy khỏi cơn lười đó, GS Ngô Bảo Châu nói không rõ mình có giỏi về việc cân bằng mọi thứ không, nhưng thực tế có rất nhiều khoảnh khắc mình bị mất cân bằng.
"Những thứ tôi quan tâm chủ yếu là toán học, triết học, văn học,… - những điều tôi cho rằng có lẽ làm cho cuộc sống thú vị hơn. Tuy nhiên, suy nghĩ của tôi là chúng ta không thiếu thời gian, chúng ta chỉ thiếu tập trung. Việc lười thì ai cũng lười cả. Nhưng càng lớn tuổi, tôi càng cảm thấy phải có nhiều trách nhiệm và cố gắng hoàn thành trách nhiệm của mình. Điều đó là động lực để tôi thoát khỏi cơn lười".
![]() |
Trả lời câu hỏiKhó khăn lớn nhất trong nghiên cứu là gì,GS Ngô Bảo Châu cho rằng khi làm khoa học luôn có những điều khó khăn khác nhau. Nhưng khó khăn lớn nhất là luôn phải tự làm mới mình. Lúc bắt đầu, mình cần phải trang bị một số kiến thức – thứ vũ khí tư duy để có thể giải quyết một số bài toán.
Sau một thời gian các bài toán tồn tại đã giải quyết được hết thì cần tiếp tục phải đi tìm ra những bài toán mới với mức độ càng ngày càng khó hơn. Do đó, bản thân người làm nghiên cứu luôn phải tự làm mới và thay đổi bản thân mình. Đây quả thực là điều rất khó trong làm khoa học.
'Chuyện bế tắc trong khoa học, tôi nghĩ là điều bình thường. Khi làm nghiên cứu, trên 90% khoảng thời gian là bế tắc trước khi có những đột phá hiếm hoi. Nhưng đó sẽ là phần thưởng rất lớn trên con đường khoa học'.
Cho nên, GS Châu nói những nhà nghiên cứu trẻ không nên quá lo lắng khi bị bế tắc trong khoa học. Khi bị bế tắc, rất có thể là do chúng ta chưa hiểu tường tận vấn đề, hiểu một cách rạch ròi và chính xác. Khi chưa làm được điều đó, chúng ta không có hy vọng giải quyết được những bài toán khó.
Ngoài ra, bế tắc cũng có thể là do chúng ta đang thử cách giải quyết bài toán bằng những công cụ, phương pháp của những người đi trước đã thử rồi, cho nên khả năng bế tắc cũng rất cao. Do đó, cần phải tìm kiếm thứ vũ khí tư duy mới, khác với những người đã từng thử sức với bài toán đó thì mới có thể đi tới đột phá.
Ở Việt Nam, vấn đề nghiên cứu chuyên sâu khá khó khăn. Liệu sinh viên có cơ hội và động lực nào để có thể phát triển theo con đường nghiên cứu định hướng chuyên sâu không?
Trả lời câu hỏi này, GS Châu nói ông nghĩ điều kiện nghiên cứu khoa học ở Việt Nam vẫn còn rất nhiều khó khăn dù đã tốt hơn nhiều so với trước đây. Đặc biệt, đối với những lĩnh vực chuyên sâu, để có được những nghiên cứu chất lượng tốt đòi hỏi sự nỗ lực, sự can đảm và sự đầu tư rất lớn.
Ông Châu khuyên sinh viên nên tham gia vào một nhóm nghiên cứu nào đó, có một người thầy dẫn dắt đủ tốt. Người này sẽ đưa cho bạn những vấn đề, bài toán để mình nghiên cứu.
"Tôi không nghĩ rằng một sinh viên có thể tự tìm ra một bài toán nào đó vì điều này thuộc về vấn đề chuyên nghiệp. Do đó, việc tham gia vào một nhóm nghiên cứu nào là điều quan trọng nếu bạn muốn theo đuổi một vấn đề chuyên sâu".
Phương Chi
"Có những người xuất sắc, khiến chúng ta cảm thấy choáng ngợp khi gặp họ nhưng ngược lại, họ rất nhẹ nhàng với mọi người, rất dễ gần và dễ chịu...", GS Ngô Bảo Châu nói về một cái tên mà ông ngưỡng mộ trong nghề: GS Phan Đình Diệu.
" alt=""/>GS Ngô Bảo Châu: Có nhiều khoảnh khắc tôi bị mất cân bằngTôi làm con dâu của mẹ từ giữa năm 2020. Nhưng sau khi cưới, tôi sống cùng chồng ở Hà Nội còn mẹ vẫn ở quê. Đợt này nghỉ sinh con, tôi mới về sống với mẹ.
Mẹ chăm sóc tôi và cháu rất kỹ. Suốt mấy tháng trời ở cữ, mẹ không cho tôi động tay làm bất cứ việc gì. Nghe mọi người mách món gì ngon, mẹ đều lùng mua để bồi bổ cho tôi.
Tôi sinh nở khó khăn, sau sinh lại không được ở gần chồng và bố mẹ đẻ nhưng mẹ đã giúp tôi xóa nhòa ranh giới mẹ chồng nàng dâu. Tôi coi mẹ như mẹ đẻ của mình, coi nhà của mẹ như nơi tôi được sinh ra. Thế nhưng, có một việc xảy ra gần đây khiến tôi bỗng ngại ngùng, khó xử.
Khoảng 10 ngày nay, mỗi ngày tôi đều thấy một người đàn ông trạc tuổi mẹ đến chơi. Có hôm, ông ấy mang cho mẹ mớ rau, con cá. Có hôm ông lại cùng mẹ dọn mảnh vườn trước cửa nhà.
Mẹ bảo, đó là anh họ của bố chồng tôi. Ông rất quý gia đình tôi nên sau khi bố chồng tôi mất, ông qua lại nhiều hơn để giúp đỡ 4 mẹ con. Mấy tháng vừa rồi, ông đi thăm con rồi kẹt lại vì dịch bệnh. Nay ông được về quê nên mới đến chơi.
Qua ánh mắt và cử chỉ, tôi thấy mẹ rất quý người đàn ông ấy. Nhưng tôi chỉ nghĩ mẹ vốn sống tình cảm. Cho đến một hôm, tôi ngủ trưa dậy và vào phòng mẹ thì bắt gặp người đàn ông kia đang ở đó.
Ông ngồi trên giường và chải tóc cho mẹ. Cử chỉ của ông dành cho mẹ rất nhẹ nhàng. Mẹ tôi thì cười đầy hạnh phúc... Giây phút phát hiện ra tôi, tất cả đều đỏ mặt. Tôi phải vờ như không thấy gì rồi nhanh chóng rời đi.
Sau hôm đó, mẹ có phần tránh mặt tôi. Tôi gặp mẹ cũng không thấy tự nhiên nữa. Tôi đã hỏi chồng về người đàn ông ấy nhưng chồng tôi cũng khẳng định đó là bác họ của anh. Cách nói của anh có vẻ không biết gì về mối quan hệ thực sự của mẹ và bác.
Tôi cũng khéo léo dò hỏi chồng về việc để mẹ đi tìm hạnh phúc riêng vì mẹ anh năm nay mới 60 tuổi. Thế nhưng anh không thích. Anh nói, mẹ đã ở vậy bao nhiêu năm, giờ đi lấy chồng khác nào "bôi tro trát trấu" vào mặt con cháu.
Chị chồng tôi cũng không vui khi tôi đùa sẽ "mai mối cho mẹ". Vì vậy, tôi không dám nói gì thêm. Nhưng mỗi khi thấy mẹ một mình, tôi lại nhớ đến ánh mắt và nụ cười của mẹ khi ở cạnh người đàn ông ấy. Lúc ấy, tôi lại nghĩ mình phải làm điều gì đó.
Tôi có nên thuyết phục chồng và các anh chị chồng để mẹ đi tìm hạnh phúc riêng hay cứ coi như không biết chuyện tình thầm kín của mẹ?
Xin mọi người cho tôi lời khuyên.
Độc giả Lê Hoàn
Cho đến ngày hôm nay tôi mới hiểu ra, thứ gọi là tình yêu chân tình bao năm qua thật ra đều là giả dối.
" alt=""/>Về quê ở cữ, nàng dâu đỏ mặt thấy cảnh trong phòng ngủ của mẹ chồng