Theo yêu cầu của Sở GD-ĐT TP.HCM, giáo viên, đơn vị dạy thêm phải cáo cáo đầy đủ các thông tin pháp lý như, họ tên người dạy thêm, điện thoại di động của người được cấp phép, chức vụ đơn vị, điện thoại bàn nơi tổ chức dạy thêm - học thêm…
![]() |
Ảnh Đinh Quang Tuấn |
Địa chỉ người dạy thêm và địa chỉ nơi dạy thêm phải khai báo tỷ mỉ về số nhà, đường, phố, phường, quận huyện nơi tổ chức. Giáo viên dạy thêm và các đơn vị phải báo cáo cụ thể số môn dạy thêm, đối tượng đang học, cơ sở phát hành tài liệu và thời gian biểu.
Các đơn vị tổ chức dạy thêm phải báo cáo cụ thể tổng số và danh sách giáo viên tham gia dạy, trong đó đề cập đến số lượng giáo viên trường công lập đang tham gia giảng dạy (có giấy đồng ý của hiệu trưởng quản lý) và số lượng giáo viên trường công lập đang tham gia giảng dạy nhưng chưa có giấy đồng ý của hiệu trưởng quản lý.
Giáo viên dạy thêm phải kê khai thu nhập tối thiểu và thu nhập tối đa/ tháng.
Sở yêu cầu trưởng phòng GD-ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục, các tổ chức, cá nhân có tổ chức dạy thêm, học thêm thực hiện báo cáo nghiêm túc.
Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên có trách nhiệm yêu cầu cơ sở giáo dục, các tổ chức, cá nhân có tổ chức dạy thêm, học thêm (nơi giáo viên đang tham gia dạy thêm) thực hiện báo cáo.
Đối với các tổ chức, cá nhân được UBND quận, huyện ra quyết định cho phép tổ chức dạy thêm, học thêm phải báo cáo trực tuyến cho Sở và báo cáo cho các đơn vị đã cấp phép.
Lê Huyền
" alt=""/>Yêu cầu giáo viên báo cáo thu nhập dạy thêmThực tế, tăng trưởng là chủ đề quan trọng trong danh sách thương hiệu giá trị nhất thế giới năm nay của Kantar. Kantar đo lường bằng cách kết hợp cách nhìn nhận của người tiêu dùng và hiệu quả tài chính. 100 thương hiệu giá trị nhất ghi nhận trị giá tăng lên 8,3 nghìn tỷ USD, tăng 20% so với năm 2023.
Trong số 10 thương hiệu hàng đầu, bao gồm Google, Microsoft, Amazon, chỉ có Tencent của Trung Quốc bị sụt giảm giá trị (4%). Google xếp thứ hai với giá trị 753 tỷ USD, Microsoft thứ ba với 713 tỷ USD. Giữa cơn sốt trí tuệ nhân tạo, giá trị thương hiệu của nhà sản xuất chip AI Nvidia tăng 178%, “leo” 18 bậc lên hạng 6.
Nhà phân tích Dan Ives của hãng chứng khoán Wedbush đánh giá:“Nvidia, dưới sự dẫn dắt của ‘bố già’ AI Jensen Huang và tác giả của cuộc cách mạng AI, hiện là một thương hiệu của mọi nhà vì chip GPU là dầu và vàng mới của giới công nghệ”.
Đầu tuần này, Apple công bố hệ điều hành iOS 18, iPadOS 18 và các tính năng AI mới mang tên Apple Intelligence, dự kiến kích hoạt chu kỳ nâng cấp iPhone mới của khách hàng và đảo ngược xu hướng bán hàng sụt giảm. Theo hãng nghiên cứu Counterpoint, Apple liên tục cung cấp các sản phẩm, dịch vụ gây tiếng vang với người tiêu dùng, tạo ra nền tảng người hâm mộ thương hiệu mạnh mẽ.
Kantar cho biết nghiên cứu của họ dựa trên hơn 4,3 triệu phỏng vấn với khách hàng trong 532 danh mục và 21.000 thương hiệu khác nhau tại 54 thị trường.
(Theo Adweek)
" alt=""/>Giá trị thương hiệu Apple vượt 1 nghìn tỷ USDTrường ĐH Hà Nội
Năm 2020, Trường ĐH Hà Nội tuyển sinh ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (dạy bằng Tiếng Anh) gồm hệ thường và chất lượng cao với chỉ tiêu tuyển sinh lần lượt là 100 và 50.
Ngoài ra, Trường ĐH Hà Nội còn liên kết với Trường ĐH IMC Krems (Áo) đào tạo ngành Quản trị Du lịch và Lữ hành với chỉ tiêu tuyển sinh là 69.
Năm ngoái, điểm trúng tuyển vào ngành này của trường là 32,2, trong đó Tiếng Anh nhân đôi.
Năm nay, mức học phí được trường công bố là 480 nghìn đồng/tín chỉ. Đối với hệ chất lượng cao, mức học phí là 1,3 triệu đồng/tín chỉ. Học phí các chương trình liên kết với nước ngoài được xét theo quy định riêng.
Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội)
Năm 2020, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn tuyển sinh ngành Quản trị du lịch và lữ hành và ngành Quản trị khách sạn với chỉ tiêu lần lượt là 90 và 75 với các khối A01,D01,D78. Điểm trúng tuyển năm ngoái dao động từ 19,25- 24,25 theo từng tổ hợp xét tuyển.
Năm nay, hai ngành Quản trị du lịch và lữ hành và Quản trị khách sạn có cùng mức học phí 11,7 triệu đồng/năm, tương đương 270 nghìn đồng/tín chỉ.
Trường ĐH Văn hóa Hà Nội
Năm 2020, Trường ĐH Văn hóa Hà Nội tuyển sinh 2 ngành là Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành với 150 chỉ tiêu và ngành Du lịch với 420 chỉ tiêu (gồm các chuyên ngành Văn hóa du lịch với 200 chỉ tiêu; Lữ hành, hướng dẫn du lịch với 110 chỉ tiêu, Hướng dẫn du lịch quốc tế với 110 chỉ tiêu).
Điểm trúng tuyển các ngành này năm 2019 dao động từ 21-26 điểm tùy từng tổ hợp xét tuyển.
Năm nay, mức học phí đối với sinh viên đại học chính quy được trường đưa ra là 247,2 nghìn đồng/tín chỉ.
Trường ĐH Kinh tế quốc dân
Năm 2020, Trường ĐH Kinh tế quốc dân tuyển sinh hai ngành thuộc nhóm Du lịch - Khách sạn gồm Quản trị khách sạn và Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành với chỉ tiêu lần lượt là 60 và 120. Năm ngoái, điểm trúng tuyển vào ngành Quản trị khách sạn là 25,4 và Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành là 24,85 điểm.
Năm học 2020-2021, học phí ngành Du lịch - Khách sạn tại Trường ĐH Kinh tế quốc dân từ 14-19 triệu đồng/năm.
Trường ĐH Thương mại
Năm học 2020-2021, ngành Quản trị khách sạn, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành của Trường ĐH Thương mại tuyển chỉ tiêu lần lượt là 250 và 150. Năm 2019, điểm trúng tuyển vào ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành là 23 điểm và Quản trị khách sạn là 23,2 điểm.
Về mức thu học phí đối với chương trình đại trà trong năm học 2020-2021 là 15,75 triệu đồng/ năm. Học phí của chương trình chất lượng cao được trường quy định là hơn 30 triệu đồng/ năm.
Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội
Năm 2020, chỉ tiêu các ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị khách sạn của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội lần lượt tuyển tuyển 180, 120 sinh viên. Điểm trúng tuyển năm ngoái của ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành là 20,02 điểm và Quản trị khách sạn là 20,85 điểm.
Học phí các chương trình đào tạo chính quy năm ngoái của trường là 17,5 triệu đồng/năm. Những năm tiếp theo tăng không quá 10%.
Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM)
Năm 2020, ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành tuyển 105 sinh viên với 3 tổ hợp là C00, D01 và D14. Năm 2019, ngành này của trường lấy điểm chuẩn là 25,5, cao nhất trong các ngành và chuyên ngành đào tạo của trường.
Về mức học phí hệ đại trà, trường quy định học sinh phải đóng 204 nghìn đồng/tín chỉ. Mức học phí này có thể tăng tối đa 10% một năm.
Trường ĐH Văn hóa TP.HCM
Năm 2020, Trường ĐH Văn hóa TP.HCM tuyển sinh ngành Du lịch với 50 chỉ tiêu và ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành với hai chuyên ngành Hướng dẫn du lịch, Quản trị du lịch, tổng 100 chỉ tiêu. Điểm trúng tuyển năm ngoái của hai ngành này lần lượt là 20 và 21,25 điểm.
Trường ĐH Văn hóa TP.HCM thu học phí theo tín chỉ. Học phí một năm đối với các ngành, chuyên ngành đào tạo về du lịch là 11,7 triệu đồng.
Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM
Năm 2020, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM tuyển sinh 3 ngành là Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành với 120 chỉ tiêu, ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống với 115 chỉ tiêu, ngành Quản trị khách sạn (ngành mới) với 50 chỉ tiêu. Tổ hợp xét tuyển của trường là A00, A01, D01, D10.
Năm ngoái, điểm chuẩn ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành là 18 điểm, ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống là 20 điểm.
Học phí của Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM được tính theo tín chỉ với định mức là 564 nghìn đồng/tín chỉ lý thuyết và 735.000/tín chỉ thực hành. Học phí một năm học dao động khoảng từ 18-20 triệu đồng.
Trường ĐH Tài chính – Marketing
Năm 2020, Trường ĐH Tài chính – Marketing tuyển sinh ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành gồm các chuyên ngành Quản trị lữ hành và Quản trị tổ chức sự kiện với 140 chỉ tiêu; ngành Quản trị khách sạn chuyên ngành Quản trị khách sạn với 180 chỉ tiêu; ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống chuyên ngành Quản trị nhà hàng với 180 chỉ tiêu.
Điểm chuẩn vào ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành năm 2019 là 21,67 điểm; ngành Quản trị khách sạn là 22,3 điểm; Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống là 21,2 điểm.
Theo đề án tuyển sinh năm 2020 của Trường ĐH Tài chính – Marketing, học phí chương trình đặc thù các ngành Quản trị khách sạn, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành là 22 triệu đồng/năm.
Trường ĐH Kinh tế TP.HCM
Năm 2020, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM đào tạo hai ngành thuộc nhóm Du lịch - Khách sạn là Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, chuyên ngành quản trị lữ hành và Quản trị khách sạn gồm hai chuyên ngành Quản trị khách sạn, Quản trị sự kiện và dịch vụ giải trí. Tổng chỉ tiêu của hai ngành là 300.
Năm ngoái, điểm chuẩn của hai ngành này dao động từ 23,9-24,4 điểm.
Trường thu học phí theo tín chỉ, trung bình một năm khoảng 20,5 triệu đồng đối với chương trình đào tạo đại trà.
Khoa Du lịch (Đại học Huế)
Năm 2020, tổng chỉ tiêu tuyển sinh của Khoa Du lịch năm 2020 là 1.410 chỉ tiêu, trong đó có 690 chỉ tiêu đào tạo theo cơ chế đặc thù của Bộ GD-ĐT với 4 ngành gồm Du lịch, Quản trị khách sạn, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống; Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; và 50 chỉ tiêu tuyển sinh ngành đào tạo mới Quản trị du lịch và khách sạn.
Mức điểm chuẩn của các ngành này dao động từ 15,5-18 điểm. Học phí được trường đưa ra là 385 nghìn đồng/tín chỉ.
Trường ĐH Kinh tế (ĐH Đà Nẵng)
Năm 2020, Trường ĐH Kinh tế (ĐH Đà Nẵng) tuyển 181 sinh viên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (chuyên ngành Quản trị kinh doanh du lịch, Quản trị sự kiện), 170 em ngành Quản trị khách sạn. Điểm chuẩn hai ngành này năm ngoái là là 22,25 và 23.
Năm học 2020-2021, học phí chuyên ngành Quản trị sự kiện là 16,5 triệu đồng, còn lại 19,5 triệu đồng.
Trường ĐH Cần Thơ
Năm 2020, Trường ĐH Cần Thơ tuyển sinh ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành khối A00, A01, D01, C02 với 160 chỉ tiêu. Điểm chuẩn vào ngành này năm ngoái là 21 điểm.
Năm học 2020-2021, mức học phí được trường quy định là 11,7 triệu đồng/ tháng.
Trường ĐH Tôn Đức Thắng
Ngành Quản trị kinh doanh, chuyên ngành Quản trị Nhà hàng - Khách sạn năm 2020 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng tuyển 80 sinh viên chương trình tiêu chuẩn, 140 chương trình chất lượng cao và 40 cho chương trình học bằng Tiếng Anh. Điểm chuẩn năm ngoái của ngành này dao động từ 24-32,5 điểm.
Ngoài ra, ngành Việt Nam học gồm hai chuyên ngành Du lịch và Lữ hành, Du lịch và Quản lý du lịch cũng tuyển 190 chỉ tiêu. Riêng chuyên ngành Du lịch và Quản lý du lịch tuyển thêm 140 sinh viên hệ chất lượng cao, 20 em học chương trình bằng Tiếng Anh. Năm ngoái, điểm trúng tuyển ngành Việt Nam học dao động từ 25,25-31 điểm.
Học phí năm 2020-2021 đối với chương trình tiêu chuẩn trung bình 18,5 triệu đồng, chất lượng cao 16,5 triệu đồng, học bằng Tiếng Anh 26,4 triệu đồng.
Thúy Nga
Bộ GD-ĐT đã công bố mẫu Phiếu đăng ký dự thi (ĐKDT) tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào ĐH, CĐ năm 2020. Dưới đây là hướng dẫn của Bộ về cách ghi phiếu.
" alt=""/>Học phí nhóm ngành Du lịch, Nhà hàng, Khách sạn